Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về mô hình cơ sở giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước đông nam á và những kiến nghị với việt nam (Trang 76 - 90)

3.2. Định hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về

3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về mô hình cơ sở giáo

bạch nguồn vốn đầu tư, tránh được tranh chấp.

Về quản trị cơ sở giáo dục: Việt nam cần có các quy định minh bạch về quản trị cơ sở giáo dục bằng cách quy định tách bạch rõ quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư cũng như quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị cơ sở giáo dục, đặc biệt trong vấn đề quản trị phần vốn và quản trị học thuật.

Về hoạt động cơ sở giáo dục tư thục: Việt nam cần có các quy định cụ thể, riêng biệt đối hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục như minh bạch về tuyển sinh, khoá học cũng như các quy định về mở ngành, điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Hai là: phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tư thục nói riêng như Nghị quyết số 29- NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục đào tạo “khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo”.

Ba là, phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, đó là “ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như đã được nêu trong các nghị quyết: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết số 29-NQ-TW; Nghị quyết số 19-NQ-TW, Nghị quyết số 88/2014QH13.

3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về mô hình cơ sở giáo dục tưthục dục tưthục

quản trị theo hướng thành lập tổ chức kinh tế là nhà đầu tư của cơ sở giáo dục tư thục, có quyền hạn của nhà đầu tư nhưng không tham gia điều hành quản trị học thuật nhà trường (ii) hội đồng quản trị ra quyết nghị, hiệu trường điều hành nhà trường theo quyết nghị (iii) các quy định chi tiết về thành lập hoạt động bao gồm cả hoạt động đào tạo cho giáo viên trường tư thục (iv) tài chính, tài sản (v) thực hiện tái đầu tư (vi) đăng ký thành phần nhân sự cuả hội đồng (vii) chấm dứt, thanh lý (viii) tự chủ và trách nhiệm giải trình

Mọi hoạt động thành lập cơ sở giáo dục tư thục ngắn hạn hay dài hạn đều phải thực hiện thông qua tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Mô hình nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được lựa chọn áp dụng theo Luật Doanh Nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014. Đồng thời với bối cảnh Việt nam hội nhập ngày càng sâu rộng và có nhiều các trường tư thục từ cấp mẫu giáo đến trung học phổ thông, đại học được thành lập, do vậy cần có một Luật Giáo dục tư thục của Việt Nam.

Với giáo dục tư thục, bản chất là đầu tư góp vốn thực hiện dịch vụ giáo dục là loại dịch vụ nằm trong danh mục đầu tư có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2014. Thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” cũng được sử dụng tại mục V trong cam kết WTO. Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động của các trường tư thục là ban hành các quy định pháp lý để đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi của người học khi tham gia vào giáo dục tư thục và kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng. Do vậy, Nhà nước cần có giải pháp quản lý đối với phần vốn đầu tư để đảm bảo phần vốn này được đầu tư đủ, đúng, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, đặc biệt khi giáo dục tư thục được ưu tiên phát triển để giảm gánh nặng cho cơ sở công lập. Nếu phần vốn đầu tư đó vẫn thuộc sở hữu của nhà đầu tư là tư nhân thì vẫn thuộc sở hữu cá nhân, do đó, phần vốn góp phải được xác định bằng một thủ tục pháp lý (thành lập công ty và nhà đầu tư tư nhân chuyển quyền sở hữu

phần vốn góp vào công ty để công ty thành lập cơ sở giáo dục tư thục) để phần vốn dự định đầu tư đó được định danh là vốn đầu tư cho cơ sở giáo dục. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, loại hình tổ chức kinh tế hay còn gọi là doanh nghiệp sẽ đáp ứng được các điều kiện về đảm bảo vốn đầu tư nêu trên. Bên cạnh đó, việc góp vốn, định giá tài sản góp vốn, biểu quyết theo phần vốn góp để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm cả hoạt động đầu tư dịch vụ giáo dục sẽ được giải quyết theo các quy định của luật doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải tuân thủ các quy định này để đảm bảo các hoạt động đầu tư vốn theo đúng các quy định của luật hiện hành. Như vậy, nhà đầu tư dịch vụ giáo dục, cần phải thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư vào cơ sở giáo dục. Hệ thống pháp lý về giáo dục cần sửa đổi để phân định rõ loại hình hoạt động của nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là mô hình nào và cơ chế quản trị nhà trường của từng loại hình.

