Nội dung hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) (Trang 75 - 78)

* Kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLHS sửa đổi

Qua phân tích và nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn về tội trộm cắp tài sản, tôi kiến nghị như sau:

Về nội dung kế thừa:

Thứ nhất, bổ sung khái niệm tội trộm cắp tài sản vào trong Điều 173 BLHS sửa đổi

Có ý kiến cho rằng “tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút với chủ sở hữu nhằm chiếm đoạt tài sản” hay “tội trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” hoặc “trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản”….

Vì vậy, để thống nhất một cách hiểu về khái niệm này thì cần phải đưa ra một khái niệm như thế nào là tội trộm cắp tài sản là một điều hết sức cần

thiết. Có thể đưa khái niệm tội trộm cắp tài sản vào Điều 173 như sau: “Người nào chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng….’

Thứ hai, rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa trong khung hình phạt

Theo quy định tại Điều 173 BLHS, mức tối thiểu và tối đa trong cùng một khung hình phạt quá dài. Như tại khoản 2 mức tối thiểu là 2 năm, mức tối đa là 7 năm (khoảng cách 5 năm); tại khoản 3 mức tối thiểu 7 năm, mức tối đa 15 năm (khoảng cách 8 năm); tại khoản 4 mức tối thiểu là 12, mức tối đa là 20 năm. Điều nay dễ dẫn đến việc áp dụng mức hình phạt một cách tùy tiện, phụ thuộc phần lớn vào ý chí chủ quan của Thẩm phán, Hội thẩm. Từ đó tạo sự bất bình đẳng trong quyết định hình phạt đối với cáo bị cáo. Để góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, nên sửa đổi theo hướng rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa trong khung hình phạt. Cụ thể: khoản 2 có mức hình phạt từ 2 năm đến 5 năm; khoản 3 có mức hình phạt từ 5 năm đến 10 năm; khoản 4 có mức hình phạt từ 10 năm đến 15 năm; bổ sung thêm khoản 5 có mức từ 15 năm đến 20 năm.

Thứ ba, cần đưa ra tình tiết định khung đối với hình phạt bổ sung là phạt tiền

Nội dung pháp lí của hình phạt tiền chính là sự tước bỏ khoản tiền nhất định của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước. Với nội dung này thì hình phạt tiền là loại hình phạt có khả năng tác động một cách trực tiếp và có hiệu quả về mặt kinh tế đối với người phạm một số tội trong một số lĩnh vực mà luật quy định. Tuy nhiên, qua phân tích thì tác giả nhận thấy:

Trong 5 năm (từ 2011 đến 2015) TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hoàn toàn không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, cho dù tính chất của mỗi vụ án khác nhau. Với chức năng hỗ trợ cho hình phạt

chính, phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung tạo điều kiện để toà án có thể xử lí triệt để và công bằng đối với người phạm tội nhằm đạt được mục đích cao nhất của hình phạt nhưng trên thực tế khi xét xử thì phần lớn Thẩm phán không áp dụng hình phạt bổ sung. Bên cạnh đó, khoảng cách phạt giữa mức tối thiểu và tối đa là khá lớn (từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng) rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện, không thống nhất trong khi giải quyết những vụ việc tương tự, việc áp dụng mức phạt tiền là bao nhiêu phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của Thẩm phán.

Do đó, cần đưa ra ra tình tiết định khung trong điều luật đối với hình phạt bổ sung là phạt tiền để Thẩm phán căn cứ đưa ra mức phạt; hoặc vẫn giữ nguyên quy định nhưng phải có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, rõ ràng đối với hình phạt bổ sung này.

Về những điểm mới: cơ bản tôi thống nhất với những sửa đổi, bổ sung trong BLHS (sửa đổi), tuy nhiên đối với điểm d, khoản 1 Điều 173 BLHS (sửa đổi) tôi có ý kiến như sau:

Điểm d, khoản 1 Điều 173 quy đinh: “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”. Những tài sản này có thể có những loại tuy giá trị quy thành tiền không đáng kể, nhưng trong từng hoàn cảnh cụ thể, nó lại có giá trị rất lớn về văn hóa, về tinh thần, thậm chí có tiền cũng không thể mua được, đặc biệt, không thể quy giá trị tài sản này thành tiền. Chúng tôi thống nhất với quy định này, tuy nhiên, cơ sở để xác định tài sản đó có giá trị ”đặc biệt về mặt tinh thần” đối với người bị hại và gia đình là điều không dễ. Cần có quy định khoa học, cụ thể, rõ ràng để quy định này áp dụng được trên thực tế.

Lập luận cho việc đưa ra mô hình lý luận của Điều luật này là ở chỗ:

sự Việt Nam trong việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội

Hai là, đảm bảo định tội danh chính xác ở các cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) (Trang 75 - 78)