Tại Malaysia, có 2 văn bản luật cao nhất điều chỉnh các hoạt động của cơ sở giáo dục, trong đó có cơ sở giáo dục tư thục là Luật giáo dục 1996 (act
550) [11], Luật giáo dục sửa đổi Act 2015 (Act A1490) và Luật giáo dục đại học tư thục 1996 [13], Luật giáo dục đại học tư thục sửa đổi 2017 (A1535) [13]
Theo quy định tại Luật giáo dục, định nghĩa trường tư thục được hiểu như sau:
Trường tư thục và cơ sở giáo dục tư thục [11, tr.22] hoặc một tổ chức giáo dục không phải là chính phủ hoặc trường hỗ trợ chính phủ hoặc tổ chức giáo dục;
Tại Luật giáo dục 1996 có ba loại tổ chức giáo dục trong Hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể là [11, tr.30]
(a) Các có sở giáo dục của chính phủ;
(b) Các cơ sở giáo dục được chính phủ hỗ trợ; và (c) Các cơ sở giáo dục tư nhân
Tại luật này, quy định về giáo dục tư thục và hình thức đăng ký được đề cập từ điều 73 đến điều 78. Theo điều 73 của luật này (1) Không có gì trong luật này được hiểu là cấm thành lập và duy trì một tổ chức giáo dục tư thục. Mỗi tổ chức giáo dục tư thục phải tuân thủ Đạo luật này và tất cả các quy định được thực hiện theo Đạo luật này và áp dụng cho các tổ chức giáo dục. Phần này sẽ không áp dụng cho tổ chức giáo dục đại học tư thục. Các cơ sở giáo dục tư nhân tuân thủ các yêu cầu của chương trình giảng dạy quốc gia.
Luật giáo dục của Malaysia thể hiện quan điểm mong muốn thúc đẩy sự phát triển của giáo dục tư nhân. Theo luật này, Phòng Giáo dục Tư thục (PED) là một trong những bộ phận thuộc Bộ Giáo dục có chức năng chính là lập kế hoạch, giám sát và điều chỉnh sự phát triển của giáo dục tư nhân của đất nước ở cấp độ tiền đại học. Vai trò của PED được quy định theo luật Giáo dục 1996 (Đạo luật 550) nhằm thúc đẩy việc thành lập các tổ chức giáo dục tư
nhân xuất sắc để tạo ra các thế hệ xuất sắc. Đảm bảo cung cấp hệ thống giáo dục tư thục xuất sắc phù hợp với việc đưa Malaysia thành trung tâm xuất sắc của giáo dục, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác thông minh giữa khu vực công và tư nhân
Theo quy định của Luật giáo dục 1996 thì Các công ty hoặc tổ chức điều hành các trường quốc tế phải được thành lập tại Malaysia theo Đạo luật công ty 1965 hoặc Đạo luật xã hội năm 1966. Nhà trường phải được đăng ký tại Bộ giáo dục. Các công ty hoặc tổ chức điều hành các trường tư phải được thành lập tại Malaysia theo Đạo luật công ty 1965 hoặc Đạo luật xã hội 1966 tương ứng.
Theo hướng dẫn của Bộ giáo dục Malaysia, thì trường quốc tế là trường tư thục cung cấp các dịch vụ đào tạo từ khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sử dụng các chương trình quốc tế để giảng dạy. Trước khi thành lập cơ sở giáo dục tư thục, các nhà đầu tư cũng phải thành lập tổ chức kinh tế có mã hoạt động giáo dục CPC 92100, 92200, 93230, 92410. Sau khi thành lập nhà trường thì phải đăng ký hiệu trưởng, đăng ký nhân sự, đảm bảo cơ sở vật chất và phải đươc phê duyệt (cụ thể như trong bảng hướng dẫn dưới đây).
