Quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ theo Bộ luật hình sự 1999

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 50 - 60)

1..2.2 So sánh hình phạt cải tạo không giam giữ với tha tù trước thời hạn có điều kiện

2.1. Lịch sử hình thành hình phạt cải tạo không giam giữ trong phápluật hình sự

2.1.3. Quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ theo Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự năm 1999, trên cơ sở kế thừa Bộ luật hình sự năm 1985 đã có những sửa đổi cơ bản, toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, đồng thời cũng thể hiện bước tiến bộ mới trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta.

Ở bộ luật hình sự 1999, hình phạt cải tạo không giam giữ tiếp tục trở thành một trong những hình phạt chính, nằm giữa hình phạt tù và hình phạt tiền, cảnh cáo. Điều 31 bộ luật hình sự năm 1999 ghi nhận những thay đổi về nội dung của hình phạt này như sau:

“1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với

người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.”[30]

Sự khác biệt về hình phạt cải tạo không giam giữ ở hai bộ luật hình sự 1999 và bộ luật hình sự 1985 được thể hiện qua:

- Về phạm vi áp dụng hình phạt: Bộ luật hình sự 1999 có phạm vi áp dụng rộng hơn rất nhiều so với bộ luật hình sự 1985. Cụ thể, hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của bộ luật hình sự 1999 không chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng mà áp dụng cả với người phạm tội nghiêm trọng. Tất nhiên, giữa hai bộ luật thì tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng đã được thay đổi ít nhiều. Nếu như trong bộ luật hình sự 1985 quy định về tội phạm nghiêm trọng như sau: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng” thì đến bộ luật hình sự

1999 lại cho rằng tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù.

Như vậy, về mặt câu chữ, mặc dù hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự hiện hành được áp dụng với cả tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng, nhưng về mặt thực tế lập pháp và áp dụng pháp luật, hình phạt này theo Bộ luật 1985 được áp dụng với người phạm tội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy tối đa là 5 năm tù, theo Bộ luật Hình sự 1999 được áp dụng với người phạm tội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là 7 năm tù.

Sự thay đổi này cho thấy các nhà làm luật rất chú trọng đến mục đích cải tạo và giáo dục trong công tác phòng chống tội phạm. Hình phạt này ngày càng được các nhà làm luật quan tâm và phát huy.

Một điểm khác biệt nữa của bộ luật hình sự 1999 so với bộ luật 1985 nữa là: Tại điều 47 của bộ luật hình sự 1999 có quy định: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”[30]

Có nghĩa là, Toà án có quyền quyết định một hình phạt chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, cho nên, phạm vi áp dụng của hình phạt cải tạo không giam giữ không chỉ dừng lại trong các cấu thành tội phạm đề cập cụ thể trong bộ luật, mà còn có thể mở rộng ra tất cả các cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

- Về thời hạn áp dụng hình phạt:

Đến bộ luật hình sự năm 1999, thời gạn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định dài hơn so với bộ luật hình sự năm 1985, kéo dài từ sáu tháng đến ba năm. Việc điều luật quy định kéo dài thời gian cải tạo không giam giữ tối đa là ba năm cho phép tòa án linh hoạt hơn trong việc quyết định mức hình phạt, góp phần trừng trị thích đáng kẻ phạm tội, làm giảm mức độ chênh lệch khả năng trừng trị, giáo dục giữa phạt tù và các hình phạt không phải phạt tù.

