Khoản 1, Điều 5, Luật TNBTCNN về thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định: “Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật TNBTCNN là 02 năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật”. Như
vâ ̣y trong thời ha ̣n 02 năm kể từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật thì người bi ̣ thiê ̣t ha ̣i có quyền yêu cầu bồi thường . Tuy nhiên, trên thực tế quy định này đã phát sinh một số bất cập trong quá trình áp dụng như sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật dân sự thì thời hiệu yêu cầu bồi
thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân , pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại [37, Điều 607]. Như vâ ̣y, quy đi ̣nh về thời hiê ̣u yêu cầu bồi thường của Luâ ̣t TNBTCNN chưa thống nhất so với quy đi ̣nh tại BLDS bởi thời điểm tính thời hiệu của Luật TNBTCNN là kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác đi ̣nh hành vi của người thi hành công vu ̣ là trái pháp luâ ̣t trong k hi đó thời điểm này được xác đi ̣nh theo BLDS là kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bi ̣ xâm ha ̣i . Viê ̣c quy đi ̣nh về thời hiê ̣u không có sự trùng khớp nhau trong hê ̣ thống luâ ̣t sẽ gây khó hiểu và nhầm lẫn cho người bị thiệt hại, đồng thời dẫn tới viê ̣c áp du ̣ng pháp luâ ̣t
giữa các cơ quan nhà nước về cùng mô ̣t vấn đề sẽ có sự khác nhau , gây ảnh hưởng tới quá trình bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của người bi ̣ thiê ̣t ha ̣i.
Thứ hai, theo Điều 4 Luật TNBTCNN quy định về quyền bồi thường thì
người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Cụm từ “khi
có” có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau:
Cách hiểu thứ nhất: “khi có” được hiểu là thời điểm cơ quan nhà nước
có thẩm quyền kí, đóng dấu vào văn bản xác đi ̣nh hành vi của người thi hành công vu ̣ là trái pháp luâ ̣t;
Cách hiểu thứ hai, “khi có” được hiểu là thời điểm văn bản đó có hiệu
lực pháp luật;
Cách hiểu thứ ba, “khi có” được hiểu là thời điểm người bị thiệt hại
nhận được văn bản đó.
Điều này dẫn đến việc những bất cập, vướng mắc trong quá trình yêu cầu giải quyết bồi thường của người bị thiệt hại do không có mô ̣t cách hiểu thống nhất. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề này.
Thứ ba, hiê ̣n nay, vấn đề về thời gian không tính vào thời hiê ̣u khởi kiê ̣n
chưa được Luật TNBTCNN đề cập tới . Có thể nói , đây là một trong những thiếu sót của pháp luật về TNBTCNN bởi viê ̣c quy đi ̣nh về khoảng thời gian không tính vào thời hiê ̣u khởi kiê ̣n là rất cần thiết để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại. Trong mô ̣t số trường hợp người bi ̣ thiê ̣t ha ̣i vì trở nga ̣i khách quan , sự kiê ̣n bất khả kháng mà ho ̣ không thể thực hiê ̣n được quyền yêu cầu bồi thường vì vâ ̣y pháp luâ ̣t về TNBTCNN nên có quy đi ̣nh cu ̣ thể để ta ̣o đi ều kiện cho những người bị thiệt hại trong trường hợp này được thực hiê ̣n quyền yêu cầu bồi thường và bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mình.