Thực trạng pháp luật về giáo dục tƣ thục của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước đông nam á và những kiến nghị với việt nam (Trang 27 - 39)

Tổng quan

Tại Singapore, văn bản pháp luật quy định việc thành lập, quản trị và hoạt động giáo dục gồm có Luật Giáo dục [10, chương 87], tại điều 4 quy định các cơ sở giáo dục chịu sự điều chỉnh của luật này không bao gồm các cơ sở giáo dục kỹ thuật đang chịu sự điều chỉnh bởi Luật giáo dục kỹ thuật [14] (cap 141a). Các cơ sở giáo dục tư thục chịu sự điều chỉnh bởi Luật Giáo dục Tư thục 2009 [15] và các trung tâm giáo dục phát triển sớm được cấp phép theo Luật Trung tâm Giáo dục phát triển sớm 2017 [20].

Singapore có riêng một Luật Giáo dục Tư thục[19, chương 247A] của Singapore có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2009, sửa đổi năm 2011 điều chỉnh việc thành lập cơ sở giáo dục tư thục.

Luật giáo dục tƣ thục Singapore quy định cụ thể về việc đăng ký cơ sở giáo dục tƣ thục, trong đó quy định rõ ràng về cơ chế thành lập, quản trị và hoạt động, cụ thể:

- Về quy định thành lập cơ sở giáo dục tƣ thục: theo luật này, khi

thành lập cơ sở giáo dục tư thục các nhà cung cấp giáo dục tư thục được yêu cầu phải đăng ký với Ủy ban Giáo dục Tư thục (CPE) theo Luật Giáo dục Tư thục. Theo Luật giáo dục tư thục 2009, sửa đổi năm 2011 của Singapore, thì “Giáo dục tư thục” [15] có nghĩa là bất kỳ loại giáo dục nào sau đây, dù được cung cấp toàn bộ hay một phần điện tử, thông qua thư từ hoặc theo bất kỳ cách nào khác:

(a) giáo dục dẫn đến việc cấp bằng tốt nghiệp hoặc bằng cấp; (b) giáo dục sau trung học toàn thời gian dẫn đến việc cấp chứng chỉ; (c) giáo dục tiểu học hoặc trung học toàn thời gian toàn bộ hoặc thực chất theo chương trình giảng dạy nước ngoài hoặc quốc tế; (d) giáo dục đặc biệt toàn thời gian cho học sinh khuyết tật về thể chất hoặc trí tuệ; (e) giáo dục toàn thời gian cho mục đích chuẩn bị cho học sinh cho bất kỳ kỳ thi nào - dẫn đến một bằng cấp được trao bởi bất kỳ người nào khác ngoài người cung cấp giáo dục toàn thời gian đó; hoặc là cho phép học sinh được nhận vào một tổ chức giáo dục.

3. Giáo dục tư thục không bao gồm (a) bất kỳ việc học nghề nào, theo đó người sử dụng lao động đảm nhận việc thuê một người và đào tạo người đó, hoặc nhờ người được đào tạo, có hệ thống cho một giao dịch hoặc nghề nghiệp; hoặc là (b) bất kỳ giáo dục được cung cấp bởi bất kỳ chủ lao động dành riêng cho nhân viên của mình.

Quy định này khá tương đồng với mã ngành kinh tế quốc dân của Việt nam. Theo quy định trong mã ngành kinh tế quốc dân theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 27/2018/QĐ-Ttg, ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt nam ngày 6.7.2018 thì mã ngành giáo dục ở phân nhóm 85 (giáo dục và đào tạo). Điều này cho thấy, về mặt phân loại mã ngành kinh doanh, trong đó có mã ngành giáo dục, Việt nam cũng có những tương đồng với hệ thống pháp lý của các nước trong khu vực.

Quy định này giúp các nhà đầu tư khi thành lập cơ sở giáo dục xác định phạm vi hoạt động của cơ sở giáo dục họ dự định thành lập để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập theo quy định.

Luật này cũng có những quy định rõ ràng để giúp nhà đầu tư xác định hình thức đầu tư là hợp tác hoặc tự đầu tư, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 2 Luật giáo dục tư thục thì “giáo dục tư thục”:

–(chủ thể thực hiện giáo dục tư thục có thể là bất kỳ chủ thể nào; (i) giáo dục tư thục vì mục tiêu lợi nhuận;

(ii) cùng thực hiện với giáo dục khác; hoặc là

(iii) tự nó hoặc liên kết hoặc hợp tác với hoặc bằng cách liên kết với bất kỳ người nào khác.