Học tập mô hình của Singapore và Malaysia là mô hình chủ sở hữu là tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân - cơ sở giáo dục tƣ thục là dự án giáo dục của pháp nhân. Như vậy, việc chủ sở hữu lựa chọn mô hình tổ

chức pháp nhân là công ty cổ phần hay công ty TNHH là quyền của chủ sở hữu, mô hình do chủ sở hữu quyết định sẽ tuân thủ tương ứng các quy định của luật doanh nghiệp 2014. Các vấn đề tài chính, tài sản, góp vốn, biểu quyết đã được Luật đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ. Như vây, trong luật giáo dục chỉ cần quy định các thiết chế quản trị nhà trường, hiệu trưởng, ban kiểm soát … . Mô hình này cũng đang được áp dụng với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam, cho đến nay chưa có các bất cập nào.

Việc sửa đổi bổ sung vào trong luật mô hình thành lập tổ chức kinh tế để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục sẽ tạo môi trường đầu tư rõ

ràng cho các nhà đầu tư trường tư thục. Thúc đẩy việc đầu tư vào trường tư thục nhằm giảm gánh nặng cho trường công lập; Huy động được vốn đầu tư cho giáo dục trong khi nhà nước chưa đủ nguồn lực để đầu tư tổng thể; Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giáo dục tư thục phát triển bằng việc định hướng mô hình cơ sở giáo dục tư thục cần thành lập khi nhà đầu tư quyết định đầu tư vào dịch vụ giáo dục; giải quyết “NÚT THẮT” là bất cập về tranh chấp tài chính của nhà đầu tư tư nhân; Phân định rõ các hoạt động tài chính, tài sản được điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp, trong đó các vấn đề thường gây tranh chấp được giải quyết theo luật doanh nghiệp.

Chế định pháp lý rõ ràng sẽ giảm thiểu được các tranh chấp giữa các cá nhân nhà đầu tư trường tư thục. Áp dụng mô hình thành lập tổ chức kinh tế trước khi thành lập trường sẽ tạo hành lang pháp lý an toàn cho mọi nhà đầu tư, nhà đầu tư xác định được mô hình cần đầu tư ra sao, đảm bảo hoạt động ổn định của nhà trường, đảm bảo niềm tin của người dân vào hệ thống tư thục được nhà nước quản lý. Việc thực hiện các trình tự thủ tục này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng trong việc quản lý các trường tư thục. Đồng thời bổ sung quy định này cũng tương thích với Luật đầu tư 2014 (cho phép thành lập doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư.) và cam kết WTO, tạo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Kết luận chƣơng 3

Mặc dù Việt nam đã có những quy định về thành lập, quản trị và hoạt động cơ sở giáo dục tư thục kết hợp chung với các quy định của giáo dục công lập nhưng nội dung quy định về thành lập cơ sở giáo dục tư thục chưa bắt buộc nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn dành quyền lựa chọn cho nhà đầu tư, trong khi cơ chế đầu tư này được quản lý chặt chẽ và là điều kiện bắt buộc quy định trong luật của Singapore, Hàn quốc, Malaysia (nhà

đầu tư có tư cách pháp nhân). Từ việc cơ chế đầu tư không được rõ ràng khi

nhà đầu tư không thành lập công ty, dẫn tới cơ chế quản trị nguồn vốn của nhà đầu tư cũng không thể áp dụng Luật doanh nghiệp mà chỉ vận dụng, mà tính pháp lý của vận dụng chưa có tính chất buộc tuân thủ. Đây chính là điểm bất cập trong thành lập, quản trị và điều hành mà pháp luật về giáo dục tư thục ở Việt nam cần nhanh chóng sửa đổi và ban hành.

Theo các quy định này, nguồn vốn đầu tư là do các các nhân hoặc tổ chức đầu tư, không phải nguồn vốn nhà nước. Do đó, việc quản trị, điều hành hoạt động cơ sở giáo dục tư thục sẽ khác so với việc điều hành cơ sở giáo dục công lập mặc dù cả hai cơ sở giáo dục công lập và giáo dục tư thục đều phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng giáo dục. Vậy mô hình cơ sở giáo dục tư thục này cần có hệ thống pháp luật đặc thù để điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng đào tạo.

Từ những phân tích trên, tại chương III, tác giả đã đưa ra kiến nghị về việc Việt nam cần phải có một luật về trường tư thục để hướng dẫn và định hướng bắt buộc các nhà đầu tư muốn thành lập cơ sở giáo dục tư thục thì phải thành lập tổ chức kinh tế như các quy định ở các nước Đông Nam Á.

Trong đó quy định rõ về nguồn vốn đầu tư được định danh bằng một văn bản pháp lý, quyền điều hành hoạt động dạy học và quyền quản tri nguồn vốn tách biệt, cũng như các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư,

của hội đồng trường và các chức danh quản lý khác như hiệu trưởng, hội đồng khoa học tại các cơ sở giáo dục tư thục. Việc có một văn bản pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ giúp cho giáo dục tư thục phát triển, đồng hành cùng các cơ sở giáo dục công lập để đóng góp cho sự phát triển của nền giáo dục.

