Ngôn ngữ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc gia nhập thỏa ước la hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Trang 102 - 103)

3.2. Những điểm khác biệt cơ bản về đăng ký kiểu dáng công nghiệp

3.2.9. Ngôn ngữ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nộp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia đều phải làm bằng tiếng Việt và các văn bản, giấy tờ, thông báo sau đó cũng phải bằng tiếng Việt.

Trong khi đó theo quy định của Văn kiện Geneva 1999 thì người nộp đơn có thể làm đơn quốc tế bằng 3 thứ tiếng (Anh, Pháp và Tây Ban Nha) nếu gửi trực tiếp cho Văn phòng quốc tế. Cơ quan quốc gia có thể giới hạn ở một hoặc hai thứ tiếng của đơn quốc tế nếu đơn được gửi cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan quốc gia. Các văn bản, giấy tờ, thông báo sau đó cũng phải bằng ngôn ngữ thể hiện ban đầu trong đơn quốc tế. Việc ghi nhận Đăng bạ quốc tế và công bố trong Công báo kiểu dáng quốc tế cũng sẽ được thực hiện bằng ngôn ngữ của đơn quốc tế nộp lên Văn phòng quốc tế.

Như vậy, để phù hợp với điều kiện của Việt Nam khi gia nhập Thỏa ước La-Hay, Việt Nam có thể giới hạn đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam phải làm bằng tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biết hơn ở Việt Nam. Việc công nhận tiếng Anh làm ngôn ngữ trong đơn quốc tế sẽ đòi hỏi một loạt các yêu cầu đối với Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia trong việc tiếp nhận và xử lý đơn quốc tế như: nâng cao năng lực ngoại ngữ tiếng Anh của đội ngũ cán bộ Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở

dữ liệu quốc gia về kiểu dáng công nghiệp bằng tiếng Anh; xây dựng quy trình soạn thảo, ban hành các văn bản, quyết định của Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia bằng tiếng Anh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam với việc gia nhập thỏa ước la hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)