3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật
lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội
Hai là, đảm bảo định tội danh chính xác ở các cơ quan tiến hành tố tụng.
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về tội trộm cắp tài sản BLHS Việt Nam về tội trộm cắp tài sản
3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật pháp luật
Hiến pháp 2013 quy đinh: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [33, Điều 8]. Xã hội phải được quản lý bằng pháp luật, trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con người, đồng thời tạo điều kiện để con người phát huy những năng lực thực tiễn của mình. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí, nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có pháp luật điều chỉnh, pháp luật đã trở thành đòn bẩy tạo tiền đề phát triển cho tương lai. Bên cạnh đó, quan hệ xã hội luôn luôn phát triển, biến đổi không ngừng. Sự thay đổi nhanh chóng đó đòi hỏi pháp luật phải thay đổi theo. Đây chính là sự đòi hỏi phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện pháp luật, nhằm làm cho pháp luật kịp thời phù hợp với các nhu cầu của xã hội.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng định hướng cho sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ quá độ lên CNXH. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong các nghị quyết này Đảng ta chỉ rõ cần phải:
Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hương chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác. Đây là những định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của BLHS nhằm thể chế hóa quan điểm mới về chính sách hình sự trên của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay [5, tr. 3].
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác lập pháp của nước ta đã có nhiều tiến bộ và chuyển biến cơ bản; hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, động lực mạnh mẽ để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, các văn bản quy phạm pháp luật còn có những mâu thuẫn, tính khả thi thấp, dẫn đến việc khó áp dụng cũng như đi vào thực tiễn. Hiện nay, việc áp dụng các quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành vào trong thực tiễn xuất hiện những mâu thuẫn, thiếu thống nhất dẫn đến việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn.
Có thể khẳng định, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật. Qua các hướng dẫn, giải thích của TANDTC và các cơ quan tư pháp Trung ương, nhiều quy định của BLHS đã được lượng hóa một cách cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật [55, tr. 249].
BLHS sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực ngày 1/7/2016. Để BLHS sớm đi vào cuộc sống và phát huy vai trò, tác dụng tích cực là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thì các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng BLHS sửa đổi một cách cụ thể, chi tiết, khoa học.
Đặc biệt tình hình tội trộm cắp tài sản diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng. Để tạo hành lang pháp lý trong việc phòng chống tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng trong tình hình mới thì cần phải bổ sung, hoàn thiện các quy định về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.