Trong nội dung hướng dẫn thành lập, Luật Giáo dục Tư thục Singapore cũng quy định rõ ràng về việc khả năng nào sẽ bị từ chối cấp phép để nhà đầu tư tự đánh giá và xác định dự kiến đầu tư có khả thi hay không, trong đó, luật quy định rất rõ về nội dung nếu nhà đầu tư không đăng ký là công ty hoặc tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thì cũng bị từ chối không cấp phép cho phép đầu tư thành lập cơ sở giáo dục, cụ thể:

Theo quy định tại điều 37 Luật giáo dục tƣ thục của Singpore:

Cơ quan cấp phép có thể từ chối cấp hoặc gia hạn đăng ký của một tổ chức giáo dục tư thục nếu

(a) tổ chức giáo dục tư thục không phải là một công ty hoặc một tổ chức xã hội đã đăng ký;

(b) cơ sở của tổ chức giáo dục tư thục -

(i) đang hoặc có khả năng không phù hợp để cung cấp giáo dục tư thục; (ii) không vệ sinh hoặc không phù hợp để cung cấp giáo dục tư thục, hoặc nếu không thì nguy hiểm hoặc không an toàn;

(iii) sẽ được sử dụng, toàn bộ hoặc một phần, cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc cung cấp giáo dục hoặc giáo dục tư thục; hoặc là

(iv) không tuân thủ các quy định được đưa ra theo mục 71;

(c) tất cả hoặc hơn một nửa tổng số giáo viên của tổ chức giáo dục tư thục, hoặc tất cả hoặc hơn một nửa tổng số giáo viên được đề xuất -

(i) không có bằng cấp hoặc kinh nghiệm tối thiểu, hoặc đáp ứng các tiêu chí khác, như có thể được quy định trong mục 44 (1) (a); hoặc là (ii) nếu không là người phù hợp và phù hợp để giảng dạy trong các tổ chức giáo dục tư thục.

Quy định tại điều này cho thấy, để thành lập được một cơ sở giáo dục tư thục tại Singapore, nhà đầu tư phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí, trong đó, điều kiện tiên quyết người nộp đơn xin thành lập phải là “công ty “hoặc “tổ chức xã hội”. Điều kiện này đươc cụ thể hoá trong hướng dẫn trên trang web của Bộ giáo dục Singapore https://www.moe.gov.sg/education/private- education/registering-as-a-school trong đó quy định 5 loại hình công ty được phép thành lập cơ sở giáo dục tư thục.

Trong việc thành lập, cách đặt tên trường cũng được hướng dẫn cụ thể để tránh nhầm lẫn cho xã hội và người học, cụ thể: “Nếu chữ viết tắt được sử dụng trong tên được đề xuất, người nộp đơn phải nêu rõ chữ viết tắt là gì. Tên được đề xuất phải phản ánh chương trình giảng dạy và loại khóa học sẽ được cung cấp bởi trường được đề xuất (ví dụ: trường ngôn ngữ có tên là ---

-- --- Trường học ngôn ngữ). Những từ như ’Singapore,’ Quốc gia, v.v. sẽ

chỉ ra quyền sở hữu, liên kết với Chính phủ. Do đó, các trường tư thục không được đặt tên / theo kiểu như vậy. Trường hợp trường được đề xuất / sẽ được đăng ký là doanh nghiệp sở hữu / hợp tác với Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA – đây là cơ quan đăng ký doanh nghiệp của Singapore có chức năng như Sở kế hoạch và đầu tư của Vietnam), cả tên của trường và doanh nghiệp phải giống hệt nhau. Bộ giáo dục có quyền từ chối đăng ký bất kỳ tên nào được đề xuất cho một trường học, được coi là không phù hợp hoặc gây hiểu nhầm.

Quyền sở hữu: chỉ rõ loại sở hữu, tên và chi tiết của chủ sở hữu, ví dụ: Doanh nghiệp độc quyền / đối tác kinh doanh, đối tác trách nhiệm hữu hạn

(LLP), công ty, xã hội, số đăng ký, được giao bởi Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA) / Cơ quan đăng ký xã hội (ROS), v.v.”

Về cơ chế quản trị

Luật giáo dục tư thục Singapore đã phân định rõ vai trò của nhà đầu tư trong quản trị phần vốn và vai trò quản trị nhà trường của hội đồng trường trong việc quản trị các hoạt động đào tạo.

