Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 40)

1.3.1. Khung phân tích làm cơ s cho thc hin lun án

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng công chức; hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về công chức, chất lượng công chức, chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, xác định rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh làm cơ sở để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng cả về thể lực, trí lực, tâm lực và hiệu quả công việc của họ.

Sau đó, dựa trên những đánh giá, đặc biệt là từ những hạn chế và nguyên nhân về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, kết hợp với bài học kinh nghiệm của một số địa phương, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tớị

Khung phân tích của luận án được mô tả ở sơ đồ 1.1.

Sơđồ 1.1. Sơđồ khung phân tích làm cơ sở cho thực hiện luận án

Nguồn: NCS tự tổng hợp

1.3.2. Quy trình nghiên cu

Quy trình nghiên cứu của luận án được tiến hành theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan và xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứụ

Bước này giúp NCS tìm hiểu được tình hình các công trình nghiên cứu trước đây có

liên quan đến đề tài nghiên cứu, qua đó tìm được khoảng trống trong nghiên cứụ Căn cứ vào các khoảng trống nghiên cứu và tình hình thực tiễn của bối cảnh nghiên cứu, NCS lựa chọn nội dung nghiên cứu, xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu để đảm bảo các nội dung nghiên cứu của mình đạt đúng mục tiêu đề ra, đồng thời lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu đề rạ

Bước 2: Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh ở một số địa phương trong nước. Trong bước này, NCS tiến hành thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các tư liệu, dữ liệu, lập luận để làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng và phương pháp đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, đặc biệt là xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế.

Bước 3: Xây dựng cách thức đánh giá chất lượng công chức thông qua các giá trị trung bình của các tiêu chí. Bước này là bước NCS triển khai các kỹ thuật trong công cụ Excel để có các thông tin đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh

Giải pháp nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (1) Thể lực (2) Trí lực (3) Tâm lực (4) Hiệu quả công việc

Kinh nghiệm của một sốđịa phương trong nước về nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Các nhân tố ảnh hưởng

Bước 4: Phân tích thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng dựa trên các dữ liệu bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ

liệu sơ cấp thu thập được. Đồng thời, NCS nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của

những mặt hạn chế về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Bước 5: Đề xuất giải pháp. Trên cơ sở thảo luận kết quả nghiên cứu về chất

lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng cùng

với những vấn đề đặt ra về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và tham

khảo kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương, NCS đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng

bằng sông Hồng.

1.3.3. Các phương pháp nghiên cu c th

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài luận án sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Trên cơ sở các tài liệu thu

thập được, NCS tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh các nghiên cứu đã công bố

trong và ngoài nước về chất lượng nhân lực, hiệu quả công việc, chất lượng công chức quản lý kinh tế được đăng trên các tạp chí, sách, báo, các hội thảo… để qua đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu… Các phương pháp này cũng được sử dụng để tổng hợp cơ sở lý luận và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xây dựng các khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, khái quát mô hình nghiên cứu, phân tích và làm rõ cơ sở lý thuyết liên quan đến chất lượng cán bộ công chức, xây dựng

các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Các phương

pháp này còn được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức

quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng theo các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát thực tiễn đối với đối tượng công chức quản lý kinh

tế cấp tỉnh tại 09 tỉnh đồng bằng sông Hồng; phân tích các nguyên nhân dẫn đến

những mặt hạn chế của chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh; và luận giải các giải pháp, kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Các phương pháp này còn được sử dụng để thiết kế các bảng hỏi khảo sát thực tiễn.

- Các phương pháp thống kê như thống kê mô tả, thống kê so sánh: Các phương

thống kê qua các năm, báo cáo của các bộ, ngành, địa phương… về công chức và chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và làm rõ thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế tại các địa phương đồng bằng sông Hồng dưa vào các số liệu, dữ liệu thống kê thu thập được.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: Dựa trên các bảng hỏi khảo sát được thiết kế sẵn, NCS sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn để thu thập các dữ liệu về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và một số nhân tố tác động đến chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp các bài học kinh nghiệm của các địa phương trong việc nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế.

