3.3. Công tác chuẩn bị của Việt Nam khi gia nhập Thỏa ước La-Hay
3.3.2. Công tác chuẩn bị khi Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng
việc rất lớn cần chuẩn bị từ việc soạn thảo quy trình tiếp nhận đơn quốc tế cho đến quy trình thẩm định riêng đối với từng kiểu dáng công nghiệp trong đơn quốc tế. Quy trình này phải tuân thủ thời hạn thông báo từ chối. Ngoài ra, một loạt công tác cần được đầu tư kinh phí và chuẩn bị cẩn thận như tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ; xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin từ Văn phòng quốc tế, hệ thống hỗ trợ soạn thảo; tổ chức công tác dịch thuật sang tiếng Việt đối với các đơn quốc tế để công bố trên Công báo quốc gia nhằm giúp người nộp đơn trong nước có các thông tin chi tiết phục vụ cho việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn cũng phải được đầu tư nâng cao năng lực để kịp thời đáp ứng yêu cầu của hệ thống đăng ký quốc tế.
3.3.2. Công tác chuẩn bị khi Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Chuẩn bị các tuyên bố khi gia nhập Thỏa ước La-Hay
Hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp giữa các nước tương đối khác nhau do những đặc thù và điều kiện riêng của mỗi nước. Văn kiện Geneva 1999 chấp nhận mức độ khác nhau nhất định trong hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở các nước và cho phép các quốc gia thành viên lựa chọn nội dung của các điều khoản thông qua việc đưa ra các tuyên bố để tạo điều kiện cho một số nước có thể gia nhập Văn kiện này. Các tuyên bố này được quốc gia thành viên thông báo bằng văn bản gửi tới Tổng Giám đốc của WIPO khi
gia nhập Thỏa ước La-Hay hoặc một số tuyên bố có thể thông báo sau khi gia nhập. Các tuyên bố thông báo sau khi gia nhập sẽ chỉ áp dụng đối với đăng ký quốc tế trùng hoặc muộn hơn ngày có hiệu lực của tuyên bố.
Các quốc gia thành viên cũng có thể rút bỏ các tuyên bố của mình vào bất kỳ thời điểm nào bằng một thông báo gửi tới Tổng Giám đốc của WIPO. Việc rút bỏ này sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày Tổng Giám đốc của WIPO nhận được thông báo hoặc vào bất kỳ ngày nào muộn hơn được chỉ ra trong thông báo. Việc rút tuyên bố sẽ không có hiệu lực đối với các đăng ký quốc tế nộp trước ngày thông báo có hiệu lực.
Khi đưa ra các tuyên bố, quốc gia thành viên cần phải xem xét các vấn đề như: nội dung của các tuyên bố có mang lại lợi ích cho người nộp đơn không? Nội dung của các tuyên bố có thống nhất với pháp luật quốc gia không (nếu không thì phải sửa đổi luật quốc gia trong trường hợp cần thiết)? Nội dung của các tuyên bố có dẫn tới việc hài hòa hóa các hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?
Khi ký kết Văn kiện Geneva 1999 và gia nhập Thỏa ước La-Hay thì Việt Nam cần phải xem xét, cân nhắc để đưa ra các tuyên bố sau (phần thống kê tuyên bố của các quốc gia được cập nhật đến tháng 8/2013):
Cấm nộp đơn thông qua Cơ quan quốc gia theo Điều 4(1)(b) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố rằng quốc gia thành viên không
chấp nhận đơn quốc tế nộp thông qua Cơ quan quốc gia của họ. Các quốc gia châu Âu là Pháp, Croatia, Latvia, Monaco, Montenegro, Slovenia, Macedonia, Ukraine và 2 tổ chức liên chính phủ là EU và OAPI đã đưa ra tuyên bố này.
Thông tin về tác giả được coi là nội dung bổ sung bắt buộc theo Điều 5(2)(b)(i) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố khi nào cần phải ghi rõ các thông tin về tác giả của kiểu dáng công nghiệp trong đơn để được ghi nhận ngày nộp đơn. Hiện chỉ có Rumania đưa ra tuyên bố này.
Bản mô tả tóm tắt được coi là nội dung bổ sung bắt buộc theo Điều 5(2)(b)(ii) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố về yêu cầu nộp
kèm Bản mô tả tóm tắt về kiểu dáng công nghiệp trong đơn để được ghi nhận ngày nộp đơn. Hiện có Rumania và Syria đưa ra tuyên bố này.
Yêu cầu bảo hộ được coi là nội dung bổ sung bắt buộc theo Điều 5(2)(b)(iii) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố về đòi hỏi nộp
kèm Yêu cầu bảo hộ trong đơn để được ghi nhận ngày nộp đơn. Hiện không có quốc gia nào đưa ra tuyên bố này.
Phí chỉ định riêng theo Điều 7(2) của Văn kiện Geneva 1999: quốc
gia thành viên đưa ra tuyên bố về dự định thu khoản phí chỉ định riêng tương đương với phí nộp đơn và phí gia hạn cùng với mức phí cụ thể. Các quốc gia Hungary, Kyrgyzstan, Moldova đã đưa ra tuyên bố này.