Còn một sự khác biệt đáng khích lệ của bộ luật hình sự 1999 so với bộ luật hình sự 1985 đó là, theo quy định tại khoản 2 Điều 31 bộ luật hình sự 1999 quy định: “Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ”. Nếu như ở bộ luật hình

sự năm 1985 chỉ quy định khấu trừ thời gian tạm giam vào thời hạn cải tạo không giam giữ thì đến bộ luật hình sự 1999, nhà làm luật đã phát hiện và kịp thời điều chỉnh thêm cả thời gian tạm giữ.”[30]

- Về điều kiện áp dụng hình phạt:

Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, Bộ luật Hình sự 1985 được coi là thiếu xót khi chỉ quy định một điều kiện áp dụng duy nhất là người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng. Để kịp thời sửa chữa, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao phải tiếp tục phải hướng dẫn về điều kiện áp dụng hình phạt này thông qua các văn bản hướng dẫn mang tính chất ngành. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra thiếu sót này và đề nghị đưa các quy định về điều kiện áp dụng ghi nhận trong nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao vào quy định thành chế tài của luật. Bộ luật Hình sự 1999 thực hiện sửa đổi theo ý kiến đó, bổ sung thêm các điều kiện sau: “Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.” Những quy định cụ thể

này đã tạo ra hành lang chặt chẽ để việc áp dụng luật của cơ quan tố tụng được chính xác và minh bạch hơn, giảm thiểu tối đa hiện tượng mua tội.

Theo Nghị định số 60/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì việc quản lý, giám sát người bị kết án cải tạo không giam giữ được giao cho:

“1. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị kết án, nếu người đó là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

2. Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người bị kết án là quân nhân, công nhân quốc phòng;

3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người bị kết án là người lao động làm công ăn lương;

4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú, nếu người đó không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này”[8]

Tùy vào điều kiện hiện tại của người bị kết án mà Tòa án sẽ giao cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp người bị kết án là lao động tự do không thuộc một cơ quan, tổ chức nào thì theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 60 người bị kết án sẽ được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Đối với người bị kết án là quân nhân, công nhân viên quốc phòng thì Tòa án sẽ giao cho đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên. Những quy định này là hết sức phù hợp, những cơ quan, tổ chức càng gần gũi với người bị kết án bao nhiêu thì sẽ càng có điều kiện giám sát, giáo dục người bị kết án tốt lên bấy nhiêu.

Với bộ luật hình sự 1999, cũng là lần đầu tiên nhà làm luật đưa quy định trách nhiệm của gia đình người bị kết án cải tạo không giam giữ vào thành điều luật cụ thể. Theo đó gia đình người bị kết án nói trên phải phối hợp với cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương trong việc tiến hành giám sát, giáo dục người bị kết án đó. Gia đình chính là nơi sinh ra, lớn lên và trưởng thành của mỗi người. Dấu ấn gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, tính cách và hành vi con người. Đề cao nghĩa vụ của gia đình trong hoạt động giám sát kiểm tra người bị kết án, vô hình chung, pháp luật đã giúp người bị kết án cảm nhận được cuộc sống xã hội, duy trì được mối dây liên hệ giữa mình và điều thiện. Quy định về nghĩa vụ của gia đình trong việc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát, cải tạo người bị kết án, luật hình sự đã tạo điều kiện để người bị kết án có môi trường rèn luyện và hòa nhập tốt với xã hội.

Điều 4 Nghị định 60/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2000 về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ về cải tạo không giam giữ, bao gồm:

“1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

2. Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong đó nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục mình

3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú;

4. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ;

5. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);

6. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

7. Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình trước tập thể nơi mình làm việc, học tập, cư trú;

8. Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

9. Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu; 10. Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú:

a, Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

b, Nếu là người đang học tập làm việc tại cơ sở giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

c, Nếu là người được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d, Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 10 Điều này, nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú quy đêm thì khi đến nơi phải trình báo nay và nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.”[8]

Quyền của người bị kết án cũng được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 60 nói trên, bao gồm:

“1. Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng,

người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm.

2. Người bị kết án là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo: nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở đó thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

3. Người bị kết án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú trước khi phạm tội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống.

4. Người bị kết án thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định hiện hành.

5. Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian chấp hành hình phạt cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hành hình phạt được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.

Người bị kết án có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi mình làm việc hoặc cư trú xem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)