Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 109 - 116)

3.2. Giải pháp tăng cƣờng, phát huy vai trò của thanhtra nhà

3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng

Trong thời kỳ hội nhập, không một quốc gia nào có thể giải quyết các vấn đề tham nhũng, lãng phí, quan liêu một cách độc lập, bởi tham nhũng là căn bệnh “nan y”, nó tồn tại ở tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ; tội phạm tham nhũng trong thời kỳ này có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân ở nhiều nƣớc. Vì vậy, quốc tế cần chung tay, góp sức mới có thể hạn chế và tiêu diệt tham nhũng. Nhận thức sâu sắc điều đó, Đảng ta đã quán triệt: “Chủ động tham gia các chƣơng trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về PCTN phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực hiện các cam kết quốc tế về PCTN, chú trọng tới các cam kết về xây dựng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh minh bạch [2, tr.8].

Thanh tra nhà nƣớc cần chủ động, tích cực tham gia vào các diễn đàn PCTN quốc tế và khu vực, trƣớc hết là tích tham gia thực hiện Công ƣớc Liên hợp quốc về PCTN mà Việt Nam tham gia năm 2009, tích cực triển khai Quy chế Phối hợp thực hiện Công ƣớc của Liên hợp quốc về PCTN của Việt Nam năm 2012 cùng các diễn đàn khác. Bên cạnh cạnh đó, Việt Nam cần thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm PCTN với các nƣớc đã thành công trong PCTN, cử cán bộ sang học tập kinh nghiệm, cách thức tiến hành PCTN; học tập xây dựng pháp luật, mô hình tổ chức các cơ quan chống tham nhũng ở các nƣớc; tăng cƣờng trao đổi thông tin, tài liệu phục vụ công tác phòng ngừa và chống tham nhũng.

Ngoài ra, với điều kiện là một nƣớc đang phát triển, khi tham gia vào hợp tác quốc tế trong PCTN, Việt Nam sẽ nhận đƣợc sự quan tâm về nhiều mặt, trong đó có nguồn lực tài chính, nhân sự. Việt Nam cũng chứng minh cho bạn bè quốc tế nỗ lực PCTN của Việt Nam, từ đó cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, cải thiện hình ảnh và nâng cao tiếng nói của nƣớc ta trong hội nhập thể giới.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN, nhất là tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập là cơ sở để đƣa ra các phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng vai trò của ngành thanh tra trong PCTN. Đó là tiếp tục đối mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc, trong đó chú trọng tới xây dựng ngành thanh tra thực sự có tính độc lập tƣơng đối và hoạt động có hiệu quả; hoàn thiện pháp luật về PCTN; tăng cƣờng công khai minh bạch trong hoạt động PCTN; đảm bảo hiệu lực hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định của thanh tra. Ngoài ra, cần chú trọng tới tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng cán bộ thanh tra làm công tác PCTN, đầu tƣ cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong PCTN. Các giải pháp trên cần đƣợc nghiên cứu, áp dụng đồng bộ để phát huy hiệu quả, đƣa thanh tra trở thành lực lƣợng nòng cốt trong công cuộc phòng ngừa và chống tham nhũng lâu dài, phức tạp.

KẾT LUẬN

Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đạt đƣợc từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt đƣợc, công cuộc đổi mới đất nƣớc đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Từ khi ra đời đến nay, thanh tra nhà nƣớc từng bƣớc khẳng định vai trò, vị thế của mình trong công tác PCTN và đến nay thanh tra nhà nƣớc đã trở thành một phƣơng thức quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng. Pháp luật hiện hành trao cho thanh tra nhiệm vụ tiến hành các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và PCTN. Dù ở nhiệm vụ nào, trực tiếp hay gián tiếp, thanh tra cũng là công cụ hữu hiệu để đƣa các hành vi tham nhũng ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Mỗi năm, thanh tra nhà nƣớc tiến hành hàng chục ngàn cuộc thanh tra với quy mô khác nhau trên các lĩnh vực, tiếp nhận và xử lý hàng vạn đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân trong đó có không ít đơn thƣ chứa đựng các thông tin về hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các hoạt động khác, thanh tra nhà nƣớc còn phát hiện những sơ hở, yếu kém trong chính sách, pháp luật về tham nhũng, từ đó có những biện pháp để tự chấn chỉnh, hoàn thiện hoặc tham mƣu, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, có những cách làm hay, sáng tạo đem lại hiệu quả cao.

