Quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ trước khi ban hành Bộ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 44 - 45)

1..2.2 So sánh hình phạt cải tạo không giam giữ với tha tù trước thời hạn có điều kiện

2.1. Lịch sử hình thành hình phạt cải tạo không giam giữ trong phápluật hình sự

2.1.1. Quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ trước khi ban hành Bộ luật

hình sự 1985

Hình phạt cải tạo không giam giữ được đề cập đến lần đầu tiên trong Nghị quyết Số: 6-LCT/HĐNN7 Nghị quyết quy định một số điểm về việc thi hành luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1981. Khoản 1 Điều 69 Luật này quy định: “Người nào đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện thì tuỳ mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính, bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Phạm tội trong thời chiến hoặc có tình tiết tăng nặng khác thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”[9].

Ngày 30/06/1982, hình phạt cải tạo không giam giữ lại được gọi tên ở Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Cụ thể ở khoản 1 Điều 6 của pháp lệnh: “Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp”.[10]

Mặc dù đã có sự quan tâm đến hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng vai trò của nó chưa cao, vì mới có sự xuất hiện chớp nhoáng của hình phạt này ở một số văn kiện. Thậm chí, trong các văn bản pháp lý và sách chuyên khảo pháp lý thì khái niệm về hình phạt cải tạo không giam giữ cũng chưa xuất hiện.

Qua hai văn bản đã liệt kê ở trên, chúng ta nhận thấy một số đặc điểm cơ bản về hình phạt cải tạo không giam giữ trước khi bộ luật hình sự 1985 xuất hiện như sau:

- Thời gian thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ là ba tháng đến hai năm; - Phạm vi áp dụng hẹp, quy định cụ thể ở các loại tội, bao gồm: Người đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; Người kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng.

Vì mới chớm xuất hiện nên chung quy, hình phạt cải tạo không giữ trước giai đoạn 1985 vẫn chưa được quy định cụ thể. Do điều kiện kinh tế, xã hội khi đó vừa bước vào giai đoạn hoà bình, bắt đầu công tác bảo vệ an ninh và phát triển. Thời điểm này, tâm lý thời chiến còn nặng nề nên việc ban hành những hình phạt nặng vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc. Các văn bản pháp luật quy định chủ yếu là hình phạt tù. Tính hình sự hoá được thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc xuất hiện hình phạt cải tạo không giam giữ đã bước đầu đánh dấu được nhận thức mới của nhà làm luận về mục đích của hình phạt, tạo tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện pháp luật sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)