3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
3.3.3. Các giải pháp khác
Thứ nhất: Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền giáo dục cho mọi công dân hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật là tiền đề quan trọng để phòng ngừa tội phạm mà đặc biệt là phòng ngừa tội trộm cắp tài sản. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta. Cụ thể:
Ngày 9/12/2003, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 32- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 19/4/2011, ban hành kết luận số 04-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị nói trên. Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 [55, tr. 257].
Mặc dù, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân nhưng hiệu quả của công tác này vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Qua nghiên cứu các nguyên nhân và điều kiện từ phía con người, xét thấy chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng xã hội trước hết hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật đồng thời góp phần nâng cao ý thức đấu tranh, phòng chống tội phạm. Các biện pháp cần thực hiện là:
- Tổ chức họp tổ dân phố, tổ an ninh xã hội để tuyên truyền, phổ biến cảnh báo đến từng hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản; hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ tài sản như: “khóa trong” đối với nhà ở, khóa chữ U chống trộm đối với xe máy; hướng dẫn treo, đặt biển cảnh báo đề phòng trộm cắp tài sản tại những khu vực thường xuyên xảy ra trộm cắp tài sản để nhân dân cảnh giác; đôn đốc, hướng dẫn cho bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, trường học tăng cường lực lượng bảo vệ canh gác chặt chẽ, nhất là ban đêm, ngoài giờ.
- Thông qua hoạt động điều tra xét xử, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình về các thủ đoạn trộm cắp tài sản thường gặp để mọi người nâng cao cảnh giác. Đài phát thanh và truyền hình cần đưa chương trình phòng ngừa tội phạm vào thành một nội dung chương trình chính thống hàng
tuần, qua đó nêu lên phong trào bảo vệ an ninh trật tự, phong trào bảo vệ tài sản của công dân.
- Để tuyên truyền giáo dục cho mọi người nâng cao ý thức trong phòng, chống tội trộm cắp tài sản thì cần phải tăng cường xét xử lưu động, đặc biệt là đối với các vụ án có tính chất điển hình; tại các địa bàn có tỷ lệ tội trộm cắp tài sản cao. Phải vận động nhiều người tham dự và phải áp dụng mức án nghiêm khắc, xét xử đúng pháp luật để có tác dụng tuyên truyền giáo dục sâu rộng nhằm phục vụ tốt yêu cầu chính trị tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là một trong những hoạt động quan trọng và có hiệu quả to lớn nhằm răn đe mạnh mẽ đối với những kẻ có ý đồ phạm tội. Khi xét xử lưu động cần phân công cho thẩm phán có năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm xét xử.
- Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục; nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Đặc biệt phải tập trung vào việc thuyết phục cảm hóa các đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản, đồng thời thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân luôn có ý thức cảnh giác tự bảo vệ tài sản, tự phòng ngừa và tham gia phát hiện, tố giác, truy bắt tội phạm trộm cắp tài sản.
- Tuyên truyền vận động nhân dân mạnh dạn tố giác người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức cho quần chúng nhân dân phát hiện các biểu hiện nghi vấn của những đối tượng có khả năng, điều kiện gây án trộm cắp tài sản đang có hành động chuẩn bị gây án, cất giấu tài sản, tiêu thụ tài sản
Các quy phạm pháp luật hình sự chỉ có thể phát huy được sức mạnh điều chỉnh hành vi của con người thông qua việc tác động vào ý thức của họ. Nếu cá nhân nhận thức được một cách đúng đắn các quy định của pháp luật hình sự, thấy các quy định đó phù hợp với niềm tin, đạo đức của bản thân, họ
sẽ tự nguyện tuân thủ mà không cần đến sự đe dọa của các chế tài mà điều luật đặt ra [55, tr. 256].
Như vậy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tội phạm xảy ra mà đặc biệt là hạn chế nạn trộm cắp tài sản
Thứ hai: Tăng cường kiểm tra, tuần tra, giám sát và phát hiện, xử lý kịp thời về trộm cắp tài sản
Tập trung xây dựng lực lượng giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn xóm ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn với lực lượng công an làm nồng cốt. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ có hiệu quả để phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vụ trộm cắp tài sản. Chính quyền cơ sở phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tiếp nhận, quản lý giúp đỡ người có tiền án, tiền sự để họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Kiên quyết xử lý hành chính bằng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dục; trường giáo dưỡng đối với những người có hành vi trộm cắp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tổ chức tuần tra nhân dân, tuần tra của các lực lượng chức năng để canh gác, bảo vệ, phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ các đối tượng trộm cắp tài sản. Các đơn vị, lực lượng công an trong tỉnh sẽ tập trung rà soát và dựng các đường dây, ổ nhóm, đối tượng có biểu hiện trộm cắp tài sản chuyên nghiệp hoạt động liên tuyến, liên địa bàn, hoạt động phức tạp để triển khai các biện pháp phòng ngừa, lập án đấu tranh triệt xóa. Đồng thời, gọi hỏi, răn đe, giáo dục các đối tượng nghi vấn, có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản; quản lý chặt số người nghiện ma túy và tổ chức ký cam kết không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông sẽ tăng cường công tác tuần tra vũ trang, tuần tra nghiệp vụ tại các khu vực, địa bàn trọng điểm, phức tạp thường xảy ra các vụ trộm cắp tài sản để kịp thời phát hiện, ngăn chặn bắt giữ
Các tệ nạn về ma túy, cờ bạc là một trong những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội trộm cắp tài sản, gây ảnh hưởng không tốt đến trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần tập trung đấu tranh, triệt xóa các tụ điểm đánh bạc cũng như mua bán ma túy xảy ra.
Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động điều tra khám phá những vụ án trộm cắp tài sản phức tạp, có tổ chức, các chuyên án trộm cắp tài sản nhằm nâng cao nhận thức trong tổ chức tiến hành và phối hợp các hoạt động điều tra.
Thứ ba: Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm mà đặc biệt là tội trộm cắp tài sản là nguyên nhân từ các yếu tố về kinh tế - xã hội. Điều này có thể hiểu, do ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức truyền thống; khoảng cách giàu nghèo tăng, số người thất nghiệp cao, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa phẩm đồi trụy phát triển lan rộng đến các vùng nông thôn làm suy thoái đạo đức một bộ phận thanh thiếu niên.
Nền sản xuất xã hội tạo ra những điều kiện nâng cao đời sống vật chất, là cơ sở vững chắc cho mọi người thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của họ. Kinh tế phát triển phồn thịnh sẽ loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện của nhiều vi phạm pháp luật, trong đó loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương thì cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tập trung đào tạo nghề cho bà con nông thôn đặc biệt là con cái họ. Đào tạo thường xuyên, có chất lượng và phù hợp với từng đối tượng.
– Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là cơ hội để người lao động có nhiều lựa chọn cho mình những công việc tốt và phù hợp với khả năng. Đồng
thời góp phần giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động trước tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể như hiện nay ở trong nước.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất tạo nhiều việc làm, ổn định thu nhập cho nhân dân; xây dựng nơi vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên… để chủ động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản.
Thứ tư: Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động phòng chống tội trộm cắp tài sản
Điều 5 BLTTHS sửa đổi quy định:
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với các cơ quuan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội...
Đấu tranh chống tội phạm nói chung và người phạm tội nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mà nòng cốt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đó là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Những cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền, bảo đảm cho nhà nước được ổn định về chính trị, phát triển mạnh về kinh tế, xã hội công bằng văn minh. Các cơ quan này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đưa phong trào phòng chống tội phạm vào chiều sâu, nề nếp và hoạt động có hiệu quả. Phải huy động được các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hôi, các đoàn thể và công dân vào công tác phòng chống tội phạm, mà đặc biệt là tội trộm cắp tài sản. Cụ thể như:
- VKSND cần tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra từ giai đoạn xử lý thông tin, tố giác tội phạm và trong suốt quá trình điều tra vụ án, tăng cƣờng trách nhiệm trong việc xem xét phê chuẩn các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra, những trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc khởi tố, bắt giữ thiếu căn cứ phải luôn phân tích, đánh giá thận trọng, khách quan và kiên quyết hủy bỏ [44, tr. 93].
- Cơ quan công an phối hợp với các ngành các cấp, các cơ quan đoàn thể ở địa phương tạo điều kiện giúp đỡ việc làm phù hợp với khả năng của đối tượng để ổn định cuộc sống giúp đối tượng trở thành công dân tốt sống có ích cho xã hội. Đối với các đối tượng đã có tiền án tiền sự đang có nghi vấn biểu hiện phạm tội trộm cắp tài sản, công án địa phương phải tiến hành gọi đến trụ sở để giáo dục răn đe không để họ tái phạm, trấn áp về mặt tư tưởng khi đối tượng có ý đồ manh nha trộm cắp tài sản.
- Trong quá trình tổ chức quản lý, giáo dục đối tượng, Công an phải phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và gia đình đối tượng để quản lý và giáo dục đối tượng nhận xét đối tượng đưa vào hoặc đưa ra khỏi diện quản lý giáo dục. Có như vậy mới đảm bảo chính xác khách quan và thu thập được những thông tin đầy đủ về mối quan hệ và các biểu hiện nghi vấn của đối tượng để công tác quản lý đối tượng có hiệu quả.
- Toà án thông qua hoạt động xét xử của mình có thể kiến nghị với các cơ quan hữu quan, nơi phạm tội xảy ra để họ có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn và loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội tại cơ sở.
- Cơ quan công an tăng cường phối hợp với các tổ chức quần chúng cơ sở như bảo vệ, tổ dân phố, đội tự quản, dân phòng, đội thanh niên tình nguyện, phát động quần chúng nhân dân tố giác tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm, mà đặc biệt là tội trộm cắp tài sản.
Mỗi cơ quan tham gia phòng ngừa tội phạm có nhiệm vụ, chức năng cụ thể của mình, song không độc lập mà trong hoạt động phòng ngừa tội phạm phải có phối kết hợp hỗ trợ nhau. Có như vậy hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng mới đạt được kết quả.
Tóm lại, đấu tranh phòng chống tội trộm cắp là một yêu cầu cấp bách của Nhà nước ta, bởi tội phạm này ngày càng có chiều hướng gia tăng, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tích cực chủ động đấu tranh với loại tội phạm này, phối hợp tích cực đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội để tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội để tích cực loại bỏ tội phạm này.
KẾT LUẬN
Tội trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra khá phổ biến ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị của địa phương. Vì thế nó luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương trong công tác phòng ngừa loại tội phạm. Tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ. Và tại Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [33, Điều 32]. Để đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong thời gian qua Nhà nước ta thường xuyên có những sửa đổi, bổ sung và thay thế kịp thời quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của xã hội nói chung và tài sản của công dân nói riêng. BLHS sửa đổi ra đời đã kế thừa các quy định của BLHS năm 1999 và được hoàn thiện, trong đó các quy định về tội trộm cắp tài sản được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, đồng bộ với các quy định khác, nó tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
Qua việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh