Hình phạt cải tạo không giam giữ theo phápluật hình sự Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 38 - 40)

1..2.2 So sánh hình phạt cải tạo không giam giữ với tha tù trước thời hạn có điều kiện

1.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ theo phápluật hình sự một số nước

1.3.1. Hình phạt cải tạo không giam giữ theo phápluật hình sự Nga

Bộ luật Hình sự của Liên Bang Nga có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 1996 quy định: "Hình phạt có mục đích lập lại sự công bằng xã hội, cũng như cải tạo người bị kết án và phòng ngừa tội phạm mới". [52]

Bộ luật hình sự Nga không có quy định cụ thể nào mang tên hình phạt cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 53 Bộ luật hình sự Liên bang Nga có ba loại hình phạt mà nội dung của chúng có những điểm

tương tự với hình phạt cải tạo không giam giữ trong hệ thống hình phạt Việt Nam. Đó là các hình phạt: Làm việc bắt buộc, lao động cải tạo và hạn chế tự do. Cụ thể:

Một là, gần giống nhất với hình phạt cải tạo không giam giữ của Việt Nam chính

là phạt lao động cải tạo. Theo đó, người bị kết án không bị tách biệt khỏi xã hội, được thụ án tại nơi làm việc. Trong thời hạn lao động thực hiện bản án, họ bị khấu trừ nhất định một phần tiền công tương đương từ 5% đến 20% thu nhập để sung vào quỹ Nhà nước. Thời hạn thực hiện lao động cải tạo là từ hai tháng đến hai năm.

Hai là, hình phạt làm việc bắt buộc. Bản chất của hình phạt là: Ngoài việc

thực hiện làm việc theo giờ hành chính, họ buộc phải lao động thêm ngoài giờ do cơ quan, chính quyền địa phương theo dõi và không được trả công. Xét theo bản chất thì hình phạt làm việc bắt buộc của Nga giống hình phạt cải tạo không giam giữ của Việt Nam ở chỗ buộc người phạm tội phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định nhưng không cách ly họ ra khỏi cuộc sống xã hội, vẫn cho họ một cơ hội sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu như cải tạo không giam giữ theo Bộ luật hình sự Việt Nam không có nội dung công việc cụ thể và không có đòi hỏi cụ thể về nghĩa vụ của người bị kết án, thì theo luật hình sự Nga quy định cụ thể một công việc không được trả tiền và làm ngoài giờ lao động chính của người bị kết án, việc làm ngoài giờ này có thời hạn từ 60 giờ đến 240 giờ và không được quá 04 giờ trong một ngày. Tuy nhiên, hình phạt lao động cải tạo này không được áp dụng đối với các đối tượng sau: người tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới tám tuổi, và cũng không được áp dụng với đàn ông trên 60 tuổi, phụ nữ trên 55 tuổi, và đối với những người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ba là, hình phạt hạn chế tự do ở Nga. Bản chất của hình phạt này chính là:

Tổ chức cầm quyền lập ra một nơi tách biệt để đưa người phạm tội đến sinh sống và giám sát một cách nghiêm ngặt. Những đối tượng bị áp dụng hình phạt hạn chế tự do chính là: Những người phạm tội vô ý và thời hạn bị kết án là từ một năm đến năm năm. Hình phạt hạn chế tự do không áp dụng với với các đối tượng sau: người tàn tật, đối với đàn ông trên 60 tuổi, đối với phụ nữ trên 55 tuổi, đối với phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 8 tuổi.

Điểm khác biệt giữa hình phạt hạn chế tự do của Nga với hình phạt cải tạo không giam giữ của nước ta là pháp luật hình sự Nga quy định phải bắt được người phạm tội ở ngay tại hiện trường. Nguyên nhân được cho là nhằm mục đích giữ những người bị giám sát này, nhưng đó không phải là trại giam và do đó hình phạt này không phải là tù có thời hạn vì tù có thời hạn là cách ly người bị kết án khỏi xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)