KẾT LUẬN

Để giáo dục tư thục của Việt nam thực sự phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của người học và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về giáo dục tư thục cần phải được hoàn thiện và chỉ áp dung một mô hình giáo dục tư thục duy nhất, đó là Mô hình Cơ sở giáo dục tƣ thục là có nhà đầu tƣ là tổ chức kinh tế.

Về cơ chế pháp lý của mô hình khi thành lập: trường không có tư

cách pháp nhân, nhà trường là dự án giáo dục của pháp nhân đầu tư, pháp nhân đầu tư nhà trường hoạt động theo mô hình tổ chức kinh tế mà pháp nhân lựa chọn theo quy định của luật doanh nghiệp. Các hoạt động của tổ chức kinh tế bao gồm: góp vốn, định giá tài sản góp vốn, chuyển nhượng vốn (nếu có), biểu quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, tài sản sẽ do Luật doanh nghiệp 2014, luật đầu tư 2014 và các văn bản pháp lý liên quan điều chỉnh và do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép (giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trong nước).

Về cơ chế quản trị: cần quy định rõ về Quyền và trách nhiệm của Hội đồng trƣờng như Quyết định chính sách tuyển sinh, mở ngành, đào tạo,

liên kết đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục theo đề xuất của hiệu trưởng; Quyết định tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các chức danh quản lý trong cơ sở giáo dục đại học, tiêu chuẩn giảng viên và vị trí khác phù hợp với quy định của pháp luật; Quyết định nhân sự hiệu trưởng trình nhà đầu tư phê duyệt; Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính theo khung phê duyệt của nhà đầu tư, và các chính sách khác của trường; quyết định chính sách chính

sách học phí, học bổng cho sinh viên; Trên cơ sở khung chi phí tiền lương do nhà đầu tư quy định, phê duyệt đề xuất của hiệu trưởng về tiền lương, thưởng và các quyền lợi khác của các chức danh lãnh đạo, quản lý nhà trường theo kết quả và hiệu quả công việc.

Trong các văn bản hướng dẫn luật cũng cần quy định rõ về mối quan hệ giữa nhà đầu tư và hội đồng trường để điều chỉnh các hoạt động giáo dục, cụ thể: Mối quan hệ giữa nhà đầu tư là tổ chức kinh tế và hội đồng trường được phân định thành 2 cơ quan quyền lực: tổ chức kinh tế là cơ quan quản lý phần vốn và các hoạt động đầu tư, hội đồng trường là cơ quan quản lý các hoạt động đào tạo và phát triển nhà trường. Nhà đầu tư thông qua tổ chức kinh tế để điều hành hoạt động đầu tư cơ sở giáo dục là cơ quan quản lý cao nhất, có trách nhiệm xây dựng các quy định về tài chính, hệ thống kế toán, thực hiện các hoạt động về quảng cáo, tuyển sinh, báo cáo tài chính, phê duyệt các kế hoạch đào tạo, kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch nhân sự do hội đồng trường đề xuất. Hội đồng trường là cơ quan quản lý cao nhất quyết định các vấn đề đào tạo, học thuật, mở ngành, nghiên cứu khoa học và các chế độ chính sách cho giảng viên, người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Về cơ chế hoạt động của nhà trƣờng: quy định về mở ngành, đào tạo,

giảng viên, người học sẽ được điều chỉnh bởi Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, nghị định và thông tu hướng dẫn và do Bộ giáo dục đào tạo cấp phép (giấy phép thành lập trường do thủ tướng chính phủ cấp phép và giấy phép hoạt động do Bộ giáo dục cấp phép theo quy định tại nghị đinh 46/2017/ND- CP và nghị định 86/2018/NĐ-CP).

Khi áp dụng mô hình này sẽ tạo ra các định hƣớng rõ ràng cho nhà đầu tƣ: trong Luật Giáo Dục, Luật giáo dục đại học chỉ cần bổ sung quy định

đầy đủ bởi luật doanh nghiệp 2014 và luật đầu tư 2014. Giải quyết được hết các bất cập hiện nay về tranh chấp vốn của các chủ sở hữu bởi vì khi là pháp nhân hoạt động theo mô hình tổ chức do nhà đầu tư lựa chọn (cổ phần, TNHH…) theo quy định của luật doanh nghiệp 2014. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người học, giáo viên, giảng viên về hoạt động của nhà trường. Đặc biệt với cơ sở giáo dục tư thục thu tiền của học sinh thì khi có sai phạm phải đền bù bồi thường, sẽ có nguồn vốn được định danh có tư cách pháp lý để thực hiện chi trả bồi thường, bảo đảm quyền lợi cho người học. Đây cũng là trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trường tư thục trước người học. Mô hình này tạo ra sự minh bạch trong cơ chế tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước đông nam á và những kiến nghị với việt nam (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)