Các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp của tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật bảo vệ (Trang 134)

2.5.1 .Tổng quan quy định pháp luật của một số nƣớc

3.8. Các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp của tiêu dùng

Một trong những nhiệm vụ quan trong nhất của Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan là tạo cơ chế để ngƣời tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình đặc biệt là việc quy định các phƣơng thức giải quyết tranh chấp phù hợp để ngƣời tiêu dùng có thể tiếp cận công lý. Từ kinh nghiệm của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của Việt Nam nên quy định các phƣơng thức giải quyết tranh chấp từ đơn giản nhất nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải đến những phƣơng thức giải quyết tranh chấp mang tính chặt chẽ nhƣ trọng tài, tòa án. Đối với từng phƣơng thức giải quyết tranh chấp cụ thể, Luật cũng nên có những quy định mang tính đặc thù tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khi có hành vi vi phạm quyền lợi của mình. Cụ thể là:

Đối với phƣơng thức thƣơng lƣợng, Luật cần quy định rõ về thời hạn trả lời phản ánh, khiếu nại của ngƣời tiêu dùng để tránh tình trạng tổ chức, cá nhân kinh doanh phớt lờ, bỏ qua các phản ánh của ngƣời tiêu dùng.

Đối với phƣơng thức hòa giải, kinh nghiệm của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy đây là phƣơng thức phù hợp đối với việc giải quyết tranh chấp của ngƣời tiêu dùng đảm bảo đƣợc tính linh hoạt, đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc hòa giải, ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ nhƣ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan,… quy định thành lập các tổ chức hòa giải chuyên nghiệp để thực hiện việc hòa giải. Đồng thời cũng quy định kết quả hòa giải của các tổ chức này đƣợc công nhận và buộc thi hành trong trƣờng hợp một bên không tự nguyện thực hiện kết quả hòa giải. Đây là những nội dung mà Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng cần học tập.

quyền lợi ngƣời tiêu dùng cần quy định phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với các vụ việc liên quan đến ngƣời tiêu dùng trong trƣờng hợp có thỏa thuận trọng tài kể cả việc xác lập giao dịch là nhằm mục đích thƣơng mại hay không. Kinh nghiệm của các quốc gia, vùng lãnh thổ cho thấy, trong trƣờng hợp ngƣời tiêu dùng ký kết hợp đồng theo mẫu mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh đƣa vào đó thỏa thuận trọng tài thì khi xẩy ra tranh chấp ngƣời tiêu dùng có quyền lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác.

Đối với phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Nhƣ đã đề cập, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã quy định thành lập một tòa án chuyên biệt để giải quyết tranh chấp của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, việc hình thành một hệ thống tòa án riêng biệt là chƣa phù hợp. Tuy nhiên, cần phải có những quy định trong pháp luật về tố tụng hình sự để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp của ngƣời tiêu dùng diễn ra nhanh gọn và tiết kiệm. Theo đó, cần quy định các thủ tục rút gọn, miễn nghĩ vụ chứng minh lỗi, miễn tạm ứng án phí…khi ngƣời tiêu dùng thực hiện việc khởi kiện.

3.9. Các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ Người tiêu dùng

Quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến ngƣời tiêu dùng đã đƣợc quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nhiều hình thức chế tài khác nhau từ chế tài hành chính đến chế tài hình sự (nếu hành vi cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng cho thấy, các chế tài xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng chƣa mang tính đặc thù, không có tính răn đe. Rất ít vụ việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong khi chế tài phạt tiền theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính là không phù hợp với thực tế. Có thể lấy ví dụ các vụ việc liên quan đến gian lận trong kinh doanh xăng dầu, với mức sai số thiết bị đo từ 18 – 22% mà các cơ quan chức năng đã phát hiện đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm thì mức tiền phạt 20-30 triệu đồng so với khoản lợi

bất chính mà các tổ chức, cá nhân này thu lợi là không đáng kể. Trong trƣờng hợp này, rõ ràng chế tài mà các cơ quan chức năng áp dụng theo quy định của pháp luật là không đảm bảo tính răn đe. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các hành vi vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thời gian qua không những không có dấu hiệu giảm đi mà còn có xu hƣớng tăng lên cả về số lƣợng lẫn mức độ vi phạm.

Kinh nghiệm của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, bên cạnh những quy định về chế tài hành chính, dân sự, hình sự thì các biện pháp bổ sung trong nhiều trƣờng hợp còn mang lại hiệu quả cao hơn. Tiêu biểu đó là hình thức công bố công khai danh tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm (black list). Tại một số quốc gia trên thế giới (nhƣ Australia), việc này mang lại hiệu quả rất thiết thực. Bởi vì, trong trƣờng hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh bị công khai danh tính thì có thể dẫn đến việc ngƣời tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của họ. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp mà có thể dẫn đến nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp vi phạm. Do vậy, việc nghiên cứu quy định hình thức này trong pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là hết sức cần thiết.

3.10. Nhóm các quy định liên quan đến tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng

Nhƣ đã đề cập ở trên, vài trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quy định của pháp luật hiện hành trên thực tế, tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển, Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng cần quy định rõ vị trí, vai trò của các tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ quy định những nội dung hoạt động của các tổ chức đó trong công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, Luật cũng cần có những quy định để Nhà nƣớc có thể hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức này đặc biệt trong trƣờng hợp các tổ chức đó thực hiện những nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 1999.

2. Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

3. Bộ luật Tiêu dùng của Cộng hòa Pháp, tài liệu Ban soạn thảo.

4. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng và Bản hƣớng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của Bang Quebec, Canada, Tài liệu Ban soạn thảo.

5. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Malaysia, tài liệu Ban soạn thảo. 6. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Đài Loan, tài liệu Ban soạn thảo. 7. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Ấn Độ, tài liệu Ban soạn thảo.

8. Luật khung về bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Hàn Quốc, tài liệu Ban soạn thảo.

9. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Liên Bang Nga, tài liệu Ban soạn thảo. 10. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Singapore, tài liệu Ban soạn thảo. 11. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Thái Lan, tài liệu Ban soạn thảo. 12. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Nhật Bản, tài liệu Ban soạn thảo.

13. Luật mẫu về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của Tổ chức quốc tế ngƣời tiêu dùng (CI), tài liệu Ban soạn thảo.

14. Chỉ thị số 1999/44/EC do Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Cộng đồng các quốc gia Châu Âu thông qua ngày 25/05/1999 về một số khía cạnh của việc bán hàng hoá tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan, tài liệu Ban soạn thảo. 15. Chỉ thị số 2005/29/EC của Cộng đồng quốc gia Châu Âu năm 2005 về

các hành vi thƣơng mại không công bằng liên quan đến ngƣời tiêu dùng, tài liệu Ban soạn thảo.

16. Bản hƣớng dẫn của Liên hiệp Quốc về các quyền cơ bản của ngƣời tiêu dùng.

17. Cục Quản lý cạnh tranh, Sổ tay công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

18. PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát, một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số tháng 2/2010 19.Website: http://en.wikipedia.org/wiki/Unfair_business_practices.

20. Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo tổng kết công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật bảo vệ (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)