Về cơ chế quản trị Bộ giáo dục Singapore cũng đưa ra các mẫu biểu về việc bổ nhiệm hội đồng quản trị trường tư thục Singapore căn cứ theo loại hình chủ sở hữu. Trong biểu mẫu, điểm chung là toàn bộ loại hình chủ sở hữu đều phải đăng ký theo luật công ty của Singpore. Tại văn bản hướng dẫn đăng ký hội đồng quản trị trường tư thục cũng ghi rất rõ là Hội đồng quản trị trường do nhà đầu tư (cụ thể sẽ theo loại hình mà công ty đã đăng ký theo luật kế toán công ty của Singapore) bổ nhiệm. Điều khoản này cho thấy Singapore phân định rất rõ vai trò của chủ sở hữu trong luật là người nắm giữ các quyền quản lý phần vốn và bầu hội đồng quản trị trường để điều hành hoạt động của trường tư thục. Việc đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục được hướng dẫn cụ thể và phân chia rõ theo từng chương giúp nhà đầu tư dễ dàng tuân thủ: Chương 1 đăng ký cơ sở giáo dục tư thục. Chương này quy định rõ các thủ tục và điều kiện đăng ký. Chương 2: quản trị cơ sở giáo dục tư thục đã đăng ký. Chương này quy định rõ việc thành lập hội đồng quản trị điều hành hoạt động nhà trường, trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí quản trị, các yêu cầu báo cáo bắt buộc trình Bộ Giáo dục. Chương 3: các quy định liên quan đến chương trình học của cơ sở giáo dục tư thục đã đăng ký. Chương này quy định rõ về điều kiện, chất lượng phải đáp ứng đối với chương trình học. Chương 4: các quy định liên quan đến giáo viên của cơ sở giáo dục tư thục đã đăng ký. Quy định rõ các điều kiện mà trường tư thục phải đáp ứng trong việc tuyển dụng giáo viên

đạt chuẩn. Chương 5: các quy định liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục đã đăng ký. Bên cạnh quy định về điều kiện thành lập, hoạt động, luật này còn dành chương 6 quy định về xử phạt hành chính và các lịch biểu và quy định liên quan khác.

Luật giáo dục tư thục Singapore quy định rõ ràng về hội đồng quản trị phải có số lượng thành viên là 9 người và trách nhiệm của hội đồng trong việc quản trị nhà trường, cụ thể:

Hội đồng quản trị: Mỗi trường tư thục phải được quản lý bởi một Hội đồng quản trị bao gồm tối thiểu một và tối đa 9 thành viên. Hội

đồng có trách nhiệm đảm bảo rằng các quy định của Luật Giáo dục

và các điều khoản trong quy chế trường học phải được tuân thủ. Thành viên của Hội đồng trường không nên là giáo viên hoặc nhân viên được tuyển dụng bởi trường được đề xuất trừ khi họ cũng là chủ sở hữu của trường. Điều này là để ngăn chặn xung đột tình huống lợi ích của chủ lao động-nhân viên. Hội đồng trường của một trường

sẽ có một thành viên của họ là Giám sát viên của trường.

Luật giáo dục tư thục Singpaore cũng quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của những người mang chức danh quản lý cơ sở giáo dục tư thục, cụ thể

(a) Nhiệm vụ của người quản lý (i) để đảm bảo lưu giữ hồ sơ thích hợp, quản lý các khóa học được cung cấp (ii) quản lý các giáo viên, sinh viên (iii) Sắp xếp quản trị, quản lý tài chính, chương trình giáo dục và quy trình phúc lợi của sinh viên, các nguồn lực và các vấn đề khác;

(b) để đảm bảo rằng, trong trường hợp hoạt động giáo dục của tổ chức giáo dục tư thục có khả năng sắp chấm dứt, Cơ quan quản lý và mỗi sinh viên của tổ chức giáo dục tư nhân sẽ được thông báo, bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động và các sắp xếp cần thiết

được thực hiện bởi tổ chức giáo dục tư thục cho sinh viên hoặc sinh viên dự định sẽ được cung cấp một vị trí trong một tổ chức giáo dục tư thục đã đăng ký khác để hoàn thành khóa học tương tự với chi phí của chính tổ chức giáo dục tư thục [15, Điều 41].

