Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học cần gắn với việc bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 121 - 125)

4.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở

4.1.2. Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học cần gắn với việc bảo

việc bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học

Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “tự chủ đại học” tùy theo nhận thức, quan niệm về vai trò của nhà nước đối với giáo dục đại học. Ở các nước Châu Âu, tự chủ đại học được nhìn nhận từ khía cạnh quản lý nhà nước (đó là việc nhà nước kiểm soát về mặt chiến lược thay cho sự can thiệp trực tiếp vào quản trị nội bộ các trường đại học, trên cơ sở đó, các trường đại học vận hành theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động) và khía cạnh trường đại học (đó là quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũng như mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường).

Xét ở cấp độ thể hiện, tự chủ có thể được thể hiện ở cấp độ giữa trường đại học với nhà nước và cấp độ giữa trường với các bộ phận trong trường. Tự chủ cũng có thể chỉ có tính chất thủ tục hình thức (quyền quyết định các phương tiện, cách thức để đạt đến mục tiêu đã được xác định trước) hoặc tự chủ có tính chất thực chất (quyền quyết định các mục tiêu cũng như chương trình hoạt động của chính nhà trường).

Xét ở lĩnh vực thể hiện, tự chủ trường đại học có thể xem xét ở bốn lĩnh vực chính là cơ cấu tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật. Tự chủ trong các lĩnh vực này có mối quan hệ khăng khít và cần được thực hiện đồng bộ.

Trên thế giới, tự chủ đại học được xem là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học. Ở các nước có thể chế chính trị, nền kinh tế, xã hội khác nhau thì mối quan hệ giữa Nhà nước và cơ sở giáo dục đại học cho thấy mức độ tự chủ đại học là khác nhau, thể hiện ở các mức độ kiểm soát khác nhau của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học. Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank đã khái qt bốn mơ hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau; đó là mơ hình Nhà nước kiểm sốt hồn tồn (ví dụ: ở Malaysia), mơ hình bán tự chủ (như ở Pháp và NewZealand), mơ hình bán độc lập (ở Singapore) và mơ hình độc lập (ở Anh, Úc). Tuy nhiên, trong mơ hình Nhà nước kiểm sốt,, cơ sở giáo dục đại học vẫn được hưởng một mức độ tự chủ nhất định vì Nhà nước khơng thể kiểm sốt được tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học bởi những lý do tài chính và thực tiễn; bên cạnh đó, trong mơ hình độc lập thì vẫn có những quy định về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm sốt về mặt chiến lược và có quyền u cầu giải trình của các cơ sở giáo dục đại học.

Mặt khác, các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ chủ động, đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong q trình hoạt động, tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Vì vậy, xu hướng chung trên tồn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mơ hình Nhà nước kiểm soát sang Nhà nước giám sát, tăng cường mức độ tự chủ cho các trường đại học.

Ở Việt Nam, các trường đại học đã dần được thực hiện quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tại Điều 10, Điều lệ trường đại học

được ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: “trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, cơng nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”. Ngày 10/12/2014, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học thay thế Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg đã tiếp tục ghi nhận nội dung về “quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm” của các trường đại học. Nghị quyết số 14/2004/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc hồn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học; theo đó, đổi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có tư cách pháp nhân, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Điều 14 Luật Giáo dục năm 2005 quy định về việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Luật Giáo dục đại học được ban hành đã quan tâm tới vấn đề tự chủ của các trường đại học, thể hiện trong các quy định về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh… Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học quy định: các trường đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm của các trường đại học. Trong các tài liệu về giáo dục đại học ở các nước phát triển, thuật ngữ “tự chịu trách nhiệm” được

giải thích với nhiều nội dung khác nhau. Đó là trách nhiệm liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định họ cần thực thi nhiệm vụ của họ như thế nào; trách nhiệm sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khi sinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai hỏi hoặc là trách nhiệm được giao quyền lực trước một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học ở Việt Nam đều quy định về nội dung “tự chịu trách nhiệm” của các trường đại học. Giống các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam quy định “tự chịu trách nhiệm” là “trách nhiệm” của các cơ sở giáo dục đại học trước cơ quan quản lý cấp trên, trước người học, trước cơ sở sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp và trước toàn thể xã hội.

Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học luôn là hai mặt không thể tách rời trong mọi hoạt động của một nhà trường; tự chủ nhằm bảo đảm hiệu quả và hiệu suất cao trong khi tự chịu trách nhiệm chủ yếu là để bảo đảm chất lượng và công bằng xã hội trong giáo dục đại học. Quyền tự chủ càng lớn thì trách nhiệm xã hội càng cao. Tất cả các lĩnh vực mà cơ sở giáo dục đại học được trao trách nhiệm tự ra quyết định thì phải bảo đảm tính minh bạch, đúng khn khổ pháp luật và phải chịu trách nhiệm về các quyết định ấy. Đồng thời, để các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động của mình, địi hỏi lãnh đạo cơ sở giáo dục đó phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của cơ sở mình.

Để giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi mới và hội nhập giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học phải được bảo đảm tính tự chủ trong các hoạt động, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước toàn xã hội về mọi hoạt động của nhà trường. Việc bảo đảm về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học được thể hiện rõ nét trong bảo đảm pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của trường đại học. Cụ thể: Nhà nước quy định bằng pháp luật các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học; tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các trường đại học thực hiện các quyền đó và Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát bảo đảm cho việc thực hiện các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đúng với mục tiêu, chính sách của nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, đối với việc thực hiện pháp luật về viên chức, quyền tự chủ của các trường đại học thể hiện rõ nét trong các quyết định về nhân sự, tài chính. Đó là việc chủ động xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ. Đó là quyền tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên; về chi tiền lương và thu nhập tăng thêm; về trích lập các quỹ; tự chủ trong giao dịch tài chính và cho phép các trường đại học công lập được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Việc tự chủ về nhân sự, tài chính đối với các trường đại học sẽ giúp hạn chế những tiêu cực trong giáo dục của nước ta do việc định giá không đúng và chi trả thấp cho các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó, lương giảng viên, viên chức được chi trả thỏa đáng, bảo đảm cho cuộc sống của họ và gia đình họ, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 121 - 125)