Quá trình thành lập Cộng hoà Nam Phi:

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 30 - 33)

+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.

+ Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

+ Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi.

+ Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).

+ Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4.

=> Đây là một nước Cộng hoà từ rất sớm nhưng nhân dân Nam Phi phải sống rất cơ cựcdo chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).

- Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai):

+ Năm 1948, Đảng Quốc gia Nam Phi lên cầm quyền ở Nam Phi thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, tức là mọi quyền lực đều nằm trong tay người da trắng còn người da đen bị tước bỏ rất nhiều quyền, trong đó có quyền bầu cử. Người da đen và người da trắng ở Nam Phi sống hoàn toàn tách biệt. Người da đen không được phép bầu cử ngay tại nước mình và bị buộc phải sinh sống ở những vùng nghèo khổ.

+ Năm 1990, Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một phong trào dân tộc bị cấm của người da đen do Nen-xơn Man-đê-la lãnh đạo, đã được hợp pháp hoá, sau đó các luật phân biệt chủng tộc bị bãi bỏ. Cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1994.

=> Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi:

Nen-xơn Man-đê-la (18/7/1918 – 5/12/2013) là người cả đời đấu tranh chống chính sách phân biệt chủng tộc của chính phủ Nam Phi do người da trắng nắm quyền. Sau bốn năm lãnh đạo Đảng Đại hội dân tộc châu Phi tiến tới thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông đã trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên của đất nước Nam Phi dân chủ đa chủng tộc. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động

chống chủ nghĩa a pác thai và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Vào năm 1962, ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác và bị tuyên án tù chung thân. Ông đã trải qua 27 năm trong tù, phần lớn thời gian ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 – 1999, ông đã nỗ lực làm việc hết mình để đem lại hoà bình, đoàn kết giữa các dân tộc trong cả nước. Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Ông là lãnh tụ của Cộng hòa Nam Phi và được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử đất nước này. Ông được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội. Cho đến khi nghỉ hưu năm 1999, ông là một trong những lãnh tụ chính trị nổi tiếng và được yêu mến trên thế giới.Với cống hiến của mình, ông nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên (trong đó có Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993). Tại Nam Phi, Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc.

d) Hướng dẫn thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà từ buổi trước.

- HS trình bày trước lớp theo các nội dung đã chuẩn bị theo nhóm: + Nhóm 1: quá trình thành lập Cộng hoà Nam Phi.

+ Nhóm 2: chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai). + Nhóm 3: tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.

- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. - GV đưa câu hỏi bổ sung và mở rộng kiến thức

? Tại sao nhân dân da đen và da màu đã đứng lên đấu tranh? -Do chính sách phân biệt đối xử tàn bạo của thực dân da trắng

GV: Chính quyền da trắng đã ban hành tới 70 đạo luật được đưa vào hiến pháp áp dụng cho người da đen và da màu. Tiêu biểu quyền bình đẳng, quyền bầu cử, quyền tham gia,... Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và

quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a- pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

? Cuộc đấu tranh của họ chứng tỏ điều gì?

- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của người dân da đen và da màu.

- Chế độ A-pac-thai - hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân - là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc có ý nghĩa gì?

-Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

? Em có đánh giá gì về vai trò của Nen-xơn-man Đê-la?

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w