Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh quảng ninh 07 (Trang 78 - 81)

3.1. Đánh giá hiệu quả công tác thực thi pháp luật thuế gái trị

3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, một số cơ chế, chính sách thuế GTGT được xây dựng vẫn còn phức tạp, thiếu đồng bộ, chưa hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và diễn biến của tình hình, thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho chủ thể nộp thuế GTGT cũng như cơ quan thuế trong việc triển khai thực hiện. Một số chính sách thuế mới ban hành chậm so với thời điểm áp dụng (Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC…) gây khó khăn cho việc thực hiện. Cùng với đó, hệ thống pháp luật thuế GTGT còn một số bất cập, kẽ hở. Cụ thể là:

- Hiện nay, theo quy định pháp luật đang có 25 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT. Số lượng quá nhiều các đối tượng không chịu thuế làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp do phạm vi áp dụng đối tượng không chịu thuế GTGT quá rộng, gây khó khăn rất nhiều trong cơ quan thuế trong việc kiểm soát, giám sát, đồng thời làm giảm nguồn thu cho NSNN. Khi bàn về đối

tượng chịu thuế, không chịu thuế GTGT, luật thuế đã quy định rõ ràng những đối tượng nào không chịu thuế, những đối tượng nào chịu thuế suất 0%, 5% và 10%. Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay với sự xuất hiện của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mới sẽ dẫn đến khó khăn, thiếu công bằng trong việc áp dụng thuế suất thuế GTGT và không mang tính bao quát.

- Việc quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT (ba mức) dễ gây ra nhiều cách hiểu trong vấn đề vận dụng, tạo cơ hội trốn thuế cho các doanh nghiệp, làm tăng chi phí thanh tra, kiểm tra thuế và làm giảm tính hiệu quả của sắc thuế. Cán bộ thuế phải đối chiếu trên nhiều loại hàng hóa khác nhau để xác định đúng mức thuế suất, đúng tỷ lệ khấu trừ gây nhiều khó khăn, lúng túng khi tính thuế. Thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện trường hợp những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng với những mức thuế suất khác nhau, khi tính thuế GTGT đầu vào để khấu trừ, các doanh nghiệp trên thường tìm cách tính ở mức thuế suất cao và ngược lại khi tính thuế GTGT đầu ra nhằm làm thấp đi số thuế GTGT phải nộp, gây khó khăn trong việc quản lý thu thuế GTGT.

- Phương pháp tính thuế GTGT chủ yếu dựa vào hóa đơn để khấu trừ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước hoặc tính thuế GTGT trực tiếp trên sản phẩm, tuy nhiên nền kinh tế nước ta việc mua bán chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến một số lượng lớn giao dịch không có hóa đơn gây khó khăn khi thực thi pháp luật thuế GTGT.

- Luật thuế GTGT quy định thuế suất 0% đối với đa số hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại lợi dụng quy định này kê khai khống hàng hóa xuất khẩu mà thực chất là tiêu dùng trong nước nhằm `chiếm đoạt tiền thuế đầu vào đã nộp cho NSNN. Mặc dù đã có những quy định bổ sung về điều kiện chứng minh hàng xuất khẩu nhưng vẫn không loại bỏ được hết tình trạng này. Đồng thời, việc thực

hiện hoàn thuế GTGT đối với các nhà thầu chính của dự án ODA là rất khó khăn trong việc xác định chính xác số thuế GTGT đầu vào của nhà thầu chính, vì họ chỉ được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng ký với chủ dự án, nhưng trên thực tế có nhiều hàng hóa nhà thầu chính mua vào phục vụ cho nhiều dự án ngoài hợp đồng đã ký cho dự án ODA.

Thứ hai, quy trình tổ chức thực thi pháp luật thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Việc hướng dẫn, giải thích, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế GTGT chưa được đề cao và đạt hiệu quả tốt, dẫn đến các đối tượng có liên quan nhận thức chưa chính xác và không đầy đủ về pháp luật thuế GTGT tiến tới việc tự giác thực hiện pháp luật thuế GTGT còn hạn chế.

- Trong nội bộ Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh vẫn còn một số ít cán bộ công chức chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; chưa chấp hành đúng nội quy, kỷ cương, kỷ luật; không thường xuyên cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức, nhất là cập nhật những nội dung về chính sách mới về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng để tự bồi dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thuế tại địa phương, cũng như giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và nhịp nhàng.

- Hiện nay, có khá nhiều văn bản và quy định pháp luật thuế GTGT để được thực hiện đòi hỏi kinh phí rất lớn phục vụ: công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật; cơ sở vật chất; trang thiết bị kỹ thuật;... Tuy nhiên, trên thực tế, kinh phí NSNN cấp cho các cơ quan quản lý thuế còn hạn hẹp, gây khó khăn rất nhiều cho việc thực thi pháp luật.

hạn chế xuất phát từ những sai phạm trong việc áp dụng cá quy định pháp luật thuế GTGT của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế GTGT khi họ không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định.

- Việc đánh giá hiệu quả của pháp luật thuế GTGT qua quá trình thực hiện còn tiến hành qua loa, so sài, chưa phản ánh đúng thực tế. Hầu hết các cơ quan quản lý thuế đều chỉ đánh giá hiệu lực, hiệu quả của thuế GTGT khi có yêu cầu của Tổng cục Thuế hoặc Bộ Tài chính mà chưa đi sâu vào từng giai đoạn gắn với sự chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh quảng ninh 07 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)