Mặt chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không chấp hành án theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện tƣợng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên trong

Hoạt động tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung thuộc mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa về mặt hình sự là những nội dung trả lời các câu hỏi: Điều gì thúc đẩy ngƣời phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? (động cơ). Ngƣời phạm tội nhằm đạt đƣợc điều gì qua việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? (mục đích). Lý trí và ý chí của ngƣời phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm nhƣ thế nào? (lỗi).

Qua phân tích ở trên ta thấy, mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi đƣợc phản ánh trong tất cả các CTTP. Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu đƣợc của bất cứ CTTP nào. Mục đích và động cơ phạm tội tuy cũng là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhƣng khơng phải ln ln có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và do vậy cũng không phải luôn luôn là dấu hiệu đặc trƣng của tội phạm để phân biệt giữa các loại tội phạm với nhau. Mục đích và động cơ chỉ đƣợc phản ánh trong một số CTTP cơ bản là dấu hiệu bắt buộc. Ngồi ra, mục đích và động cơ cịn có thể đƣợc quy định là tình tiết định khung ở một số CTTP.

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam đã nêu khái niệm lỗi nhƣ sau “Lỗi là

thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý” [43, tr.101].

Đối với các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp lỗi của ngƣời phạm tội trong tất cả các tội đều là lỗi cố ý, trừ tội đƣợc quy định tại Điều 301. Ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau và nhằm những mục đích cụ thể khác nhau. Nhƣng trong tất cả các CTTP dấu hiệu động cơ phạm tội cũng nhƣ dấu hiệu mục đích phạm tội khơng đƣợc quy định là dấu hiệu định tội.

Đối với Tội không chấp hành án, dấu hiệu về mặt chủ quan bao gồm

Thứ nhất, Ngƣời phạm tội không chấp hành án thực hiện hành vi phạm

tội của mình là do cố ý, điều này thể hiện ngay trong điều văn của điều luật đó là “đã bị áp dụng biện pháp cƣỡng chế cần thiết mà vẫn không chấp hành”. Họ cũng biết đã có biện pháp cƣỡng chế cần thiết đƣợc áp dụng để buộc họ phải chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án. Mặc dù vậy ngƣời phạm tội vẫn tiếp tục không chịu chấp hành bản án hoặc quyết định đó.

Thứ hai, Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội

phạm này, dù ngƣời phạm tội với động cơ nào đi nữa thì hành vi khơng chấp hành án vẫn cấu thành tội phạm. Đối với tội phạm này, ngƣời phạm tội chủ yếu là vì động cơ cá nhân. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp ngƣời cố tình khơng chấp hành án lại là ngƣời đứng đầu của cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cơ quan, tổ chức đó. Đối với những ngƣời này, việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội khơng chấp hành án cũng phải rất thận trọng, vì họ đại diện cho một cơ quan, tổ chức và việc cố tình khơng chấp hành án của họ lại xuất phát từ động cơ vì lợi ích của tập thể. Thực tiễn xét xử cũng chƣa có trƣờng hợp nào truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cố tình khơng chấp hành án, mà chỉ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hoặc áp dụng các biện pháp hành chính để buộc họ phải thi hành án. Tuy nhiên, về lý thuyết thì những ngƣời đứng đầu hoặc ngƣời có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức mà cố tình khơng thi hành mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cƣỡng chế cần thiết thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội khơng chấp hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không chấp hành án theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)