VIỆT NAM
3.1. Những yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động trong pháp luật Lao động Việt Nam thân của ngƣời lao động trong pháp luật Lao động Việt Nam
Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ phải trên cơ sở và phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với NLĐ nói chung, đối với vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ nói riêng.
Từ những quan điểm, chính sách của Đảng về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ, Nhà nƣớc ta đã thể chế hóa thành các quy định pháp luật mang tính bắt buộc, áp dụng chung trong xã hội. Quản lý Nhà nƣớc về công tác bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ đƣợc thực hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật, bao gồm các nội dung: đảm bảo quyền lao động; tính mạng, sức khỏe; danh dự nhân phẩm…cho NLĐ. Do vậy, khi sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng đó là phải xuất phát từ những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về chính sách bảo vệ NLĐ nói chung, về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ vừa phải đảm bảo kế thừa những hạt nhân hợp lý của quá trình pháp điển hóa trƣớc đó vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn trình độ của nền kinh tế- xã hội nƣớc nhà đƣơng đại.
Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ phải đƣợc thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, cũng nhƣ đồng bộ với các chính sách pháp luật khác và các lĩnh vực khác có liên quan.
Hiện nay, công tác đảm bảo quyền nhân thân của lao động đƣợc phân cấp giữa nhiều cơ quan Nhà nƣớc khác nhau. Việc hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ phải đƣợc thực hiện đồng bộ với các chế định và lĩnh vực pháp luật khác có liên quan vừa đảm bảo tính khả thi của luật vừa thể hiện mối quan hệ nội tại của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển đất nƣớc, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nƣớc.
Đất nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn đẩy nhanh và mạnh quá trình phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững. để phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cƣơng, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế tiếp tục đƣợc nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Với bối cảnh đó, bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm cho đất nƣớc pháttriển nhanh và bền vững. Việc bảo vệ tốt quyền nhân thân của ngƣời lao động sẽ giúp cho quan hệ lao động phát triển hài hòa, ổn định và tiến bộ, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Thứ tư, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ.
Hội nhập là một quá trình khách quan và là xu hƣớng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội. Công tác bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ cũng đang thay đổi để bắt kịp tình hình mới. Bƣớc hội nhập quan trọng trong lĩnh này phải kể đến trƣớc tiên đó là Việt Nam tham gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1980- một
tổ chức đƣợc thành lập năm 1919 với mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con ngƣời.