Phí chỉ định riêng có thể thanh toán thành hai phần theo Quy tắc 12(3) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố
việc quốc gia thành viên quyết định rằng phí chỉ định quốc gia riêng được thanh toán thành hai phần. Hiện không có quốc gia nào đưa ra tuyên bố này.
Trì hoãn công bố trong thời hạn dưới 30 tháng theo Điều 11(3)(a) của Văn kiện Geneva 1999: nếu luật của quốc gia thành viên quy định về
việc trì hoãn công bố kiểu dáng công nghiệp trong khoảng thời gian ngắn hơn 30 tháng thì quốc gia thành viên đó đưa ra tuyên bố này. Các quốc gia đưa ra tuyên bố này là Croatia (12 tháng), Đan Mạch (6 tháng), Estonia (12 tháng), Phần Lan (6 tháng), Na Uy (6 tháng), Slovenia (12 tháng), Syria (12 tháng), OAPI (12 tháng).
Không trì hoãn công bố theo Điều 11(1)(b) của Văn kiện Geneva 1999: nếu luật của quốc gia thành viên không quy định về trì hoãn công bố
kiểu dáng công nghiệp thì quốc gia thành viên phải tuyên bố về điều đó. Các quốc gia đã đưa ra tuyên bố gồm Hungary, Iceland, Monaco, Ba Lan,
Yêu cầu về tính thống nhất của kiểu dáng theo Điều 13(1) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố trong trường hợp quốc gia thành
viên không chấp nhận nhiều kiểu dáng công nghiệp trong một đơn yêu cầu bảo hộ, thì quốc gia thành viên phải tuyên bố về điều đó. Các quốc gia đã đưa ra tuyên bố gồm Estonia, Kyzgyzstan, Rumania, Singapore và Syria.
Cấm tự chỉ định theo Điều 14(3)(a) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm
đưa ra tuyên bố trong trường hợp quốc gia thành viên cấm người nộp đơn chỉ định vào chính nước mình. Hiện không có quốc gia nào đưa ra tuyên bố này.
Việc thay đổi chủ sở hữu chỉ có hiệu lực cho đến khi Văn phòng quốc tế nhận được tài liệu hoặc văn bản chỉ rõ điều đó theo Điều 16(2) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố trong trường hợp quốc gia
thành viên quyết định không chấp nhận việc thay đổi quyền sở hữu đăng ký quốc tế cho đến khi nhận được tài liệu thông báo về việc đó. Các bên đã đưa ra tuyên bố gồm Đan Mạch và OAPI.
Cơ quan chung của một số quốc gia theo Điều 19(1) của Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố trong trường hợp có một Cơ quan chung
đại diện cho từ 2 quốc gia thành viên trở lên mà các quốc gia thành viên này đã hợp nhất các quy định pháp luật nội địa về kiểu dáng công nghiệp. Các bên đã đưa ra tuyên bố gồm Bỉ, Luxembourg và Hà Lan.
Yêu cầu đặc biệt liên quan đến người nộp đơn theo Quy tắc 8(1) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố trong
trường hợp tác giả kiểu dáng công nghiệp phải đứng tên là người nộp đơn. Các bên đưa ra tuyên bố hiện gồm Phần Lan, Ghana, Hungary và Iceland.
Yêu cầu về một số hình chiếu nhất định của kiểu dáng theo Quy tắc 9(3)(a) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên
bố trong trường hợp cần phải nộp một số hình chiếu/góc chiếu nhất định. Nếu quốc gia thành viên không đưa ra tuyên bố này thì không thể từ chối một đơn
không có những hình chiếu/góc chiếu này với lý do không đáp ứng yêu cầu về hình thức. Hiện không có quốc gia nào đưa ra tuyên bố này.
Phí chỉ định tiêu chuẩn mức 2 và mức 3 theo Quy tắc 12(1)(c)(i) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố khi
quốc gia áp dụng phí chỉ định tiêu chuẩn ở mức 2 hoặc mức 3 theo đề xuất của WIPO. Các nước đưa ra tuyên bố mức 2 gồm: Bulgaria, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Đức, Latvia, Ma-rốc, Na Uy, Ba Lan, Thụy Sĩ, Tunisia, Ukraine. Các nước đưa ra tuyên bố mức 3 gồm: Triều Tiên, Phần Lan, Gruzia, Ghana, Iceland, Lithuania, Romania, Serbia, Tây Ban Nha, Syria.
Kiểm tra an ninh theo Quy tắc 13(4) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố trong trường hợp một Quốc gia
thành viên có yêu cầu kiểm tra an ninh đối với đơn nộp gián tiếp thông qua Cơ quan quốc gia của họ. Hiện không có quốc gia nào đưa ra tuyên bố này.
Kéo dài thời hạn từ chối tới 12 tháng theo Quy tắc 18(1)(b) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố trong
trường hợp quốc gia thành viên có hệ thống thẩm định nội dung hoặc luật của quốc gia thành viên có quy định về khả năng phản đối trước khi cấp bằng yêu cầu thay thế thời hạn từ chối từ 6 tháng thành 12 tháng. Các quốc gia Phần Lan, Iceland, Kyrgyzstan, Lithuania, Moldova, Romania. Tây Ban Nha, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra tuyên bố này.
