Nhận xét, đánh giá chung các quy định của pháp luật về va

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)

2.1.4.1. Những mặt đã đạt được

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng ngành thanh tra ngày một vững mạnh, hoạt động hiệu quả thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu biểu là: Luật Thanh tra 2010, Luật PCTN, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Pháp luật hiện hiện hành quy định về thanh tra nhà nƣớc đã có nhiều quy định mới, phù hợp hơn, khoa học hơn, thể hiện ở các mặt nhƣ:

- Về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc

So với Pháp lệnh thanh tra 1990 và Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra 2010 khắc phục đƣợc hạn chế khi quy định thanh tra nhà nƣớc bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện và cơ quan đƣợc giao thực hiện thanh tra chuyên ngành. Nhƣ vậy, xét dƣới góc độ tổ chức, thanh tra chỉ có một hệ thống thanh tra nhà nƣớc nói chung. Bên cạnh hệ thống cơ quan thanh tra sẽ xuất hiện thêm cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành. Đó là các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực (bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở). Cơ quan đƣợc giao thực hiện thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra độc lập mà hoạt động ở cơ quan thanh tra chuyên ngành này do ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện (là công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan) theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định pháp luật liên quan. Quy định này sẽ hạn chế việc trùng lắp, chồng chéo trong công tác thanh tra, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lƣợng thanh tra chuyên ngành.

Đối với hoạt động, pháp luật quy định hoàn chỉnh hơn về cơ chế hoạt động, điều kiện hoạt động, tăng cƣờng về số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, đặc biệt là số lƣợng và năng lực của các cơ quan Thanh tra các sở và Thanh tra huyện.

- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nhà nƣớc

Nhìn chung, các luật và các văn bản dƣới luật đều đƣợc ban hành, sửa đổi theo hƣớng tăng cƣờng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nhà nƣớc trong các lĩnh vực nói chung, đặc biệt là trong PCTN. Đặc biệt, pháp luật hiện hành chi tiết hoá các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Cụ thể, đã xác định rõ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra có quyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã đƣợc phê duyệt; trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thủ trƣởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải chỉ tiến hành thanh tra theo yêu cầu của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp; quy định thủ trƣởng cơ quan thanh tra có quyền thanh tra lại đối với các vụ việc thanh tra đã đƣợc thủ trƣởng cơ quan chuyên môn cùng cấp kết luận khi đƣợc thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp giao hoặc tự mình quyết định

việc thanh tra lại đối với vụ việc thanh tra đã đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dƣới trực tiếp kết luận khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; xác định và phân định rõ thẩm quyền xử lý sai phạm, trách nhiệm trong xử lý sai phạm của cơ quan thanh tra, của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ sau khi có kết luận thanh tra.

- Về cơ chế phối hợp giữa thanh tra nhà nƣớc với các cơ quan, tổ chức trong quá trình hoạt động

Luật PCTN, Luật Thanh hiện hành tra quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan khác có liên quan. Ví dụ, Luật Thanh tra 2004 chỉ quy định cơ quan thanh tra phải phới hợp với các cơ quan khác có liên quan chứ không quy định quan hệ chiều ngƣợc lại. Khắc phục hạn chế đó, Luật Thanh tra 2010 đã xác định rõ mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan. Tại điều 11 quy định:

Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan công an, viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, kiến nghị vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý, kiến nghị đó. Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận đƣợc yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó [20, Điều 11].

Việc xác định rõ cơ chế phối hợp, trách nhiệm của các bên tạo ra sự thuận lợi cho thanh tra nhà nƣớc cũng nhƣ cơ quan điều tra, viện kiểm sát và các cơ quan khác trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, tham nhũng đƣợc hiệu quả.

2.1.4.2. Những hạn chế, bất cập

Mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện pháp luật PCTN nói chung, hoàn thiện pháp luật quy định vai trò của thanh tra nói

riêng, song pháp luật về vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN còn thiếu và bất cập. Cụ thể nội dung này sẽ trình bày trong mục 2.3.2.2 (Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)