Đăng ký Trường quốc tế
Quy định Bô Giáo dục 2. P{hê duyệt nguyên tắc 4. Nhân sự
Vốn sở hữu
100% (kể từ
1/3/2012) Phê duyệt thành lập trường quốc tế
đăng ký nhân sự: yêu cầu phải đăng ký nhân sự tại: ww.kwsp.gov. my Mã CPC 92100, 92200, 92210, 92300, 92400
phê duyệt của Bộ giáo dục tại và đào tạo tại mã CPC tạm thời 92100, 92200, 92210, 92300 www.moe.gov.my Liên hệ: phòng quản lý công ty Đạo luật Luật giáo dục
1996(act 550) Liên hệ: Phòng đăng ký tiêu chuẩn
tel: + 603 2616 2208 định nghĩa trường quốc tế là trường tư thục gồm mẫu giáo, tiểu học, ptcs sử dụng chương trình học quốc tế Tel: +603 9970/ 6651/.6271 đăng ký tổ chức an ninh xã hội (luật an ninh xã hội)
1. Đăng ký kinh doanh 3. Cơ sở trường học
Đăng ký thuế:
(thuế thủ
nhập/giảm trừ) Công ty (đạo luật công ty 1965) Thuê cơ sở trường: yêu cầu phải có
hợp đồng thuê khi thuê cơ sở trường học
đăng ký công ty tư nhân/nhà nước
www.ssm.com.my Sưả chữa cải tạo cơ sở trường: được
sửa chữa cơ sở trường học theo phê duyêt của chính quyền địa phương ví dụ: KL: ww.dbkl.gov.my
contact: Phòng dịch vụ đăng ký Tel: +603 7721 4000
Liên hệ: phòng quản ký cấp phép. Tel: +603 2617 8114
Tel: +603 7721
4000
Hợp tác: luật hợp
tác 1993 Xây dựng trường học: yêu cầu phải
được phê chuẩn của cơ quan cấp phép xây dựng địa phương. Yêu cầu phải có các kỹ su và kiến trúc sư chuyên nghiệp để thực hiện đúng các yêu cầy xây dựng thay mặt chủ đầu tư ví dụ ở KL: ww.dbkl.gov.my
Đăng ký hợp tác: www.ssm.com.my Tel +6-3 7721 4000
Liên hệ: phòng quản ký cấp phép. Tel: +603 2617 8114
Riêng đối với giáo dục đại học tư thục, Malaysia ban hành riêng một Luật Giáo dục Đại học tư thục quy định về việc thành lập, quản trị và hoạt động bao gồm các thủ tục như đăng ký, quản lý, kiểm soát chất lượng giáo dục đại học của cơ sở giáo dục đại học tư thục, đó là Luật giáo dục đại học tư thục 1996 (act 555), Luật giáo dục đại học tư thục sửa đổi 2017 (A1535).
Ngay tại phần mở đầu, tại điều 2 phần định nghĩa quy định về khái niệm “công ty” sử dụng trong luật này có nghĩa là 1 công ty được thành lập theo đạo luật công ty 1965 (Act 125), sau đó công ty này thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục theo các quy định của Luật giáo dục Đại học tư thục này.
Định nghĩa này cho thấy điều kiện đầu tiên của việc thành lập trường đại học tư thục thì nhà đầu tư phải thành lập công ty. Tuy nhiên trình tự thủ tục thì sẽ cho phép nhà đầu tư xin thành lập trường đai học tư thục trước, sau khi được xét duyệt đủ điều kiện thành lập trường đai học tư thục thì trong vòng 1 năm nhà đầu tư đó phải thành lập công ty và góp đủ vốn góp. Điều 12 Luật giáo dục Đại học tư thục 1996 quy định: “Sau khi được chấp thuận, nếu
người nộp đơn thành công không phải là một công ty thành lập tại địa phương, người nộp đơn sẽ, trong vòng một năm kể từ khi được thông báo phê duyệt, thành lập một công ty địa phương đã phát hành và góp xong vốn”.
Điều kiện tiên quyết để thành lập trường đại học tư thục là thành lập công ty, nhưng cũng có thể khi được phê duyệt thành công đủ điều kiện để thành lập trường đại học tư thục, nhà đầu tư có thể có những vướng mắc khác, mà chưa thể thành lập xong trong thời gian là 1 năm, luật này cũng đưa ra các tình huống như quy định tại khoản 3 điều 12 “Nếu người nộp đơn không thể
thành lập công ty tại địa phương trong thời hạn quy định (1 năm), thì phê chuẩn cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục sẽ bị rút, trừ khi Cục đăng ký cho phép gia hạn thời gian”.
sửa đổi phần c điều 12 của Luật giáo dục đại học tư thục 1996(act 555), cũng đề cập đến phần vốn góp của nhà đầu tư trường tư thục. Điều kiện để thành lập trường đại học tư thục tại Malaysia không chỉ điều kiện phải là
công ty đã đăng ký mà còn phải đảm bảo đã góp đủ vốn và vốn đã được
đăng ký bằng văn bản pháp lý. Điều này đảm bảo nhà đầu tư phải có đủ năng lực để xây dựng, vận hành và quản lý trường đại học tư thục. Đây chính là trách nhiệm cao nhất của quản lý nhà nước, đưa ra các khung pháp lý đủ để đảm bảo tránh các rủi ro có khả năng xẩy ra khi cho phép các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Khi nhà đầu tư có đủ tiềm lực để vận hành cơ sở giáo dục đai học tư thục, có đủ khung pháp lý để hoạt động thì các tranh chấp về nguồn vốn sẽ không xảy ra. Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư có đủ tiềm lực về nguồn vốn sẽ đảm bảo được cơ sở vật chất đầy đủ để đào tạo tinh hoa của đất nước, nguồn nhân lực tài năng đóng góp cho sự phát triển cuả đất nước. Một chính sách đúng và kịp thời chính là điều kiện tiên quyết để ngành giáo dục nói riêng phát triển và đất nước phát triển. Malaysia đã làm được điều này.
