Theo quy định của Luật TNBTCNN, trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường gồm có 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm
bồi thường.
Giai đoạn thứ hai: Trong trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với
quyết định giải quyết bồi thường thì họ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.
Thực tế cho thấy , có nhiều vụ việc mă ̣c dù chưa được giải quyết thông qua trình tự thương lượng giữa cơ quan THADS với người bị thiệt hại nhưng người bi ̣ thiê ̣t ha ̣i đã có đơn khởi kiện lên Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mô ̣t số Tòa án đã tiến hành xét xử và tuyên phần trách nhiệm bồi thường đối với các cơ quan có trách nhiệm bồi thường . Tình trạng Tòa án thụ lý thẳng đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường như trên sẽ khiến cho quy trình giải quyết bồi thường không được thực hiện đúng theo Luật TNBTCN, nên nguồn kinh phí chi trả bồi thường sẽ không được sử dụng từ nguồn kinh phí bồi thường
nhà nước mà phải sử dụng nguồn kinh phí khác, gây bất lợi cho cơ quan THADS. Điều này ta ̣o ra sự không trùng khớp giữa các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t, dẫn tới tình tra ̣ng các cơ quan có thẩm quyền áp du ̣ng pháp luâ ̣t theo các cách khác nhau về cùng một vấn đề . Mă ̣c dù vâ ̣y tình trạng này đến nay vẫn chưa có một biện pháp nào để giải quyết dứt điểm.
Ví dụ: Năm 1996, nguyên Đội trưởng Đội THADS huyện TN (nay là Chi
cục THADS huyện TB, tỉnh ĐN) Đ.N.C đã ra quyết định buộc vợ ông L phải thi hành án, trả nợ 309.000.000 đồng và hơn 66 lượng vàng. Khi tổ chức bán đấu giá nhà, đất của vợ chồng ông L để đảm bảo thi hành án, ông C và chấp hành viên P.T.S không đề cập gì đến quyền lợi của ông L trong khối tài sản chung này. Sau đó, ông L liên tục khiếu nại đòi quyền lợi chính đáng của mình bởi khối tài sản này là của chung vợ chồng, cơ quan THADS kê biên toàn bộ để thi hành bản án của vợ ông là sai nhưng không được đáp ứng. Khi chưa được cơ quan THADS giải quyết khiếu nại để có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên C theo quy định, ông L khởi kiện ra tòa, đòi bồi thường những thiệt hại mà gia đình ông đã phải gánh chịu là hơn 4 tỉ đồng.
Ngày 23/7/2012, Tòa án nhân dân huyện TB xử sơ thẩm , tuyên buộc Chi cục THADS huyện TB phải bồi thường cho ông L một nửa giá trị nhà, đất của vợ chồng ông, tương đương gần 2,3 tỉ đồng. Tại phiên xử phúc thẩm ngày 06/5/2013, đại diện Chi cục THADS cho rằng cơ quan THADS sai nhưng mức độ phải xem xét lại, việc giải quyết vụ việc quá lâu không phải lỗi của hoạt động THADS mà do những quy định của Nhà nước nên không chấp nhận bồi thường 180.000.000 đồng ông L chi thuê nhà. Tại bản án phúc thẩm số 81/2013/DS-PT ngày 06/5/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai tuyên Chi cục THADS huyện TB phải bồi thường số tiền 2,57 tỷ [32].
3.1.6. Về viê ̣c thụ lý đơn yêu cầu bồi thường
Theo quy định của Luật TNBTCNN thì trong lĩnh vực THADS, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường khi có văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật [4, Điều 4] bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 143 Luật THADS đã có hiệu lực pháp luật;
- Kết luận nội dung tố cáo của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 157 Luật THADS;
- Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Một số cơ quan do hiểu không đúng về quy định nêu trên đã từ chối thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại vì cho rằng trong các văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ nêu trên không giao trách nhiệm bồi thường cho mình.
