Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình cơ sở giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước đông nam á và những kiến nghị với việt nam (Trang 47 - 75)

tƣ thục ở các nƣớc Đông Nam Á

Các văn bản pháp luật về giáo dục tư thục của Singapore, Malaysia, đều quy định mô hình cơ sở giáo dục tư thục theo hình thức có một công ty hay một pháp nhân được thành lập, đã góp xong vốn góp, số vốn góp này được đăng ký theo quy định pháp luật. Về quản trị và hoạt động, Luật giáo dục tư thục các nước cũng quy định cụ thể về cơ cấu điều hành, quản trị của hội đồng trường, các hoạt động học thuật, điều kiện giáo viên phải đáp ứng. Từ những quy định cụ thể như vây, nhà đầu tư tư nhân có thể nhanh chóng lập đề án khả thi theo kế hoạch 5 năm hoặc 15 năm tuỳ quy mô ngay từ khi bắt đầu xây dựng đề án thành lập cơ sở giáo dục tư thục.

Hiện tại Pháp luật về giáo dục của Việt nam đã có quy định về việc thành lập tổ chức kinh tế, rồi tổ chức kinh tế này thành lập cơ sở giáo dục tư thục. Tuy nhiên hiện tại Luật Việt nam đang đưa ra hình thức “lựa chọn”, chứ không bắt buộc mô hình cơ sở giáo dục tư thục phải thành lập công ty theo đạo luật công ty như Malaysia hay Singapore, Hàn quốc. Các quy định về hội đồng trường, quản trị và hoạt động của nhà trường đã có nhưng chưa được cụ thể và rõ ràng như Luật giáo dục tư thục ở các nước. Việt nam cần tham khảo và học tập từ các Nước Đông Nam Á như Singapore và Malaysia về việc cần phải xây dựng một mô hình cơ sở giáo dục tư thục để định hướng nhà đầu tư

tuân thủ và thực hiện khi bất kỳ nhà đầu tư nào muốn thành lập cơ sở giáo dục tư thục. Các quy định về nguồn vốn đầu tư cũng cần học kinh nghiệm của Singapore là phải thành lập công ty là tổ chức kinh tế có nguồn vốn được xác định bởi pháp luật. Các vấn đề về quản trị cũng cần được quy định rõ trong luật như quy định của luật giáo dục tư thục Singapore như số thành viên hội đồng quản trị, việc đề cử thành viên hội đồng quản trị và đăng ký với Bộ giáo dục. Các vấn đề học thuật và quản trị để kiểm soát chất lượng đào tạo cũng cần có những quy định riêng biệt so với các quy định đối với cơ sở giáo dục công lập. Đặc biệt, Việt nam nên học tập theo Mô hình “bắt buộc” mọi nhà đầu tư tư nhân muốn thành lập cơ sở giáo dục tư thục thì phải thành lập công ty. Từ đó, quy định rõ về cơ cấu quản trị và hoạt động để giúp định hướng cho nhà đầu tư tư nhân. Như vậy mới phát triển được giáo dục tư thục.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ các quy định pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục ở các nước Đông Nam Á. Những nội dung về thành lập, quản trị và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục, đặc biệt các quy định về quản lý phần vốn đầu tư tư nhân của Singapore và Malaysia thông qua việc bắt buộc các nhà đầu tư thành lập công ty. Quy định này xác định rõ mô hình cơ sở giáo dục tư thục cần thành lập là thành lập công ty/ doanh nghiệp trước khi thành lập cơ sở giáo dục để đảm bảo nhà đầu tư có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vận hành cơ sở giáo dục tư thục.

Từ những phân tích pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tại các nước Đông Nam Á tại chương 2 để làm bài học kinh nghiệm cho Việt nam. Tại chương 3, tác giả sẽ phân tích thực trạng pháp luật của Việt nam về mô hình cơ sở giáo dục tư thục, trong đó phân tích các điểm còn khuyết thiếu của Việt nam bằng việc so sánh với các quy định của Singapore và Malaysia, đồng thời đưa ra các định hướng kiến nghị hoàn thiện Pháp luật Việt nam.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MÔ HÌNH CƠ SỞ GIÁO DỤC TƢ THỤC

3.1. Thực trạng pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tƣ thục tại Việt Nam

Các văn bản pháp lý của Việt nam về giáo dục tư thục chưa quy định đầy đủ như Luật giáo dục tư thục các nước về việc thành lập, quản trị và hoạt động, cụ thể:

Luật giáo dục 2005 mới chỉ đề cập đến loại hình giáo dục tư thục ở 2 điều (Điều 46 và Điều 48). Tại khoản c, Điều 46 về cơ sở giáo dục thường xuyên mới chỉ quy định về “trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập”. Quy định này chưa có thành phần trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài và chưa quy định về mô hình thành lập theo hình thức tổ chức nào. Tại khoản b,c Điều 48 Luật giáo dục 2005 mới chỉ quy định về “trường

dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động” “trường tư thục do các tổ chức, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước”.