trong sạch bộ máy nhà nƣớc và giữ vững niềm tin cho nhân dân thì những kết quả mà thanh tra nhà nƣớc đã đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của mình và sự kỳ vọng của xã hội; số lƣợng các vụ tham nhũng, giá trị tài sản tham nhũng, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn mà thanh tra phát hiện chƣa nhiều so với tổng số vụ tham nhũng đã đƣợc các tổ chức, cá nhân phát hiện; việc xử lý các thông tin, xử lý các vụ tham nhũng trong nhiều trƣờng hợp còn chƣa hiệu quả; công tác tham mƣu, kiến nghị còn hạn chế; cơ chế phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong đó có các tổ chức có chức năng PCTN hiệu quả chƣa cao; số lƣợng, năng lực của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra còn thiếu và yếu, nhất là ở chính quyền địa phƣơng.

Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập nhƣ trên là cơ sở để đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng, phát huy vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN nhƣ: đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc; hoàn thiện pháp luật về PCTN; hoàn thiện cơ chế bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi tham nhũng nói riêng của thanh tra nhà nƣớc; nâng cao năng lực, đạo đức và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học, công nghệ cho ngành thanh tra; minh bạch hóa hoạt động PCTN và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong PCTN.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nƣớc và hệ thống chính trị, thanh tra nhà nƣớc sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu; làm trong sạch bộ máy nhà nƣớc; giữ vững và củng cố niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, Hà Nội.

2 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X (2006), Nghị quyết số 04- NQ/TW ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hà Nội.

3 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín

của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.

4 Chính phủ (2012), Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

5 Lƣơng Thanh Cƣờng (2012), Tập bài giảng môn Thanh tra công vụ.

6 Vũ Việt Hà (2012), Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước

tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ Luật học.

7 Lê Thị Hƣơng (2013), Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành

chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

8 Nguyễn Thị Bích Hƣờng (2011), “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí Thanh tra (3).

9 Nguyễn Văn Kim (2012), Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước

trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Luận văn tiến sỹ Luật.

10 Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm

1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11 Dƣơng Khánh Ngọc (2013), Phòng, chống tham nhũng trong các cơ

quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc

sỹ Quản lý Hành chính công.

13 Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1959, Hà Nội.

14 Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1980, Hà Nội.

15 Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.

16 Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung năm

2005), Hà Nội.

17 Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Hà Nội. 18 Quốc hội (2004), Luật Thanh tra năm 2004, Hà Nội.

19 Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012), Hà Nội.

20 Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010, Hà Nội. 21 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại năm 2011, Hà Nội. 22 Quốc hội (2011), Luật Tố cáo năm 2011, Hà Nội.

23 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

24 Phan Xuân Sơn (2010), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng,

chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia năm

2008 và tái bản năm 2010.

25 Nguyễn Quốc (2013), Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công

vụ ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia.

26 Thanh tra Chính phủ (2008), Quyết định số 1592/2008/QĐ-TTCP ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Chống tham

nhũng, Hà Nội.

27 Thanh tra Chính phủ (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và

28 Thanh tra Chính phủ (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của ngành Thanh tra, Hà Nội.

29 Thanh tra Chính phủ (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành Thanh tra, Hà Nội.

30 Thanh tra Chính phủ (2011), Thông tư số 11/2011/TT-TTCP ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ quy định tiêu chí nhận định

tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng,

Hà Nội.

31 Thanh tra Chính phủ (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của ngành Thanh tra, Hà Nội.

32 Thanh tra Chính phủ (2014), Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của ngành

Thanh tra, Hà Nội.

33 Viện Khoa học Thanh tra (2008), Đề tài khoa học cấp bộ: đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra

trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính,

Hà Nội.

34 Viện Khoa học Thanh tra (2009), Đề tài trọng điểm cấp bộ: đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - luận cứ khoa học cho việc sửa đổi Luật

Thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra, Hà Nội.

35 Viện Khoa học Thanh tra (2011), Đổi mới tổ chức và hoạt động ngành

Thanh tra nhằm tăng cường năng lực phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

36 Viện Khoa học Thanh tra (2013), Báo cáo tổng thuật Đề tài cấp bộ: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý

37 Nguyễn Nhƣ Ý (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 38 http://thanhtra.gov.vn/Pages/Home.aspx

39 http://nghean.gov.vn/wps/portal/thanhtratinh/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9 MSSzPy8xBz9CP0os3i...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)