Ví dụ: Vụ việc bà N.T.K.T yêu cầu Cục THADS tỉnh TN bồi thường. Trong vụ việc này, bà T đã có Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Tổng cục THADS, trong đó, xác định khiếu nại của bà T là có cơ sở và theo quy định của Luật TNBTCNN thì văn bản này là căn cứ để bà T thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, sau khi nhận được đơn yêu cầu bồi thường của bà T thì ngày 23/1/2014 Cục THADS tỉnh TN có công văn từ chối thụ lý đơn yêu cầu bồi thường vì cho rằng nội dung quyết định giải quyết khiếu nại không yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra được quy định tại Khoản 8 Điều 153 Luật THADS 2008. Trên cơ sở theo dõi, nắm bắt tình hình vụ việc, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường đã xác định Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Tổng cục THADS là văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và là căn cứ để bà T thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình. Do đó, Cục THADS tỉnh TN không có căn cứ để từ chối thụ lý đơn yêu cầu bồi thường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường đã có văn bản chỉ đạo Cục THADS tỉnh TN phải thụ lý và giải quyết bồi thường đối với bà T [32].
3.1.7. Về viê ̣c xác đi ̣nh thiê ̣t hại bồi thường
Trên thực tế vẫn phát sinh nhiều trường hợp cơ quan THADS do chưa hiểu rõ và đầy đủ các quy định của pháp luật về TNBTCNN và chưa chủ động trong việc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền hướng dẫn nghiệp vụ, nên các vụ việc giải quyết bồi thường trong THADS vẫn còn xảy những sai phạm, điển hình là về vấn đề xác định thiệt hại chưa đúng. Theo quy định của Luật TNBTCNN thì người bị thiệt hại chỉ được bồi thường những thiệt hại được luật quy định từ Điều 45 đến Điều 50 và trong quá trình xác minh thiệt hại, thương lượng việc giải quyết bồi thường, cơ quan THADS chỉ được thương lượng việc bồi thường đối với những thiệt hại mà luật có quy định . Do đó , nếu người bi ̣ thiê ̣t ha ̣i không thuô ̣c mô ̣t trong các trường hợp đượ c bồi thường mà pháp luâ ̣t quy đi ̣nh mà cơ quan THADS vẫn thực hiê ̣n viê ̣c thương lượng , giải quyết viêc bồi thường là trái pháp luật.
Ví dụ: Ông L.V.T và bà Đ.T.H là người phải thi hành án theo Quyết định
phúc thẩm dân sự của TAND tỉnh NA. Theo đó, ông T và bà H phải trả nợ cho bà T.T.D. Do không tự nguyê ̣n Thi hành án nên ngày 26/7/2011, theo đơn yêu cầu tạm giữ tài sản của bà D, chấp hành viên đã tiến hành lập biên bản tạm giữ tài sản là một xe ô tô tải đưa về trụ sở cơ quan để bảo quản. Đến ngày 8/8/2011, chiếc xe bị cháy toàn bộ phần cabin không rõ nguyên nhân. Ông T và bà H đã khiếu nại nhiều lần và Cục THADS tỉnh NA đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 32/CTHA-GQKNTC, trong đó, chấp nhận khiếu nại của ông T và khẳng định việc để xảy ra cháy tài sản tạm giữ gây thiệt hại cho người phải thi hành án là do lỗi của Chấp hành viên A và Chi cục THADS huyện DC do không tuân thủ quy định của Luật THADS về bảo quản tài sản thi hành án. Quá trình giải quyết bồi thường, Chi cục THADS huyện DC đã thương lượng với người bị thiệt hại và nhất trí bồi thường số tiền là 371.348.250 đồng trong đó gồm tiền sửa chữa chiếc xe bị cháy; số tiền lãi mà ông T vay của ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; giá trị
giảm sút của chiếc xe và số tiền thiệt hại do xe bị cháy không khai thác lợi nhuận. Tuy nhiên, sau khi vụ việc được xin ý kiến, Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp cho rằng cơ quan THADS đã thỏa thuận không đúng về số tiền thiệt hại do xe bị cháy không khai thác được lợi nhuận bởi chiếc xe này đã thuộc diện bị kê biên, xử lý để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án , do đó, chiếc xe này không thuộc diện tài sản được lưu thông , sử dụng và không thể phát sinh thu nhập . Ngay sau đó , Cục Bồi thường Nhà nước đã có Công văn số 289/CV-BTNN ngày 27/9/2013, Hướng dẫn Chi cục THADS huyện DC tiến hành xác định lại thiệt hại, đưa nội dung thiệt hại sai quy định ra khỏi danh mục thương lượng là 52.680.600. Quyết định giải quyết bồi thường sau khi trừ đi số tiền trên đã được ông T và bà H chấp nhận [32].