2.2. CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG
2.2.2 Đánh giá các quy định của các nƣớc
Quy định của các quốc gia đã phân tích ở trên về các quyền cơ bản của Ngƣời tiêu dùng có một điểm chung nhất là hầu hết đều tôn trọng và cố gắng đi sát các quyền đề ra theo Các nguyên tắc chỉ đạo về bảo vệ Ngƣời tiêu dùng của Liên Hợp quốc năm 1985. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tƣợng này là ở chỗ các quyền do Liên Hợp quốc nêu ra đã khá toàn diện và bao trùm đƣợc
tất cả các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ Ngƣời tiêu dùng, có thể đƣợc cụ thể hoá thành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, nghĩa vụ của các bên liên quan, hay quy trách nhiệm pháp lý. Trong trƣờng hợp có thiếu hụt về phạm vi hay đối tƣợng điều chỉnh, thì các quyền này có thể đƣợc luận giải thành các nguyên tắc chỉ đạo việc thực thi luật.
Điểm khác biệt giữa các quốc gia này chủ yếu ở hai điểm:
Thứ nhất, có quốc gia nêu vắn tắt các quyền cơ bản này (nhƣ trƣờng hợp của Liên bang Nga, hay Thái Lan), có quốc gia nêu cụ thể và giải thích chi tiết (nhƣ trƣờng hợp của Trung Quốc); và
Thứ hai, các quốc gia chọn các tập hợp quyền khác nhau trong số 8 quyền cơ bản do Liên Hợp quốc đề xuất để đƣa vào luật quốc gia của mình. Điểm khác biệt thứ hai có thể đƣợc lý giải là do điều kiện thực tế, ý thức hệ chính trị và ƣu tiên của từng quốc gia. Các quyền đƣợc hầu hết các quốc gia phân tích đƣa vào luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng của họ gồm có quyền đƣợc an toàn, quyền đƣợc chọn lựa, quyền đƣợc thông tin, quyền đƣợc giao kết hợp đồng công bằng, quyền đƣợc giáo dục tiêu dùng, quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng thiệt hại, và quyền đƣợc đại diện.