Nâng cao năng lực, đạo đức và có chính sách đãi ngộ thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 104)

3.2. Giải pháp tăng cƣờng, phát huy vai trò của thanhtra nhà

3.2.4. Nâng cao năng lực, đạo đức và có chính sách đãi ngộ thỏa

3.2.4.1. Nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ, công chức làm công tác thanh tra

chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hƣớng chuyên môn hóa với các phƣơng tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội [6, tr.25].

Do đó cần nâng cao trình độ thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra thông qua việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ và trau dồi kinh nghiệm thực tiễn với việc triển khai đồng bộ các biện pháp nhƣ:

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế về đào tạo, bồi dƣỡng thanh tra, Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra năm 2007 ban hành kèm theo Quyết định số: 2445/2007/QĐ-TTCP ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ đối với cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra Chính phủ cần phải sửa đổi theo hƣớng hạ thấp các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với việc đào tạo nghiệp vụ, đào tạo sau đại học, nhất là yêu cầu về thâm niên, về quy hoạch; có những hình thức khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức có kết quả học tập cao; đồng thời tăng cƣờng năng lực cho cơ sở đào tạo nhƣ hệ thống trƣờng lớp, giảng viên.

- Hệ thống chƣơng trình tài liệu phải đƣợc xây dựng hoàn thiện, vừa trang bị kiến thức, vừa phải đảm bảo trang bị về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; chƣơng trình đảm bảo tính cập nhật, có sự phân hóa theo các chức danh và vị trí công việc.

- Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Đây là vấn đề khó và phức tạp, do đó cần đòi hỏi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, khả năng sƣ phạm tốt và am hiểu thực tiễn [34, tr.39].

- Thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm sau một đợt thanh tra, sau khi giải quyết xong một vụ việc tham nhũng hay những khiếu nại, tố cáo phức tạp để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau. Điều này không chỉ

có ý nghĩa với những cán bộ trẻ mà còn có ý nghĩa cho cả những ngƣời đã có thâm niên công tác lâu năm nhƣng mới đƣợc phân công làm công tác tại cơ quan thanh tra.

- Đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan thanh tra. Ngành thanh tra cần tiếp tục quán triệt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành thanh tra, đảm bảo thanh tra viên là ngƣời có phẩm chất chính trị tốt; cần sửa đổi, bổ sung Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra năm 2007 ban hành theo Quyết định số 1860/QĐ-TTCP ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ theo hƣớng quy định chi tiết quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ, tăng hình thức trách nhiệm đối với các cán bộ, công chức vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ.

3.2.4.2. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN là những công việc đòi hỏi không chỉ có trình độ, bản lĩnh vững vàng mà còn là công việc có sức ép, áp lực lớn, thƣờng xuyên phải đối mặt với những hiểm nguy hoặc cám dỗ. Vì vậy, để thu hút và giữ chân đƣợc những cán bộ, công chức làm trong lĩnh vực này, đảm bảo cho họ giữ đƣợc tính thanh liêm thì rất cần có chế độ lƣơng, phụ cấp và đãi ngộ tƣơng xứng.

Quyết định số 202/2005/QĐ/TTg năm 2005 của Thủ tƣớng Chính Phủ và và Thông tƣ liên tịch số 191/2006/TTL-TTCP-BNV-BTC quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên, theo đó: Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra bằng 15% mức lƣơng cơ bản hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có); thanh tra viên chính đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra bằng 20%

mức lƣơng cơ bản hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có); thanh tra viên đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lƣơng cơ bản hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có). Mức phụ cấp trên cùng với tiền lƣơng ít khiến cho cán bộ, công chức khó khăn trong cuộc sống, khó chuyên tâm vào nghề nghiệp, dễ bị những cám dỗ về vật chất tác động làm lệch lạc hoạt động công vụ. Do đó, nhà nƣớc cần có những hỗ trợ về vật chất, tinh thần để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra nhƣ tăng phụ cấp, có sự quan tâm đặc biệt tới cán bộ thanh tra làm trong các đơn vị chuyên trách PCTN; nghiên cứu kinh nghiệm của Singapo trong việc trích một phần tiền tham nhũng thu hồi đƣợc dành cho việc hỗ trợ và chế độ phúc lợi cho thanh tra viên để áp dụng vào Việt Nam.

