của ngƣời lao động trong pháp luật Lao động Việt Nam
Thứ nhất, cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cả NSDLĐ và NLĐ để họ biết đƣợc các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động đồng thời giúp NLĐ ý thức và vận dụng đƣợc các biện pháp để tự bảo đảm đƣợc quyền nhân thân của mình trong lĩnh vực lao động.
Công việc này sẽ giúp cho NSDLĐ hiểu rõ về sự cần thiết bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ, nhận thức rõ đƣợc trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn giúp NSDLĐ hiểu rõ đƣợc sự gắn bó chặt chẽ về quyền lợi giữa hai bên, khiến việc thực hiện pháp luật trở thành sự tự nguyện đối với họ chứ không chỉ đơn thuần là sự cƣỡng chế, ép buộc về nghĩa vụ. Để việc nâng cao ý thức pháp luật của NSDLĐ thực sự có hiệu quả, chúng ta có thể dùng các hình thức tác động về mặt pháp lý, dƣ luận xã hội, tổ chức tuyên truyền về Bộ luật lao động và các văn bản liên quan để NSDLĐ có thể hiểu và thấy đƣợc sự hợp lý trong các quy định của pháp luật.
Không chỉ có NSDLĐ mà ngay cả NLĐ cũng cần phải đƣợc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Xuất phát từ ý chí chủ quan cũng nhƣ kém hiểu biết trong nhận thức trên thực tế đã xảy ra rất nhiều trƣờng hợp NLĐ coi thƣờng sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của mình mà trong quá trình lao động không sử dụng các phƣơng tiện bảo hộ, không thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ…Ngoài ra sự hạn chế trong hiểu biết pháp luật lao động còn khiến bản thân những NLĐ không thể tự bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình để tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra nhƣ không yêu cầu ký kết hợp
đồng lao đông, không yêu cầu ký thỏa ƣớc tập thể…Chính vì vậy, bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hay phát động các phong trào tìm hiểu pháp luật lao động …chúng ta phải đƣa các quy định của pháp luật lao động nói chung các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ nói riêng đến với NLĐ để giúp họ hiểu quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động.
Thứ hai, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những vi phạm, bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ trong quan hệ lao động.
Để các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ đƣợc thực hiện nghiêm túc trên thực tế thì công tác thanh kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về quyền nhân thân của NLĐ cần đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên hơn nữa. Do vậy, trƣớc mắt Nhà nƣớc, các cơ quan liên quan cần sớm tập hợp và hệ thống hóa các quy định của pháp luật, hƣớng dẫn thực hiện các quy định về xử lý vi phạm trong việc thƣc hiện pháp luật đối với việc bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ một cách thống nhất, đồng bộ; tăng cƣờng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và các chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao đông.
Về công tác thanh kiểm tra: hoạt động thanh tra, kiểm tra cần tiến hành nghiêm túc, không bao che những hành vi vi phạm, kiên quyết đƣa ra những sai phạm ra xử lý để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nói chung cũng nhƣ quyền nhân thân của NLĐ nói riêng. Vấn đề hiện nay là chất lƣợng thanh tra, kiểm tra chƣa cao. Hoạt động này đôi khi chỉ mang tính chất hình thức nên các vi phạm của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động vẫn còn tồn tại. Chất lƣợng thanh tra viên chƣa cao trong nhiều trƣờng hợp chƣa đáp ứng đƣơc yêu cầu của công việc. Vì vậy, cần xây dựng các quy định cụ thể và thống nhất về trình tự thanh tra, cũng cần xây dựng quy chế kiểm tra chất lƣợng thanh tra viên và đặc biệt là có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những thanh tra viên vi phạm. Ngoài ra, cần tăng cƣờng sự phối sự của các ngành hữu quan với các
cơ quan thanh tra lao động, thúc đẩy sự phối hợp giữa các thanh tra viên, các đoàn thanh tra trong những lần thanh tra khác nhau. Đặc biệt, khuyến khích sự tham gia của cán bộ công đoàn và NLĐ trong giám sát hoạt động thanh tra thực hiện pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp của các cấp các ngành có liên quan. Ví dụ trong công tác ATVSLĐ: các Bộ, ngành chủ động kiểm tra công tác ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ LĐTB&XH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng; đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cƣ, đông ngƣời qua lại. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phƣơng tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định ATVSLĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động; chú ý đến hoạt động xây dựng nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, công tác huấn luyện ATVSLĐ tại doanh nghiệp [2].