1.3.4. D liu và phương pháp thu thp, x lý d liu

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài

được thu thập từ nhiều nguồn và các thông tin về đội ngũ công chức quản lý kinh tế

cấp tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo về nhân lực, về đội

ngũ công chức quản lý nói chung, công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh nói riêng của các Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có chức năng quản lý các chuyên ngành kinh tế ở các địa phương và Bộ Nội vụ.

Dữ liệu sơ cấp là kết quả trả lời bảng hỏi của đối tượng là công chức quản lý

kinh tế làm việc tại các sở, ban, ngành chuyên môn cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng

sông Hồng thuộc phạm vi nghiên cứụ

Các dữ liệu thu thập được phân loại, tổng hợp và phân tích nhằm làm rõ các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã đề rạ

Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng, NCS thực hiện theo hai bước: khảo sát lần 1 và khảo sát lần 2 (khảo sát) chính thức.

Bước 1: Khảo sát lần 1

NCS tiến hành khảo sát lần 1 nhằm tính toán và xác định thời gian cho việc trả

lời một bảng hỏi, tính toán và xác định độ tin cậy, độ giá trị của bảng hỏi, tiến hành

chỉnh sửa nội dung bảng hỏị Đối tượng khảo sát lần 1 gồm 50 công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đang công tác tại Bắc Ninh.

Các câu hỏi trong bảng hỏi bao gồm các câu hỏi cụ thể liên quan đến các tiêu chí được xây dựng và sử dụng để đánh giá chất lượng công chức.

Với tiêu chí về thể lực là câu hỏi về tình hình sức khỏe, độ tuổi để đảm nhiệm vị trí công việc.

Với tiêu chí về trí lực bao gồm các câu hỏi liên quan đến: i) Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn như việc nắm rõ kiến thức chung về nhà nước và pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác; chức năng, nhiệm vụ của tỉnh và các đơn vị quản lý nhà nước nơi công tác; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của vị trí công việc; năng lực chuyên môn có phù hợp với vị trí công việc hay không; ii) Năng lực công tác chuyên môn cụ thể là khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu công

việc; khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc; khả năng ra quyết định

độc lập; khả năng tạo dựng các mối quan hệ phục vụ công việc; iii) Kết quả thực hiện

công việc cụ thể là các câu hỏi về mức độ hoàn thành các công việc được giao; sự

đánh giá của cơ quan và bản thân về mức độ hoàn thành công việc.

Với tiêu chí về tâm lực bao gồm các câu hỏi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; về thái độ làm việc thể hiện ở việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị; sự tận tụy với công việc;

việc hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công việc; việc nắm rõ quy trình, kế hoạch, yêu

cầu, chất lượng thực hiện công việc; sự sẵn sàng phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Với tiêu chí về hiệu quả công việc bao gồm các câu hỏi về tiêu chuẩn chất lượng công việc so với tiêu chuẩn chính thức, so với yêu cầu đề ra cho công việc, mức độ đáp ứng mong đợi của người quản lý của tôi, sự phấn đấu cho chất lượng công việc cao hơn yêu cầu…

Các câu hỏi liên quan đến nhân tố tác động đến chất lượng công chức quản lý

kinh tế cấp tỉnh là các câu hỏi xung quanh sự căng thẳng công việc (sự bồn chồn, lo lắng về kết quả; sự quá tải với công việc…); sự hài lòng với công việc (sự hứng thú, có thích công việc, thích đi làm hay không, có niềm vui trong công việc, có hạnh phúc vì thực hiện công việc hay không); sự hỗ trợ của đồng nghiệp; sự hỗ trợ của người quản lý trong thực hiện công việc…

Cách thức tiến hành: NCS tổ chức cho các công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi đã được thiết kế sẵn. Số phiếu phát ra là 50, số phiếu thu về là 50 hợp lệ.

Sau khi kết thúc khảo sát lần 1, NCS sửa lại một số thuật ngữ và thiết kế lại bảng hỏi về chất lượng công chức quản lý kinh tế ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng để tiến hành khảo sát lần 2.

Bước 2: Khảo sát lần 2

Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu

Trong nghiên cứu này, NCS sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phi xác suất, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.