3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học, công nghệ cho ngành thanh tra

Trong điều kiện ngày nay, việc trang bị đủ và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trở thành yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ hoạt động PCTN nói riêng mà là hoạt động của cả ngành thanh tra nói chung. Trong công cuộc PCTN nhiều khó khăn, phức tạp không thể không đề cập đến việc tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động PCTN. Điều này xuất phát từ các lý do sau:

Phạm vi hoạt động của thanh tra nhà nƣớc rất rộng lớn; nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN rất phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội; đối tƣợng thanh tra, cán bộ, công chức ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và phƣơng tiện hiện đại để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi tham nhũng. Do vậy hoạt động PCTN yêu cầu ngƣời cán bộ thanh tra không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn phải tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc kiến thức pháp luật, đƣợc trang bị đầy đủ và có khả năng sử dụng tốt các

phƣơng thiện, thiết bị hiện đại vào giả quyết những vấn đề trong thực tiễn hoạt động của thanh tra nhà nƣớc [6, tr.84].

Yêu cầu hoạt động PCTN phải có tính nhanh nhạy, chính xác, khách quan. Hồ sơ, tài liệu phải đƣợc lƣu trữ, bảo vệ một cách khoa học, vừa an toàn, bí mật, vừa dễ tra cứu, sử dụng. Hệ thống thông tin phải thông suốt, đầy đủ, trung thực, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý và sự điều hành của lãnh đạo các cấp. Vì vậy, việc đầu tƣ trang thiết bị và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin chắc chắn sẽ nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra, PCTN, phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý.

3.2.6. Minh bạch hóa hoạt động phòng, chống tham nhũng

Công khai, minh bạch trong hoạt động PCTN là yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các tổ chức, cá nhân có chức năng PCTN. Theo quy định của pháp luật, hiện nay có nhiều cơ quan (có thể là chuyên trách hoặc không chuyên trách) có chức năng PCTN nhƣ: thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án… Yêu cầu đặt ra đối các cơ quan này là phải minh bạch hóa hoạt động PCTN. Đối với thanh tra, minh bạch phải đƣợc thực hiện từ việc lên chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý các hành vi tham nhũng. Đối với các cơ quan khác, việc minh bạch hóa giúp cho hiệu quả phối hợp với thanh tra cao hơn, những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đƣợc thanh tra chuyển sang để xử lý theo hƣớng hình sự đƣợc tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật.

Muốn vậy, trƣớc hết phải hoàn thiện thể chế, cơ chế về minh bạch hóa trong PCTN. Quy định rõ các trƣờng hợp phải công khai, hình thức công khai, xác định rõ phạm vi thuộc bí mật nhà nƣớc, quyền đƣợc tiếp cận thông tin của ngƣời dân và báo chí. Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ quan có chức năng PCTN phải thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo định kỳ đã đƣợc pháp luật quy định, báo cáo những khó khăn, tồn đọng, nguyên nhân và hƣớng giải quyết các vụ việc tham nhũng. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm các cơ quan, cá

3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng

Trong thời kỳ hội nhập, không một quốc gia nào có thể giải quyết các vấn đề tham nhũng, lãng phí, quan liêu một cách độc lập, bởi tham nhũng là căn bệnh “nan y”, nó tồn tại ở tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ; tội phạm tham nhũng trong thời kỳ này có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân ở nhiều nƣớc. Vì vậy, quốc tế cần chung tay, góp sức mới có thể hạn chế và tiêu diệt tham nhũng. Nhận thức sâu sắc điều đó, Đảng ta đã quán triệt: “Chủ động tham gia các chƣơng trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về PCTN phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực hiện các cam kết quốc tế về PCTN, chú trọng tới các cam kết về xây dựng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh minh bạch [2, tr.8].

Thanh tra nhà nƣớc cần chủ động, tích cực tham gia vào các diễn đàn PCTN quốc tế và khu vực, trƣớc hết là tích tham gia thực hiện Công ƣớc Liên hợp quốc về PCTN mà Việt Nam tham gia năm 2009, tích cực triển khai Quy chế Phối hợp thực hiện Công ƣớc của Liên hợp quốc về PCTN của Việt Nam năm 2012 cùng các diễn đàn khác. Bên cạnh cạnh đó, Việt Nam cần thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm PCTN với các nƣớc đã thành công trong PCTN, cử cán bộ sang học tập kinh nghiệm, cách thức tiến hành PCTN; học tập xây dựng pháp luật, mô hình tổ chức các cơ quan chống tham nhũng ở các nƣớc; tăng cƣờng trao đổi thông tin, tài liệu phục vụ công tác phòng ngừa và chống tham nhũng.

