Thực trạng quy định về quản lý thuế giá trị gia tăng và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh quảng ninh 07 (Trang 57)

tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh

2.2.6.1. Thực trạng quy định về quản lý thuế giá trị gia tăng

Quản lý thuế giá trị gia tăng là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế GTGT nhằm đảm bảo tập trung đầy đủ, đúng hạn nguồn thu từ thuế GTGT vào NSNN trên nguyên tắc công khai, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả thu ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.

Theo pháp luật hiện hành, việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng được quy định trong Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quy định về quản lý việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT, quản lý thông tin về người nộp thuế GTGT.

Mặc dù được quy định chung trong Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), song hoạt động quản lý việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT vẫn mang những đặc điểm riêng. Điều đó thể hiện ở chỗ, để quản lý được các đối tượng là tổ chức, cá nhân nộp thuế GTGT, pháp luật quy định tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT đều phải đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế GTGT là sự ra đời, thay đổi hoặc chấm dứt của chủ thể kinh doanh. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ này được xác định kể từ ngày đối tượng nộp thuế được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đây cũng là thời điểm để tính thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc đăng ký thuế nhằm tránh bỏ sót các cơ sở kinh doanh, tránh việc thu thuế trùng lắp giữa các cơ quan thuế đối với cùng một cơ sở kinh doanh và là cơ sở để cơ quan thuế theo dõi, quản lý hoạt động kinh doanh cuả cơ sở kinh doanh.

Việc đăng ký thuế phải tuân thủ theo những trình tự thủ tục nhất định gọi là quy trình đăng ký thuế. Theo đó, đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời gian mười ngày làm việc kể từ ngày cơ sở kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt

động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; cơ sở kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động và hộ gia đình, cá nhận thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Kết quả của đăng ký thuế là mỗi chủ thể nộp thuế được cấp một giấy chứng nhận đăng ký thuế trong đó ghi nhận mã số thuế của chủ thể nộp thuế. Mã số thuế là cơ sở pháp lý để nhận diện người nộp thuế, là điều kiện thiết yếu về phương diện pháp lý để quản lý và thực hiện thuế GTGT. Chủ thể nộp thuế phải sử dụng mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác có liên quan đến thuế và phải ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch, hợp đồng kinh tế, chứng từ nộp thuế. Còn cơ quan thuế phải có trách nhiệm quản lý việc sử dụng mã số thuế của chủ thể nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế. Đồng thời, cơ quan thuế phải thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo luật định.

Trên cơ sở cấp và quản lý thông qua mã số thuế, cơ quan thuế có thể kiểm soát quá trình kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Người có nghĩa vụ kê khai thuế, quyết toán thuế phải căn cứ vào các dữ liệu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế để thực hiện việc kê khai, quyết toán thuế GTGT và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai, quyết toán thuế trước cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ khai thuế và thông báo nộp thuế gửi cho các đối tượng nộp thuế sau khi tính ra số thuế đối tượng phải nộp.

Trường hợp khai thuế GTGT của nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thì phải khai thuế theo từng lần phát sinh, nếu khai thuế phát sinh nhiều lần trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan quản lý thuế để chuyển sang khai

thuế theo tháng, hoặc theo quý, ngoài ra người nộp thuế cần khai quyết toán thuế khi kết thúc hợp đồng nhà thầu. Khi đó, hồ sơ khai thuế ngoài Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài còn có bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ và bản tóm tắt hợp đồng bằng tiếng Việt Nam liên quan đến số thuế kê khai (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu). Đối với khai quyết toán thuế, hồ sơ yêu cầu có tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài, bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu, bảng kê chứng từ nộp thuế và bản thanh lý hợp đồng (nếu có).

Trên cơ sở tờ khai thuế đã được chấp nhận, người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Nộp thuế GTGT là việc chủ thể kinh doanh chuyển thuế đã thu hộ Nhà nước do người tiêu dùng trả thông qua cơ chế giá khi mua hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT vào NSNN. Có thể nộp thuế GTGT trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc có thể nộp thuế qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế, qua Ngân hàng, qua Kho bạc. Đây là nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất của mỗi đối tượng nộp thuế.

Cơ quan thuế, cán bộ thuế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc đảm bảo hoạt động khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.