Dữ liệu thu thập được thông qua việc phát phiếu khảo sát trực tiếp đến từng

công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, cụ thể là các công chức làm việc tại các phòng ban chuyên môn, ngoại trừ khối văn phòng thuộc các sở, ban bao gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở

Tài nguyên môi trường và Ban quản lý các khu công nghiệp của các tỉnh đồng bằng

sông Hồng.

Khảo sát được tiến hành ở 09 tỉnh đồng bằng sông Hồng (ngoại trừ Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng) trong thời gian từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2019.

Kích thước mẫu:

Theo số liệu mà NCS thu thập được tính đến năm 2019, tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng có 3.154 công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các Sở, Ban đã nêu trong phạm vi nghiên cứụ Do địa bàn nghiên cứu rất rộng và bị hạn chế bởi nhiều yếu tố nên NCS lựa chọn cỡ mẫu quan sát theo phương pháp thuận tiện (Nguyễn Đình Thọ

và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009), có nghĩa lựa chọn những đối tượng có thể tiếp

cận được.

Tại mỗi tỉnh, NCS phát ra 30 phiếu cho 6 cơ quan quản lý kinh tế cấp tỉnh, như vậy mỗi cơ quan NCS sẽ phát 5 phiếu hỏị Việc khảo sát sẽ được thực hiện thông qua

gặp gỡ trực tiếp công chức đang làm việc tại các phòng thuộc cơ quan để trình bày

mục đích của nghiên cứu, đề nghị được hỗ trợ đồng thời giải thích và hướng dẫn điền các thông tin trả lời để tăng độ tin cậỵ Tại mỗi phòng, NCS phát 01 phiếu hỏi để công

chức trả lời các câu hỏi, đối tượng hỏi có thể là công chức hoặc lãnh đạo phòng tuỳ

theo sự sẵn sàng trả lời của họ. Đối với một số đơn vị do những hạn chế khách quan

không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp NCS chuyển phiếu đến lãnh đạo cơ quan nhờ

khảo sát.

NCS đã phát ra 270 phiếu tới 270 công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh của 09 tỉnh trong mẫu nghiên cứu, và thu về 235 phiếụ Trong số lượng phiếu thu về là 235 phiếu có 21 phiếu không hợp lệ do điền thiếu thông tin nên còn 214 phiếu hợp lệ.

Mẫu được lấy tại mỗi tỉnh được tổng hợp trong bảng 1.2

Bảng 1.2. Bảng tính toán số lượng phiếu khảo sát, 2019

STT Tỉnh/Thành Tổng số CCQLKT Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu không hợp lệ Số phiếu hợp lệ 1 Bắc Ninh 337 30 30 0 30 2 Nam Định 353 30 26 1 25 3 Ninh Bình 305 30 25 2 23 4 Thái Bình 340 30 25 4 21 5 Quảng Ninh 470 30 27 5 22 6 Hà Nam 371 30 25 1 24 7 Hưng Yên 285 30 25 2 23 8 Hải Dương 384 30 26 3 23 9 Vĩnh Phúc 309 30 26 3 23 Tổng số 3154 270 235 21 214 Nguồn: Tổng hợp của NCS

Trong tổng số 214 phiếu hợp lệ thu được, cơ cấu mẫu khảo sát được mô tả chi tiết ở bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3. Bảng cơ cấu mẫu khảo sát

Cơ cấu Số người trả lời Tổng số Tỉ lệ (%)

Theo giới tính Nam 112 214 52,33

Nữ 102 47,67 Theo độ tuổi Dưới 30 38 214 17,75 30 - 50 137 64,01 Trên 50 39 18,24 Theo học vấn Tiến sĩ 5 214 2,33 Thạc sĩ 111 51,86 Cử nhân 98 45,81

Qua bảng thống kê về cơ cấu mẫu điều tra cho thấy, cơ cấu người trả lời về giới,

về độ tuổi và về học vấn có tính đại diện cho đội ngũ công chức quản lý kinh tế cấp

tỉnh ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng bởi vì theo báo cáo số lượng, chất lượng công

chức của 9 tỉnh trong mẫu nghiên cứu thì tổng số công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh

các tỉnh này là 3.154 người, trong đó, cơ cấu về giới có công chức nữ là 1.234 người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)