Ngày đăng ký quốc tế có hiệu lực theo Quy tắc 18(1)(c)(i) của Quy chế thi hành Văn kiện Geneva 1999: khi đưa ra tuyên bố về việc kéo dài thời
hạn ra thông báo từ chối, quốc gia thành viên có thể ấn định thời điểm có hiệu lực của đăng ký quốc tế trong tuyên bố đó. Các bên đưa ra tuyên bố hiện có gồm Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời hạn bảo hộ tối đa đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật của các bên tham gia theo Điều 17(3)(c) của Văn kiện
Geneva 1999: nhằm đưa ra tuyên bố về thời hạn bảo hộ tối đa theo quy định
của pháp luật quốc gia thành viên. Với điều kiện là đăng ký quốc tế được gia hạn, thời hạn bảo hộ của các nước thành viên Thỏa ước La-Hay tối thiếu là 15 năm tính từ ngày đăng ký quốc tế. Một số quốc gia đã đưa ra tuyên bố thời hạn bảo hộ tối đa cao hơn như các quốc gia thuộc EU và đa số các quốc gia khác tại châu Âu là 25 năm, Monaco và Ma-rốc là 50 năm.
Trên cơ sở so sánh quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo các quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành và các quy định của Văn kiện Geneva 1999 theo Thỏa ước La-Hay, Việt Nam cần phải tuyên bố với Tổng Giám đốc của WIPO về những quy định pháp lý cụ thể áp dụng trong quá trình xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp ở giai đoạn thẩm định nội dung. Các tuyên bố này phải dựa trên điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như tiếp thu được các điểm tiến bộ của Thỏa ước La-Hay. Theo đề xuất của tác giả luận văn, các tuyên bố này có thể bao gồm:
Cho phép đăng ký nhiều kiểu dáng công nghiệp trong một đơn nhằm tận dụng lợi thế mà hệ thống La-Hay đem lại cho người nộp đơn qua việc chỉ cần đăng ký một lần để giành được quyền bảo hộ cho nhiều kiểu dáng công nghiệp. Việt Nam sẽ phải tiến hành sửa đổi các quy định của Luật sở hữu trí tuệ về vấn đề này khi gia nhập Thỏa ước La-Hay để hài hòa với điểm tiến bộ của Thỏa ước La-Hay và người nộp đơn trong nước cũng được hưởng lợi từ quy định này;
Chấp nhận việc trì hoãn công bố nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lệ và khách quan của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cả ở trong nước và ngoài nước về việc giữ bí mật kiểu dáng công nghiệp trước khi kịp chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp ra thị trường và tránh sự sao chép bởi người thứ ba. Việt Nam sẽ phải tiến hành sửa đổi, bổ sung quy định của Luật sở hữu trí tuệ về vấn đề này khi
gia nhập Thỏa ước La-Hay. Thời hạn trì hoãn công bố cụ thể được đề xuất ở mức phù hợp là 12 tháng;
Quy định thời hạn từ chối tới 12 tháng để Cục sở hữu trí tuệ có đủ thời gian tiến hành công tác thẩm định nội dung một cách chính xác đối với kiểu dáng công nghiệp có trong đơn quốc tế;
Quy định mức phí chỉ định tiêu chuẩn theo mức 3 do WIPO đề xuất giúp người nộp đơn dễ dàng tính toán được chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi chỉ định Việt Nam. Việc quy định như vậy cũng tránh được sự phức tạp trong việc tự xây dựng một biểu phí chỉ định riêng gây khó khăn và nhầm lẫn cho người nộp đơn.
Ký kết gia nhập Thỏa ước La-Hay
Quy trình thủ tục ký kết gia nhập Thỏa ước La-Hay tuân theo các quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các Điều ước quốc tế của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo nguyên tắc chung thì trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Trách nhiệm và nhiệm vụ đề xuất đám phán, ký kết và gia nhập Thỏa ước La-Hay cụ thể của các cơ quan nhà nước có thể được tóm tắt như sau:
Cục Sở hữu trí tuệ: là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ chịu trách nhiệm trực tiếp tiếp nhận và thực thi đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp khi Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay. Cục Sở hữu trí tuệ chính là cơ quan đầu mối thực hiện nghiên cứu, phân tích sâu sắc và toàn diện về việc gia nhập Thỏa ước La-Hay, từ đó đưa ra các phương án gia nhập tối ưu nhất đề xuất lên Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ: căn cứ vào thẩm quyền và phương án
gia nhập của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ lập tờ trình, các văn bản của Thỏa ước La-Hay được dịch ra tiếng Việt cùng các ý kiến và tài liệu cần thiết khác để báo cáo đề xuất với Chính phủ về việc đám phán, ký kết và gia nhập Thỏa ước La-Hay. Trước khi đề xuất với Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ phải lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Chính phủ: trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc đàm
phán, ký kết và gia nhập Thỏa ước La-Hay có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chính phủ quyết định đàm phán, ký kết gia nhập Thỏa ước La-Hay