Ngoài ra, với điều kiện là một nƣớc đang phát triển, khi tham gia vào hợp tác quốc tế trong PCTN, Việt Nam sẽ nhận đƣợc sự quan tâm về nhiều mặt, trong đó có nguồn lực tài chính, nhân sự. Việt Nam cũng chứng minh cho bạn bè quốc tế nỗ lực PCTN của Việt Nam, từ đó cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, cải thiện hình ảnh và nâng cao tiếng nói của nƣớc ta trong hội nhập thể giới.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN, nhất là tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập là cơ sở để đƣa ra các phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng vai trò của ngành thanh tra trong PCTN. Đó là tiếp tục đối mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc, trong đó chú trọng tới xây dựng ngành thanh tra thực sự có tính độc lập tƣơng đối và hoạt động có hiệu quả; hoàn thiện pháp luật về PCTN; tăng cƣờng công khai minh bạch trong hoạt động PCTN; đảm bảo hiệu lực hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định của thanh tra. Ngoài ra, cần chú trọng tới tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng cán bộ thanh tra làm công tác PCTN, đầu tƣ cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong PCTN. Các giải pháp trên cần đƣợc nghiên cứu, áp dụng đồng bộ để phát huy hiệu quả, đƣa thanh tra trở thành lực lƣợng nòng cốt trong công cuộc phòng ngừa và chống tham nhũng lâu dài, phức tạp.

KẾT LUẬN

Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đạt đƣợc từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt đƣợc, công cuộc đổi mới đất nƣớc đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Từ khi ra đời đến nay, thanh tra nhà nƣớc từng bƣớc khẳng định vai trò, vị thế của mình trong công tác PCTN và đến nay thanh tra nhà nƣớc đã trở thành một phƣơng thức quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng. Pháp luật hiện hành trao cho thanh tra nhiệm vụ tiến hành các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và PCTN. Dù ở nhiệm vụ nào, trực tiếp hay gián tiếp, thanh tra cũng là công cụ hữu hiệu để đƣa các hành vi tham nhũng ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Mỗi năm, thanh tra nhà nƣớc tiến hành hàng chục ngàn cuộc thanh tra với quy mô khác nhau trên các lĩnh vực, tiếp nhận và xử lý hàng vạn đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân trong đó có không ít đơn thƣ chứa đựng các thông tin về hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các hoạt động khác, thanh tra nhà nƣớc còn phát hiện những sơ hở, yếu kém trong chính sách, pháp luật về tham nhũng, từ đó có những biện pháp để tự chấn chỉnh, hoàn thiện hoặc tham mƣu, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, có những cách làm hay, sáng tạo đem lại hiệu quả cao.

trong sạch bộ máy nhà nƣớc và giữ vững niềm tin cho nhân dân thì những kết quả mà thanh tra nhà nƣớc đã đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của mình và sự kỳ vọng của xã hội; số lƣợng các vụ tham nhũng, giá trị tài sản tham nhũng, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn mà thanh tra phát hiện chƣa nhiều so với tổng số vụ tham nhũng đã đƣợc các tổ chức, cá nhân phát hiện; việc xử lý các thông tin, xử lý các vụ tham nhũng trong nhiều trƣờng hợp còn chƣa hiệu quả; công tác tham mƣu, kiến nghị còn hạn chế; cơ chế phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong đó có các tổ chức có chức năng PCTN hiệu quả chƣa cao; số lƣợng, năng lực của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra còn thiếu và yếu, nhất là ở chính quyền địa phƣơng.

Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập nhƣ trên là cơ sở để đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng, phát huy vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN nhƣ: đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc; hoàn thiện pháp luật về PCTN; hoàn thiện cơ chế bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi tham nhũng nói riêng của thanh tra nhà nƣớc; nâng cao năng lực, đạo đức và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học, công nghệ cho ngành thanh tra; minh bạch hóa hoạt động PCTN và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong PCTN.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nƣớc và hệ thống chính trị, thanh tra nhà nƣớc sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu; làm trong sạch bộ máy nhà nƣớc; giữ vững và củng cố niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)