Hình phạt cải tạo không giam giữ theo phápluật hình sự Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 41 - 44)

1..2.2 So sánh hình phạt cải tạo không giam giữ với tha tù trước thời hạn có điều kiện

1.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ theo phápluật hình sự một số nước

1.3.4. Hình phạt cải tạo không giam giữ theo phápluật hình sự Mỹ

Theo pháp luật hình sự Mỹ quy định, có một hình phạt tên gọi là Probation – Thử thách (hay còn gọi là án treo). Hình phạt này trong hệ thống hình phạt của Mỹ có mục đích là trừng trị và giáo dục người bị kết án mà không phải cách ly họ với xã hội – giống với mục đích của hình phạt cải tạo không giam giữ của pháp luật hình sự Việt Nam. Những điều kiện áp dụng bắt buộc và bổ sung của hình phạt này được quy định chi tiết trong pháp luật Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để Toà án và công dân Mỹ áp dụng đúng người, đúng tội. Đây chính là một điểm mà pháp luật hình sự Việt Nam cần học hỏi hơn nữa trong tương lai để đề ra cụ thể các nghĩa vụ cho người bị kết án cải tạo không giam giữ.

Cụ thể, các trường hợp áp dụng hình phạt này bao gồm: Tội phạm không thuộc loại rất nghiêm trọng hoặc người phạm tội lúc đó chưa bị kết án về một loại tội tương tự hoặc một loại tội khác.

Thời hạn của hình phạt này là: dưới một năm đối với trường hợp phạm tội nhỏ và không quá năm năm với trường hợp phạm tội vừa.

Điều kiện của hình phạt này bao gồm điều kiện bắt buộc và điều kiện bổ sung. Điều kiện bắt buộc chính là: Trong thời gian thụ án, người bị kết án không phạm bất kỳ một tội thuộc bất kỳ loại nào; Trong thời gian thụ án, những người phạm tội nghiêm trọng phải chấp hành các điều kiện như: nộp một khoản tiền phạt theo bản án của Toà án; Nếu tội phạm có tính chất xâm phạm tinh thần, đạo dức thì người bị kết án phải xin lỗi người bị hại; Nếu là loại tội vật chất thì người phạm tội phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.

20 điều kiện bổ sung mà Toà án có thể lựa chọn trên cơ sở luật định để quyết định đưa vào một hoặc một số điều kiện trong bản án đó là:

- Hoàn thành tốt việc đảm bảo điều kiện sống vật chất cho gia đình mình nếu những người trong gia đình đang sống phụ thuộc vaò thu nhập chính của người bị kết án;

- Đã nộp xong tiền phạt nếu có khoản tiền phạt được bản án của Toà án xác định; - Đã lao động để bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại hoặc đã xin lỗi người bị hại. Đã có thăm hỏi người bị hại sau khi phạm tội;

- Đã làm vông việc phù hợp hoặc đã theo học nghề phù hợp cho phép có thể tìm được công việc thích hợp;

- Thôi làm những ngành nghề hoặc công việc mà hoạt động của nó có liên quan ít nhiều đến tội đã phạm;

- Đã thôi không thường xuyên đến những nơi và gặp những người có liên quan đến hành vi phạm tội mà người này đã phạm;

- Thôi không sử dụng rượu và heroin;

- Thôi không sử dụng vũ khí hoặc các loại chất liệu nổ hoặc có tính chất huỷ hoại; - Đã qua một kỳ chữa bệnh về thể chất hoặc tâm thần nếu đã ở trong trạng thái khiếm khuyết vì thể chất hoặc tâm thần;

- Đã có mặt đúng lúc tại văn phòng trại giam khi có giấy gọi theo lịch đã được bản án xác định;

- Đã đến ở và sinh hoạt, làm việc tại các cơ sở cải tạo công cộng trong thời gian nhấ định;

- Đã tham gia vào một loại hoạt động công ích;

- Đã đến nơi ở toà án quy định phải bắt cư trú một thời gian;

- Đã luôn có mặt tại địa phương thuộc thẩm quyền tư pháp và giám sát của Toà án hoặc cơ quan cảnh sát mà Toà án đã quy định;

- Đã có báo cáo định kỳ trước các nhân viên giám sát;

- Đã cho phép nhân viên giám sát đên thăm nơi ở và sinh hoạt của mình như Toà án đã quy định;

- Đã trả lời được các câu hỏi của nhân viên giám sát trong thời gian thử thách; - Thường xuyên thông báo cho nhân viên giám sát rằng, trong thời gian bị thử thách đã bị bắt, bị phạt những gì, ở đâu, vì sao;

- Hoàn thành bất kỳ những điều kiện nào khác do Toà án quy định;

Sau khi phân tích quy định của các quốc gia về những hình phạt tương tự như hình phạt cải tạo không giam giữ, tác giả nhận thấy, tuy tên gọi khác nhau pháp luật hình sự các nước đều đã quy định cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, quy định thời gian và việc khấu trừ thu nhập cụ thể… Qua đó, chúng ta nhận thấy xu hướng phát triển của chính sách hình sự của các nước cũng như nước ta đó là xây dựng hệ thống hình phạt dựa trên nguyên tắc nhân đạo làm chủ yếu. Lấy giáo dục và cải tạo người phạm tội ra làm mục tiêu hướng đến của hình phạt. Vì vậy, việc hoàn thiện và xây dựng các hình phạt không tước tự do trong đó có hình phạt cải tạo không giam giữ ở nước ta hiện nay là yêu cầu quan trọng và cần thiết.

Tiểu kết chương 1:

Tóm lại, mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng Bộ luật hình sự Việt Nam và một số nước đã nêu đã đều quy định cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, quy định thời gian và việc khấu trừ thu nhập…Tuy nhiên, Bộ luật hình sự Liên bang Nga có điểm tiến bộ khi quy định hình phạt này không được áp dụng đối với người tàn tật thuộc nhóm một, phụ nữ có thai, phụ nữ có con nhỏ dưới ba tuổi, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự Nhà nước, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự theo thời hạn quân ngũ mà kéo dàiniênhạn binh sĩ và hạ sỹ quan nếu những người này vào thời điểm tòa tuyên ánchưa hết thời hạn triệu tập phục vụ quân ngũ theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở những so sánh cụ thể về hình phạt cải tạo không giam giữ của Việt Nam và các hình phạt tương tự tại một số quốc gia, chúng ta nhận thấy xu hướng phát triển của chính sách hình sự của các nước cũng như nước ta đó là xây dựng hệ thống hình phạt mà tính chất cơ bản là giáo dục, cải tạo người phạm tội. Vì vậy, việc hoàn thiện và xây dựng các hình phạt không tước tự do trong đó có hình phạt cải tạo không giam giữ ở nước ta hiện nay là yêu cầu quan trọng.

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)