2.5.1 .Tổng quan quy định pháp luật của một số nƣớc
3.4. Quy định liên quan đến hợp đồng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
Luật Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng Việt Nam cần có chế định rõ ràng về việc cung cấp hợp đồng dịch vụ đặc biệt là hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục trong đó quy định các điều kiện Ngƣời tiêu dùng có thể chấm dứt hợp đồng cũng nhƣ quy định rõ ràng trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ cho Ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, Luật cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các ban quản lý các khu nhà cao tầng cũng nhƣ trách nhiệm của các đơn vị thi công các công trình dân sinh nhằm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cho Ngƣời tiêu dùng một cách tốt nhất.
Luật Bảo vệ Ngƣời tiêu dùng Việt Nam nên tiếp cận vấn đề bảo vệ Ngƣời tiêu dùng trong quan hệ hợp đồng theo hƣớng lấy việc bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng là trung tâm của các quy định. Những quy định của Luật cần phải đƣợc xem xét dƣới góc độ quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng nên quy định một số vấn đề mang tính nguyên tắc liên quan đến hợp đồng nhƣ: giải thích hợp đồng (theo hƣớng có lợi cho Ngƣời tiêu dùng); ngôn ngữ giao kết hợp đồng (rõ ràng, dễ hiểu); nội dung bị cấm đƣa vào hợp đồng (những nội dung làm mất hoặc hạn chế các quyền của Ngƣời tiêu dùng); những điều khoản không có giá trị trong hợp đồng (những điều khoản đi trái với các quy định của Luật, bất lợi cho Ngƣời tiêu dùng); quyền hủy bỏ hợp đồng của Ngƣời tiêu dùng (trong trƣờng hợp Ngƣời tiêu dùng nhận thấy các quy định đó không thể hiện đúng ý chí của mình cũng nhƣ có thể gây bất lợi cho mình). Đồng thời, Luật Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng Việt Nam cũng nên quy định một số dạng hợp đồng cụ thể mà Ngƣời tiêu dùng dễ bị ―tổn thƣơng‖ nhƣ: hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, hợp đồng của thƣơng nhân báng hàng lƣu động, hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tín dụng tiêu dùng,...