Tại Điều 65, 66, 68 của Luật giáo dục 2005 cũng chỉ quy định một số điểm chính của trường dân lập và tư thục như “nhiệm vụ và quyền hạn của trường

dân lập, tư thục”, trong đó quy định về chương trình, tuyển sinh, giảng dạy,

thi cử, công nhận tốt nghiệp thì có quyền hạn và nhiệm vụ như trường công lập. Điều 66 cho phép Trường tư thục tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch phát triển của nhà trường. Điều 68 quy định trường tư thục được hưởng chính sách về thuế và tín dụng, trong đó ghi rõ chính phủ quy định về chính sách ưu đãi cho trường tư thục. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP

trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường, đó là các ưu đãi về thuế và thuê đất nếu trường tư thục đáp ứng tiêu chí quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-Ttg ngày 10/10/2008 quy định về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao môi trường. Các quy định ở các Điều 65, 66,68 mới chỉ quy định cơ bản về nhiệm vụ và quyền được tự chủ, quyền được hưởng các chính sách nhà nước. Chưa có các quy định cụ thể về quyền sở hữu của nhà đầu tư trường tư thục, quyền của hội đồng trường tư thục, quản lý vốn đầu tư trong giáo dục như luật giáo dục các nước. Tại Luật giáo dục Đại học 2012, quyền sở hữu của nhà đầu tư cũng đã được đề cập nhưng chưa rõ ràng, tại Điều 7 quy định “cơ sở giáo dục đại học

tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân”.

Có một bất cập trong các quy định của luật là không quy định tư cách pháp lý của nhà đầu tư (là cá nhân đầu tư) trường tư thục để định danh quyền sở hữu nguồn vốn đầu tư (số vốn góp được đăng ký theo quy định pháp luật). Khi nguồn vốn đầu tư chưa được định danh theo quy định pháp luật thì nguồn vốn góp vẫn thuộc sở hữu tư nhân, trường chưa có tư cách pháp nhân vì còn thiếu yếu tố là “có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu

trách nhiệm bằng tài sản của mình “như quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự

2015. Tại Thông tư số 13/2011/TT-BGDDT ngày 28/3/2011 quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học loại hình tư thục, trong đó Điều 7 quy định các thành viên góp vốn phải tổ chức đại hội đồng thành viên góp vốn. Thông tư này quy định cụ thể về phương thức thành lập và hoạt động của thành viên góp vốn tại các Điều 7 và Điều 8 và được cấp có thẩm quyền công nhận. Điều 6 của thông tư cũng quy định rất rõ về cơ cấu tổ

chức của trường phổ thông tư thục. Tuy nhiên không có bất cứ quy định nào nói về phần vốn góp định danh thế nào, cũng không có quy định về quyền sở hữu tài sản góp vốn được công nhận hợp pháp bằng bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Phần vốn góp chỉ được thể hiện ở biên bản góp vốn và được quy định trong quy chế do nhà trường quy định. Đây là điểm khuyết thiếu trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về các hoạt động đầu tư trong giáo dục, đặc biệt đối với giáo dục tư thục. Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giáo dục là một loại dịch vụ, như quy định tại biểu 5 của cam kết WTO ghi rõ:

5. Dịch vụ giáo dục: chỉ cam kết trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ. Đối với phân ngành ©, (D) và (E) thì chương trình đào tạo phải được Bộ giáo dục và Đào tạo của Việt nam phê chuẩn.

Dịch vụ giáo dục tự thục là dịch vụ do tư nhân cung cấp. Tức là một loại hình kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014, khi đầu tư kinh doanh, phần vốn góp của các nhà đầu tư được công nhận bằng một văn bản pháp lý như giấy phép đầu tư nay được gọi là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc giấy phép doanh nghiệp nay được gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng đối với việc đầu tư thành lập cơ sở giáo dục thì các văn bản pháp lý quy định về mô hình cơ sở giáo dục tư thục lại không có các quy định về phần vốn góp phải được xác định bởi một văn bản pháp lý của cơ quan cấp phép. Chính sự khuyết thiếu này trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động đầu tư vào giáo dục tư thục sẽ dẫn tới các tranh chấp không đáng có giữa các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tư thục. Chỉ một biên bản góp vốn không đủ tư cách pháp lý để định danh phần vốn. Biên bản góp vốn được nhắc đến trong thông tư nhưng không được soạn thảo theo bất cứ quy định pháp lý nào mà chỉ thể

hiện ý chí và mong muốn của nhà đầu tư, và cũng không được công nhận bởi bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào. Biên bản góp vốn này chỉ được xem như là 1 phần tài liệu báo cáo để cơ quan cấp phép có dữ liệu về nhà đầu tư để cấp phép thành lập và hoạt động cơ sở giáo dục tư thục, chứ cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động giáo dục tư thục không xác nhận số vốn này, không như việc cơ quan cấp phép cấp chứng nhận đầu tư ghi rõ số vốn đầu tư cho dự án hoặc giấy phép doanh nghiệp ghi rõ số vốn đầu tư của từng thành viên. Do đó, Văn bản góp vốn này không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư.

Theo quy định tại Điều 106 về đăng ký tài sản của Bộ Luật Dân sự 2015 thì “quyền sở hữu tài sản phải được đăng ký theo quy định của Bộ luật

dân sự và pháp luật về đăng ký tài sản”, do vậy, khi các thành viên góp vốn

góp bằng quyền sở hữu bất động sản và chỉ ghi trong biên bản góp vốn mà không làm thủ tục đăng ký chuyển quyền thì quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về cá nhân góp vốn. Khi có tranh chấp giữa các thành viên hay có các vấn đề thuộc về trách nhiệm cuả nhà trường với người học thì quyền về sở hữu tài sản chưa đăng ký chuyển đổi vẫn thuộc về cá nhân thành viên góp vốn và các mối quan hệ gia đình của họ. Chỉ một phần trong khối tài sản đó sẽ được xem xét để thực hiện nghĩa vụ của nhà trường.

Xem xét các văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh như Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, các quy định của 2 luật này đã đề cập được hết các góc cạnh đang còn thiếu của hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động đầu tư trong giáo dục tư thục, đó là quyền sở hữu vốn đầu tư của cá nhân góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được chuyển sang cho doanh nghiệp. Ví dụ: một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư sẽ thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế (khoản 2 Điều 22 Luật Đầu tư).

Theo khoản 16,17 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì tổ chức kinh tế là “tổ chức

được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt nam gồm doanh nghiệp” Theo quy định tại Điều 36 của Luật doanh nghiệp 2014 thì khi

thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư đó phải “Chuyển quyền sở hữu tài sản góp

vốn cho công ty được thành lập “Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty” [26, Điều 36]. Việc thành lập tổ chức kinh tế sẽ định danh

được phần vốn góp của nhà đầu tư, xác định được quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư. Khi có tranh chấp thì các quy định này sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, quy định này chỉ dành cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục ngắn hạn hoặc dài hạn. Đối với nhà đầu tư trong nước đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục thì vẫn chưa có các quy định cụ thể về mô hình quản trị vốn đầu tư.

Các bất cập về định danh phần vốn, về quyền điều hành nhà trường ngày càng nhiều khi mà xã hội phát triển, nhu cầu học tập ngày càng cao. Các bậc cha mẹ đều mong muốn cho con mình được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhất. Đáp ứng nhu cầu này, các trường tư thục được thành lập bằng nguồn vốn tư nhân trong nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài liên tiếp được thành lập, và từ đó, các tranh chấp phát sinh quyền điều hành, quyền quản trị của các nhà đầu tư tư nhân cũng tăng cao.

Trong năm 2017, 2018 và 2019 các văn bản quy định về các hoạt động giáo dục liên tiếp được sửa đổi. Đó là Nghị định 86/2018/ND-CP quy định về hợp tác đầu tư với nước ngoài được ban hành, thay thế cho Nghị định 73/2012/ND-CP. Điểm mới của nghị định là đã định danh được các vấn đề cốt lõi như liên kết đào tạo, liên kết giáo dục và đặc biệt là quy định rõ thế nào là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, khoản 1 Điều 2 quy định “Cơ

vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng”

Tại nghị định này, khái niệm “Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước

ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư” [7, Điều 2] đã làm rõ phần vốn góp của nhà đầu tư, tương thích với

quy định của Luật Đầu tư 2014. Với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thì nghị định này đã làm rõ cơ cấu thành lập là phải thành lập tổ chức kinh tế để từ đó nguồn vốn đầu tư được định danh bằng thủ tục pháp lý. Với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trong nước thì cơ cấu thành lập tổ chức kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước đông nam á và những kiến nghị với việt nam (Trang 47 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)