2.3 Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động
2.3.2 Biện pháp liên kết tạo sức mạnh tập thể
Ngoài việc tự bảo về mình trƣớc NSDLĐ, NLĐ còn có thể bảo vệ các quyền nhân thân của mình thông qua việc tham gia các tổ chức đại diện cho NLĐ nhƣ nghiệp đoàn, công đoàn. Pháp luật lao động cho phép công đoàn đƣợc tham gia rất nhiều lĩnh vực để bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ. Điều 189 BLLĐ 2012 quy định trách nhiệm của các cấp công đoàn trong việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và tập thể lao động. NSDLĐ phải tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn đƣợc thành lập và hoạt động.
Công đoàn cơ sở đƣợc quyền tham gia vào việc thƣơng lƣợng và ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể với tƣ cách là đại diện của tập thể lao động. Đây là
văn bản thỏa thuận lớn nhất giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ quy định về các điều kiện lao động và sử dụng lao động trong đó có bao gồm cả việc bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ nhƣ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an ATVSLĐ... Bên cạnh đó, Công đoàn cơ sở cũng có quyền tham gia vào việc xem xét, xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ. Sự có mặt của công đoàn là để kiểm tra, giám sát việc xử lý là chính xác và phù hợp với quy định của pháp luật, không để NSDLĐ lợi dụng việc xử lý để xâm phạm đến các quyền nhân thân của NLĐ. Công đoàn cơ sở còn đƣợc phép tham gia vào việc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
NSDLĐ trong rất nhiều vấn đề trƣớc khi quyết định bắt buộc phải tham khảo ý kiến của công đoàn nếu không sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tổ chức công đoàn còn có những quyền năng vô cùng to lớn đó là quyền khởi kiện vụ án lao động và quyền tổ chức, lãnh đạo đình công. Quyền khởi kiện của công đoàn đƣợc quy định tại Điều 161,162 BLTTDS. Với quy định này, công đoàn có thể thực hiện chức năng bảo vệ NLĐ tốt hơn khi những biện pháp của công đoàn trong nội bộ doanh nghiệp không đƣợc NSDLĐ tuân thủ. Điều 210 BLLĐ 2012 quy định việc đình công phải do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Có thể thấy, trong các quy định của BLLĐ 2012 vai trò của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công là rất to lớn, công đoàn xuất hiện ở mọi giai đoạn của đình công với quyền hạn và trách nhiệm khác nhau.
Nhƣ vậy, một cơ chế hữu hiệu khác khác để bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ là thông qua tổ chức đại diện của NLĐ mà ở đây là công đoàn. Tham gia vào công đoàn, NLĐ sẽ có thêm biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân của mình khi tham gia vào QHLĐ.
Vai trò của các tổ chức công đoàn ngày càng quan trọng trong việc đại diện quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ. Thời gian qua, trong các DN, công đoàn cơ sở đã phối hợp, vận động chủ DN thực hiện tốt việc thƣơng lƣợng, đối thoại, ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể với những điều khoản có lợi
nhằm đem lại quyền lợi thiết thực cho NLĐ. Cụ thể nhƣ: vận động DN hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, tiền xe đi lại hoặc hỗ trợ tiền gửi con nhà trẻ, tăng chất lƣợng bữa ăn ca, đƣa hàng bình ổn giá về phục vụ NLĐ... Công đoàn các cấp đã cùng với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại các DN nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho NLĐ. Dù đã có những hoạt động tích cực nhƣng hoạt động của CĐCS vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trong đó, phải kể đến một số quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ bị xâm phạm nhƣng chƣa đƣợc CĐCS bảo vệ có hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn trong thực hiện chế độ chính sách, pháp luật đối với NLĐ chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng, tại một số DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), NLĐ chƣa thiết tha gắn bó với tổ chức công đoàn. Tình trạng DN vi phạm pháp luật lao động vẫn diễn ra, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi chính đáng của NLĐ.