Biện pháp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 87 - 90)

2.3 Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động

2.3.5. Biện pháp giải quyết tranh chấp

Trong quan hê ̣ lao đô ̣ng, khó tránh khỏi xảy ra những bất đồng, xung đô ̣t giƣ̃a NLĐ và NSDLĐ về quyền và lợi ích làm phát sinh ra tranh chấp giƣ̃a các bên . Tranh chấp lao đô ̣ng phát sinh thông thƣờng cũng đồng nghĩa với viê ̣c các quyền lợi của các chủ thể trong quan hê ̣ lao đô ̣ng bi ̣ xâm hại, khi đó các bên trong quan hệ lao động nói chung cũng nhƣ ngƣời lao động nói riêng có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của mình. Thông qua hoa ̣t đô ̣ng giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền thì quyền và lợi ích hợp pháp của bên bi ̣ xâm pha ̣m sẽ đƣợc khôi phục. Chính vì vậy , viê ̣c giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng ta ̣i các cơ quan có thẩm quyền cũng đƣợc coi là mô ̣t trong nhƣ̃ng biê ̣n pháp b ảo vệ quyền nhân thân của NLĐ . Tranh chấp lao đô ̣ng có thể đƣợc giải quyết bằng nhiều phƣơng thƣ́c khác nhau nhƣ: thƣơng lƣợng, hoà giải, trọng tài, xét xử (toà án).

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong QHLĐ giữa NLĐ, tập thể NLĐ với NSDLĐ, trong đó có các tranh chấp về quyền nhân thân của NLĐ. Tranh chấp lao động về quyền nhân thân của NLĐ có thể đƣợc chia ra thành tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ với NSDLĐ và tranh chấp lao động tập thể NLĐ với NSDLĐ.

Đối với những tranh chấp lao động cá nhân về quyền nhân thân của NLĐ, theo quy định tại Điều 200 BLLĐ 2012 cơ quan có thẩm quyền giải

quyết bao gồm hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. Đối với những tranh chấp lao động tập thể về quyền nhân thân của NLĐ, theo quy định tại Điều 203 BLLĐ cơ quan có thẩm quyền giải quyết bao gồm: hòa giải viên lao động; chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền; hòa giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Các cơ quan này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về quyền nhân thân của NLĐ ở những giai đoạn khác nhau của vụ việc. Nếu vụ việc đã đƣợc giải quyết ở giai đoạn trƣớc đó thì giai đoạn sau sẽ không cần phải thực hiện. Tranh chấp lao động về quyền nhân thân của NLĐ sẽ đƣợc giải quyết theo trình tự tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật, nếu việc hòa giải không thành hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc thì tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết bởi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tòa án tùy thuộc vào từng trƣờng hợp.

Giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan có thẩm quyền là cơ chế cuối cùng và cũng là cơ chế mạnh nhất mà pháp luật quy định để bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ. Bằng các quyết định, phán quyết của mình, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này sẽ bắt buộc các bên phải tuân thủ và thực hiện. Trên cơ sở đó, các quyền nhân thân của NLĐ sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc NSDLĐ.

Nhƣ vậy, để bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ, pháp luật đã xây dựng rất nhiều cơ chế từ đơn giản đến phức tạp, từ mềm dẻo đến cứng rắn, có giá trị thi hành từ thấp đến cao tạo ra sự linh hoạt trong quá trình bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định và từng gia đoạn khác nhau mà NLĐ có thể lựa chọn các cơ chế khác nhau để áp dụng sao cho việc giải quyết nhanh chóng, thuận lợi và hợp lý nhất để bảo vệ tối đa các quyền nhân thân của NLĐ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nền tảng quan trọng để đảm bảo và thực thi các quyền nhân thân của ngƣời lao động chính là hệ thống pháp luật lao động của Nhà nƣớc. Pháp luật lao động của nƣớc ta một mặt quy định các quyền của NLĐ trong từng lĩnh vực, mặt khác quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong việc tôn trọng và đảm bảo các quyền nhân thân của NLĐ, đồng thời cũng quy định các biện pháp nhằm đảm bảo thực thi các quyền này trong thực tế. Xem xét toàn bộ quá trình phát triển của chế định bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ trong pháp luật Việt Nam có thể nhận thấy, những quy định đầu tiên về vấn đề này đƣợc hình thành từ khá sớm. Nhƣng do chịu sự tác động nhất định từ đặc thù của đất nƣớc phải khắc phục những hậu quả của chiến tranh cũng nhƣ tác động của nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp mà trong một thời gian dài, chế định này chƣa có nhiều sự chuyển biến và phát triển. Các quy định bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ mới thực sự có bƣớc phát triển vƣợt bậc kể từ khi BLLĐ đƣợc ra đời. Hàng loạt những văn bản hƣớng dẫn chi tiết các quy định của BLLĐ trong những nội dung cụ thể đã đƣợc ban hành để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thời gian này. Mới đây nhất BLLĐ 2012, các quy định này đã đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đảm bảo quyền nhân thân của NLĐ ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, nƣớc ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nƣớc, các quan hệ xã hội phát triển nhanh chóng không ngừng thay đổi, trong đó có các quan hệ liên quan đến quyền nhân thân của NLĐ vì vậy các quy định của pháp luật cũng sẽ có những điểm bất cập và không phù hợp với hiện tại. Do vậy, nhìn nhận, đánh giá để chỉ ra những thành tựu cũng nhƣ bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành trong việc đảm bảo quyền nhân thân của NLĐ để từ đó nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa việc đảm bảo quyền nhân thân của ngƣời lao động luôn là vấn đề quan trọng cần tập trung nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)