1. Hoạt động mở đầu (5')
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức
giữa những kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV đưa ra các hình (H.1 và H.2/SGK/29-30) và yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi: (trên Powerpoint)
Em đã từng biết về các công trình kiến trúc này chưa? Công trình kiến
trúc này gắn với quốc gia nào? Hãy chia sẻ một vài thành tựu văn hóa tiêu biểu ở giai đoạn này của quốc gia mà em vừa trình bày?
- Thời gian suy nghĩ và trả lời của các em là 2p
- HS quan sát tranh ảnh và thực hiện yêu cầu. - Dự kiến sản phẩm (câu trả lời):
Hs trả lời dựa vào hình ảnh tên của công trình kiến trúc này: H1. Lăng Hoàng đế A-cơ-ba gắn với quốc gia Ấn Độ) ... H2. Cột sắt không gỉ được đúc vào thế kỉ V
--> sau đó Hs có thể không chia sẻ được hoặc có thể chia sẻ được thêm một vài thành tựu của Ấn Độ thời kì này (nếu Hs biết)
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs trình bày cá nhân
- HS các khác lắng nghe, phân tích, nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả của bạn.
- Phản biện của Hs được trình bày...
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Gv dựa vào phần trả lời của Hs để định hướng vào bài học:
Đây là lăng Hoàng đế A-cơ-ba được xây dựng năm 1569, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng gắn với đất nước Ấn Độ. A-cơ-ba là hoàng đế kiệt xuất, đã đưa Ấn Độ phát triển lên đến đỉnh cao trong thời phong kiến...Cùng với đó là cột sắt không gỉ, minh chứng cho sự của kĩ nghệ đồ sắt tinh xảo của thợ thủ công Ấn Độ...
Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khái quát vài nét chung về Ấn Độ (20 phút)
a. Mục tiêu: biết được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn
Độ
b. Nội dung: chỉ trên bản đồ vị trí của Ấn Độ và giới thiệu vài nét
chung về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
- HS chỉ được vị trí Ấn Độ trên bản đồ và nêu được điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (hoạt động cặp đôi thời gian 5p)
- GV trình chiếu bản đồ Châu Á và đặt câu hỏi:
? Bằng kiến thức địa lí đã học, hãy chỉ trên bản đồ vị trí của Ấn Độ và giới thiệu vài nét chung về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của nơi đây?
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát lược đồ và thực hiện yêu cầu. - Dự kiến câu trả lời:
? Bằng kiến thức địa lí hãy chỉ trên bản đồ vị trí của Ấn Độ và giới thiệu vài nét chung về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của nơi đây?
- Hs chỉ bản đồ và giới thiệu: Ấn Độ là một bán đảo lớn phía Nam Châu Á. Phía bắc bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ, ba mặt còn lại giáp biển khiến Ấn Độ được ví như một "tiểu lục địa". Địa hình chủ yếu là đồng bằng Ấn-Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam, khí hậu rất đa dạng....
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs trình bày cá nhân
- HS các khác lắng nghe, phân tích, nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả của bạn.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á, 3 mặt giáp biển; địa hình chủ yếu là đồng bằng Ấn-Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam, khí hậu đa dạng....
* Gv mở rộng kiến thức để tiếp nối vào bài học - GV trình chiếu trục thời gian
? Qua đọc và nghiên cứu bài ở nhà, em hãy cho biết từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX đất nước Ấn Độ dưới thời phong kiến đã trải qua những triều đại nào? Kể tên, thời gian hình thành của các triều đại đó?
HS nêu ý kiến, các bạn khác nhận xét, bổ sung – GV kết luận
Vậy tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến ấy ra sao-> Tìm hiểu mục 1
Tiết 2.
2.2. Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến (35p)
a. Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Ấn Độ thời phong kiến dưới vương triều Gúp-ta, vương triều hồi giáo Đê-li, vương triều Mô-gôn. Rút ra được nhận xét của mình về sự phát triển của Ấn Độ qua mỗi triều đại.
b. Nội dung:
- HS thảo luận nhóm - trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: