Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về viên chức trong trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 40 - 44)

2.1. Khái niệm viên chức, pháp luật về viên chức trong trường đại học

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về viên chức trong trường đại học

Trên cơ sở nhận thức chung về pháp luật, về viên chức khái niệm về pháp luật về viên chức trong trường đại học được xác định là tổng hợp các quy phạm pháp luật có mối quan hệ thống nhất nội tại do chủ thể có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến viên chức trong trường đại học, bao gồm các quy định về địa vị pháp lý của viên chức; tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức; chức danh, vị trí việc làm của viên chức; các chế độ, chính sách đối với viên chức; đánh giá, xếp loại viên chức; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với viên chức trong trường đại học và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức trong trường đại học. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về viên chức trong trường đại học được xác định như sau:

Một là: Quy định về địa vị pháp lý của viên chức trong trường đại học, bao

của viên chức, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp của viên chức trong trường đại học, các hành vi viên chức không được làm… Các quy định này rất quan trọng, nhằm xác định viên chức là ai, địa vị pháp lý của họ, hoạt động trong những lĩnh vực cụ thể nào cũng như vị trí, vai trị của viên chức đối với xã hội...;

Hai là: Quy định về tuyển dụng, sử dụng, về đào tạo, bồi dưỡng viên chức

trong trường đại học: quy định về nội dung, hình thức, cơ sở đào tạo đối với viên chức trong trường đại học; việc bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng theo nhu cầu đối với viên chức trong trường đại học;

Ba là: Quy định về chế độ, chính sách, khen thưởng đối với viên chức trong

trường đại học với các quy định về lương, phụ cấp cho viên chức, các hình thức khen thưởng, tôn vinh đối với viên chức trong trường đại học;

Bốn là: Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc

xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức trong trường đại học gồm: các quy định về trách nhiệm của nhà nước, của các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, cá nhân khác đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trong trường đại học; xử lý vi phạm đối với viên chức trong trường đại học;

Năm là: Một số quy định khác: quy định về hợp tác quốc tế về viên chức...

trong trường đại học.

Như vậy, pháp luật về viên chức trong trường đại học là một bộ phận cấu thành của chế định pháp luật về viên chức nói chung. Do đó, ngồi các đặc điểm của pháp luật nói chung, pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật về viên chức trong trường đại học thể chế hóa trách

nhiệm của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục.

Pháp luật về viên chức trong trường đại học cần có đủ các nhóm quy phạm điều chỉnh toàn bộ các quan hệ quan trọng nhất nhằm tạo điều kiện cho viên chức trong trường đại học tự do phát triển nghề nghiệp, tự do học thuật, dân chủ hóa hoạt động quản lý đội ngũ viên chức trong trường đại học. Đó là các quy định về địa vị pháp lý của viên chức trong trường đại học, quy định về tuyển dụng, sử

dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách, khen thưởng…. đối với viên chức trong trường đại học. Mỗi nhóm vấn đề phải có đủ các quy phạm pháp luật để giải quyết tương đối trọn vẹn vấn đề đó dưới góc độ pháp lý cụ thể.

Ví dụ: Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, pháp luật về viên chức trong trường đại học cần có các quy định cụ thể về chương trình, nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với người học. Tất cả các quy định pháp luật đó đều nhằm mục đích cao nhất là tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền của viên chức, bên cạnh những yêu cầu viên chức phải thực hiện các nghĩa vụ mà Nhà nước quy định, cơ chế quản lý viên chức và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với viên chức. Qua đó, xây dựng đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng được tốt các yêu cầu của người dân, tạo động lực đẩy mạnh cải cách khu vực dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục ở bậc đại học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Thứ hai, pháp luật về viên chức trong trường đại học trực tiếp bảo đảm

quyền con người, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục đại học.

Pháp luật về viên chức trong trường đại học bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của viên chức, bảo đảm sự tự do hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong trường đại học, để viên chức trong trường đại học có cơ hội cống hiến, tận tâm, đam mê với nghề. Pháp luật cũng xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của viên chức trong trường đại học trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể khác trong quá trình đào tạo, giáo dục (nhà quản lý, người đi học, nhà trường và xã hội).

Pháp luật về viên chức trong trường đại học bảo đảm công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục, trong tham gia vào quá trình giáo dục, bảo đảm cơ hội học tập cho người học, bình đẳng trong đối xử của giảng viên đối với tất cả người học. Đồng thời, Nhà nước chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức cho các trường đại học, có chính sách đặc thù đối với viên chức làm việc ở các trường đại học thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, có chính sách trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với viên chức tài năng, tôn vinh và nâng cao vị thế xã hội của họ, có cơ chế để tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng, kinh

Thứ ba, pháp luật về viên chức trong trường đại học gắn với đổi mới cơ chế

hoạt động của các trường đại học công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bảo đảm thực hiện việc tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành của các trường đại học.

Pháp luật về viên chức trong trường đại học ghi nhận và bảo đảm việc chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ có chế bộ chủ quản; bảo đảm vai trị kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trị của các đồn thể, tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học. Quản lý nhà nước chỉ tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; hồn thiện mơi trường pháp lý; triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học.

Pháp luật về viên chức quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học, không làm thay hoặc cản trở hoạt động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường đại học; chuyển từ cách quản lý hành chính sang quản lý chất lượng và hiệu quả đào tạo đối với trường đại học; phát huy mọi khả năng, năng lực của từng trường bằng cạnh tranh lành mạnh trong hội nhập quốc tế và xu thế tồn cầu hóa.

Thứ tư, pháp luật về viên chức trong trường đại học bảo đảm tương quan

giữa điều chỉnh pháp luật với điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức và các quy phạm xã hội khác.

Nhằm thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu pháp luật cần có sự hỗ trợ của các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. Dưới sự tác động của đời sống xã hội, cộng đồng ln hình thành các quy tắc ứng xử chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội. Điều đó địi hỏi mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào, cũng cần phải ý thức được về bản thân, ý thức được nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với người khác và đối với xã hội.

“người thầy” vốn được xem là một “hình mẫu” của xã hội, khơng chỉ địi hỏi họ phải có năng lực, trình độ chun mơn, mà cịn phải có đạo đức, chuẩn mực của một nghề vô cùng quan trọng và vinh quang này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 40 - 44)