Thứ hai, quản lý việc miễn, giảm thuế, truy thu, hoàn thuế GTGT, xóa nợ tiền thuế GTGT, tiền phạt liên quan đến thuế GTGT.

Luật thuế GTGT hiện hành không quy định việc miễn thuế và giảm thuế GTGT cho người nộp thuế. Tuy nhiên, tại Điều 13 Luật thuế GTGT các nhà làm luật lại quy định người nộp thuế sẽ được hoàn thuế GTGT trong các trường hợp sau đây:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính

từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:

(i) Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trong trường hợp người nộp thuế có hành vi gian lận dẫn đến chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế có thể ban hành các quyết định về truy thu thuế GTGT để đảm bảo việc thu đúng, thu đủ tiền thuế GTGT cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, kiểm tra, thanh tra thuế GTGT, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế GTGT và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế GTGT.

Trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế GTGT, thì đặc biệt quan trọng phải nhắc đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đi đến bản chất là nhằm giải quyết hai vấn đề chính: Có chế pháp luật thuế GTGT hiện nay như thế nào, có hợp lý hay không và qua đó, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế GTGT hay chính là kiểm tra khả năng thu thuế và động viên nguồn thu từ thuế GTGT vào NSNN. Trên thực tế, thanh tra, kiểm tra thuế GTGT được tiến hành trên hai lĩnh vực chính: Kiểm tra pháp luật thuế GTGT và kiểm tra, thanh tra để phát hiện những khoản thất thu thuế GTGT và những vi phạm phát sinh. Vì

thế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc giảm thất thu, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của chủ thể nộp thuế, tăng cường hiệu quả quản lý của thuế và tăng cường kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về thuế. Đây là mắt xích quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN.

Kiểm tra thuế GTGT là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế GTGT và tại trụ sở của người nộp thuế. Nội dung kiểm tra thuế GTGT bao gồm việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế GTGT của người nộp thuế.

Thanh tra thuế GTGT là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thanh tra, theo đó cơ quan này tiến hành các nghiệp vụ nhằm tra xét, xác minh mức độ hoàn thành nghĩa vụ thuế và mức độ tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế và cơ quan thuế, công chức ngành thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế GTGT. Thông qua nghiệp vụ thanh tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật thuế để kết luận và kiến nghị các biện pháp xử lý kịp thời đối với người vi phạm. Thanh tra thuế được thực hiện định kì hoặc đột xuất đối với các chủ thể nộp thuế, các cơ quan thuế các cấp nhằm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế GTGT là hoạt động quản lý nhà nước về thuế theo đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế GTGT nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân. “Việc xử lý vi phạm có ý nghĩa quan trọng để hạn chế tình

trạng thất thu NSNN, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng” [20, tr.45]. Theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm pháp luật thuế GTGT bao gồm: hành vi vi phạm các thủ tục về thuế; hành vi chậm nộp tiền thuế; hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn và trốn thuế, gian lận thuế. Vi phạm pháp luật thuế GTGT được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động thu thuế GTGT như người nộp thuế GTGT, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế.

Khi tham gia vào quá trình thu thuế những chủ thể này được nhà nước trao thẩm quyền và trách nhiệm nhất định nhưng vì lợi ích riêng mà không thực hiện đúng trách nhiệm thu thuế GTGT, cũng như người nộp thuế GTGT, được coi là vi phạm trách nhiệm hành chính hoặc vi phạm hình sự (hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ).

Ngoài các quy định trên, pháp luật thuế GTGT hiện hành còn quy định về một số hoạt động khác nhằm quản lý thuế GTGT như: Quản lý việc xóa nợ tiền thuế GTGT, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế và nghĩa vụ nộp thuế; thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thu thuế.

2.2.6.2. Thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh

Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát công tác thi hành pháp luật thuế GTGT tại Cục thuế Quảng Ninh, tác giả nhận thấy việc thực hiện các quy định về quản lý thuế GTGT được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về quản lý thu thuế GTGT.

Để quản lý tốt nguồn thu từ thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, cũng như tuân thủ đúng các quy định về pháp luật thuế GTGT mà vẫn tạo động lực cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế địa

phương, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra quy trình đăng ký thuế, khai thuế và thu nộp thuế GTGT hợp lý, từ đó mang lại những hiệu quả nhất định:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh quảng ninh 07 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)