Thứ ba, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân
của NLĐ trong lĩnh vực lao động, cần có những chế tài đủ mạnh nhằm răn đe các chủ thể có ý định xâm phạm đến quyền nhân thân của NLĐ.
Trƣớc hết cần tăng cƣờng số lƣợng thanh tra viên để có thể rà soát hoạt động của các doanh nghiệp, phát hiện kịp thời các vi phạm xảy ra. Chất lƣợng hoạt động của thanh tra cũng cần phải đƣợc nâng cao hơn nữa, trƣớc hết là nâng cao năng lực của các thanh tra viên. Thanh tra Nhà nƣớc về lao động phải hoạt động tích cực, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời phát hiện các vi phạm. Vi phạm pháp luật cũng cần phải đƣợc xử lý một cách nghiêm khắc chứ không chỉ là các biện pháp nhắc nhở, phạt hành chính. Đặc biệt là đối với những hành vi đối xử thô bạo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe con ngƣời thì không thể xử lý một cách qua loa, có lệ.
Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền nhƣ viện kiểm sát trong hoạt động của mình cũng cần phải có những động thái mạnh mẽ hơn. Viện kiểm sát trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật cần kịp thời phát hiện vi phạm để đề nghị truy tố trƣớc pháp luật. Các tranh chấp lao động cần phải đƣợc đƣa ra xét xử nhanh chóng, không để tồn đọng án nhằm tạo nhiềm tin cho NLĐ, để có thể có tác dụng răn đe, phòng ngừa hiệu quả. Muốn thực hiện đƣợc điều đó thì bên cạnh các biện pháp nhƣ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chúng ta cũng cần đảm bảo thủ tục tƣ pháp để việc khởi kiện, xét xử đƣợc đơn giản và nhanh chóng.
Thứ tư, kiện toàn tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm, đặt sự tin cậy và kỳ vọng vào tổ chức công đoàn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các tổ chức công đoàn phải chú trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động, phát triển đoàn viên, tập trung chăm lo đời sống, việc làm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho tập thể lao động, là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của NLĐ. Thực tế cho thấy, ở những doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh thì quyền lợi của NLĐ đƣợc đảm bảo và ít bị vi phạm hơn. Do vậy, công đoàn cơ sở cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các doanh nghiệp để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho NLĐ đồng thời bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Hiện nay công đoàn ở nƣớc ta còn yếu, chất lƣợng hoạt động công đoàn chƣa cao, đặc biệt là công đoàn cấp cơ sở. Do đó, mục tiêu trƣớc mắt là cần nâng cao chất lƣợng bảo vệ NLĐ hơn là phát triển số lƣợng công đoàn viên một cách hình thức. Hơn nữa, cần thực hiện chế độ báo cáo thƣờng xuyên giữa các cấp công đoàn, đảm bảo công đoàn cấp trên có thể hỗ trợ công đoàn cấp dƣới một cách hiệu quả trong việc đại diện và bảo vệ quyền nhân thân của
NLĐ. Ngoài ra, cũng cần thực hiện việc chuyên trách hóa hoạt động của cán bộ công đoàn cấp cơ sở góp phần đẩy mạnh hoạt động của công đoàn bởi nếu cán bộ công đoàn làm việc kiêm nhiệm, thiếu trách nhiệm thì sẽ không dám đấu tranh bảo vệ quyền nhân thân cho NLĐ.