Quy định trong luật giáo dục đại học tư thục Malaysia cho thấy có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với các khả năng rủi ro có thể xẩy ra, trong kinh doanh nhà đầu tư có thể thành lập hoặc giải thể, có thể góp vốn và chuyển nhượng vốn chủ sở hữu hoặc có thể thay thành viên hội đồng quản trị. Đây là quyền trong kinh doanh, quyền tự chủ của mỗi công ty. Tuy nhiên, đầu tư vào giáo dục là loại đầu tư đặc thù, đối tượng chịu ảnh hưởng là người học, những người không thể biết, không thể kiểm soát các hoạt động của nhà đầu tư và luật cũng không có cơ chế kiểm soát các hoạt động này. Luật giáo dục đại học tư thục 1996 (Act 555) đã có điều khoản số 14,15 để kiểm soát rủi ro này, đó là khi đã đươc cấp phép thành lập công ty, đã được phê duyệt, đã góp xong vốn thì nhà đầu tư là công ty đã thành lập không được thay đổi “tên của
công ty; vốn phát hành và vốn thanh toán; vốn chủ sở hữu; thành phần hội đồng quản trị, các cam kết”.
Ngoài việc quy định về mô hình thành lập, luật giáo dục đại học 1996 (act 555) của Malaysia cũng quy định rất rõ về các trường hợp đặc biệt khác thì do Bộ trưởng quy định [11, Chương II]. Quy định rõ về các thủ tục đăng ký thành lập cơ sở giáo dục đại học tư, điều kiện cấp hoặc không cấp phê duyệt cho phép thành lập, điều kiện phải thành lập công ty khi đã được cấp phê duyệt [11, Chương III]. Các quy định về đáp ứng đủ điều kiện để quản lý cơ sở giáo dục đại học tư thục [11, Chương IV]. Các quy định về chương trình học và các môn học bắt buộc trong chương trình, điều kiện tín chỉ tối thiểu để được cấp bằng [11, Chương V]. Các quy định về cho phép giảng dạy, điều kiện thu hồi đăng ký hoạt động, thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục đại học [11, Chương VI].
Hệ thống giáo dục đại học tư thục ở Malaysia phát triển là nhờ họ có một luật giáo dục đại học tư thục với đầy đủ các quy định từ việc thành lập, quản trị, hoạt động của trường đại học tư thục. Luật giáo dục đại học tư thục Malaysia đã quy định rất cụ thể về mô hình trường đại học tư thục, điều kiện tiên quyết đầu tiên của mô hình này là nhà đầu tư thành lập trường đại học phải thành lập công ty và phải góp đủ vốn, số vốn này phải được đăng ký theo quy định pháp luật. Đây chính là điểm mấu chốt để đảm bảo quản lý nhà nước phòng tránh các rủi ro do tranh chấp nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân. Giáo dục là một loại dịch vụ, nhưng đây là loại hình dịch vụ đặc biệt, có điều kiện, do vậy vai trò quản lý nhà nước là phải đảm bảo các nhà đầu tư có đủ nguồn vốn, có đủ năng lực để thực hiện hoạt động kinh doanh giáo dục. Nếu quản lý nhà nước làm tốt vai trò này thì sẽ giúp cho giáo dục tư thục phát triển đúng hướng, đảm bảo quyền lợi cho người học, Việt nam đang thực sự cần chính sách này. Luật sửa đổi bổ
sung một số điều Luật giáo dục đại học 2019 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu này nhưng chưa toàn diện, cần phải quy định “nhà đầu tư phải thành lập tổ chức kinh tế trước khi thành lập trường đại học tư thục hoặc sau khi được chấp thuận cho phép thành lập trường đại học tư thục thì nhà đầu tư phải thành lập tổ chức kinh tế và đăng ký vốn góp thành lập trường đại học”. Như vậy mới tạo được hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ để phát triển các trường đại học tư thục có chất lượng.