Quy định này rất rõ ràng, cụ thể về nghĩa vụ của người quản lý phải thực hiện, rõ ràng với người học, để người học hiểu rằng quyền lợi của mình được biết những thông tin gì. Nếu sai lệch có nghĩa là vi phạm. Như vậy cả hệ thống sẽ vận hành quy củ, minh bạch, không có những góc khuất. Đây cũng là một trong các quy định mà hệ thống giáo dục tư thục của Việt nam nói riêng cần học tập và đưa các quy định tương tự như vậy vào văn bản pháp luật quy định về giáo dục tư thục.

Về hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục

Luật giáo dục của Singapore quy định cụ thể về các khoá học và điều kiện giảng viên là điều kiện chính để cấp phép hoạt động cho cơ sở giáo dục. Từ các điều kiện này, hội đồng quản trị sẽ điều hành hoạt động nhà trường tuân thủ quy định. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phải có và được sắp xếp ra sao cũng được nêu chi tiết trong luật để các nhà đầu tư có tiêu chí để thực hiện và tuân thủ, cụ thể:

Về giáo viên, để được cấp phép hoạt động, cơ sở giáo dục tư thục phải đáp ứng ít nhất 2 giáo viên có trình độ giáo dục tương ứng phù hợp với loại hình cơ sở giáo dục dự định thành lập, bên cạnh đó, toàn bộ cơ sở vật chất như phòng học, phòng giáo viên và các thiết bị học tập phải đáp ứng các điều kiện cuả từng loại hình cơ sở giáo dục, cụ thể:

Khóa học & Giáo viên: Đơn xin cấp phép giảng dạy cho giáo viên (ít nhất hai giáo viên cần thiết cho mỗi trường tư) trong một trường tư phải đáp ứng trình độ giáo dục tối thiểu và kinh nghiệm làm việc / giảng dạy phù hợp theo yêu cầu của trường. Trong hình thức ĐĂNG

KÝ GIÁO VIÊN, người giám sát phải nêu rõ các mô-đun / khóa học / môn học và các cấp độ mà giáo viên được đề xuất để dạy.

Giáo trình: Chương trình giảng dạy mà một trường tư có thể áp dụng phải được phê duyệt bởi Bộ giáo dục.

Mặt bằng & Tiện nghi: Các trường tư thục phải có mặt bằng với quy mô hợp lý và có thể chấp nhận được, ngoài việc có lớp học, nên có không gian cho khu vực văn phòng / hành chính / khu vực tiếp tân kiêm chờ đợi cho sinh viên / khách hàng, v.v.

Căn cứ những quy định về thành lập, quản trị và điều hành hoạt động cơ sở giáo dục tư thục theo Luật giáo dục Tư thục Singapore để so sánh với Việt nam, có thể thấy theo Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục sửa đổi 2009 của Việt nam thì các nhà đầu tư tư nhân có thể thành lập trực tiếp cơ sở giáo dục tư thục mà không cần phải đáp ứng điều kiện người nộp đơn là tổ chức xã hội hoặc công ty như quy định của Singapore. Các điều kiện khác như đặt tên, quy định về chương trình, giáo viên, hội đồng quản trị cũng đã được quy định nhưng không chi tiết, rõ ràng, cụ thể và được hướng dẫn trên trang web như của Bộ giáo dục và Đào tạo Singapore.

Cũng tại luật này, các hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục về quảng cáo cơ sở giáo dục tư thục cũng được quy định rõ, cụ thể tại điều 46:

(1) Không ai có thể phát hành hoặc xuất bản một cách có chủ ý hoặc bất cẩn, hoặc gây ra việc phát hành hoặc xuất bản, bất kỳ quảng cáo nào liên quan đến một tổ chức giáo dục tư nhân gây hiểu lầm trong một tài liệu cụ thể (a) Quảng cáo trực tuyến (i) trên một tờ báo, tạp chí, tạp chí hoặc định kỳ được xuất bản hoặc lưu hành ở Singapore hoặc ở nơi khác; (ii) trong một chương trình phát thanh hoặc truyền hình được phát để tiếp nhận ở Singapore hoặc các nơi khác; hoặc là (iii) bằng bất kỳ phương tiện phát sóng hoặc truyền

thông nào khác để lưu hành hoặc tiếp nhận ở Singapore hoặc ở nơi khác; và (b) một quảng cáo liên quan đến một tổ chức giáo dục tư nhân sẽ được coi là sai hoặc gây hiểu nhầm nếu quảng cáo - trừ khi điều ngược lại được chứng minh (i) mô tả sai về cơ sở giáo dục tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước đông nam á và những kiến nghị với việt nam (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)