Hạn chế về hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 62 - 65)

- Trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, việc chỉ đạo giao và duyệt kế hoạch thanh tra chưa có sự thống nhất về thời gian, dẫn đến việc xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, do đó thanh tra chuyên ngành ở Sở còn nhiều lúng túng, thụ động trong việc tổ chức thực hiện. Ngồi ra, các chương trình, kế hoạch thanh tra mới chỉ chủ yếu xác định nội dung công việc, thiếu các nội dung về biện pháp tổ chức lực lượng và việc phối hợp để tiến hành thường thiếu cụ thể. Về cơ bản, nội dung công việc mới chỉ tập trung xem xét đánh giá những việc đã qua, chưa có kế hoạch chủ động thanh tra, kiểm tra đối với các chương trình mục tiêu, dự án ngay từ khi triển khai, nên tác dụng ngăn ngừa cũng như giúp cho chỉnh sửa cịn ít thấy.

- Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp thanh tra cịn bị động, thiếu chính xác và khơng phù hợp, thường coi trọng thanh tra theo đồn, coi nhẹ tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân thanh tra viên trong quá trình thanh tra. Một số sở khi triển khai thanh tra còn lúng túng, đã công khai quyết định thanh tra, đề cương thanh tra, thời gian và địa điểm dự kiến thanh tra theo đúng trình tự, thủ tục, trong khi đó việc kiểm tra, phát hiện vi phạm đối với một số lĩnh vực đặc thù phải mang tính bí mật, bất ngờ cao, việc cơng khai thông tin như vậy dẫn đến đối tượng tẩu tán hết chứng cứ vi phạm và sẽ

khơng thu được bằng chứng, ví dụ: thanh tra dịch vụ thẻ điện thoại Internet, trước đây thẻ điện thoại Internet lậu được in hoặc photo thì rất dễ phát hiện vi phạm cho nên hiện nay các đối tượng khơng in nữa mà chuyển sang hình thức cung cấp, trao đổi các mã truy cập sử dụng thông qua email, giấy trao tay hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách tạo tài khoản sẵn, khách hàng chỉ việc gọi và trả tiền mà không cần quan tâm đến việc tạo tài khoản cuộc gọi… dẫn tới nhiều khi cơ quan quản lý nhà nước chỉ thu được các mã truy nhập số nhưng nếu đối tượng thông báo qua email cắt dịch vụ đối với các số nói trên thì chứng cứ thu được trở nên vô nghĩa.

- Trong việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra, các quy định hiện hành về công tác thanh tra đã thể hiện rõ tính pháp chế trong hoạt động thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế việc nhận thức và vận dụng quy định này cịn nhiều vướng mắc, thể hiện điển hình trong quan hệ chỉ đạo và chấp hành sự chỉ đạo giữa người có thẩm quyền chỉ đạo với trưởng đồn thanh tra và thanh tra viên.

- Quan hệ nội bộ giữa các cán bộ thanh tra khi tiến hành các cuộc thanh tra cũng còn lúng túng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành TT&TT. Cụ thể là do quy định việc chỉ đạo đối với cuộc thanh tra chưa có giới hạn rõ ràng, làm hạn chế quyền chủ động và tính độc lập của thanh tra viên và trưởng đoàn thanh tra trong việc sử dụng các quyền thanh tra, nhất là quyền kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Ngoài ra, quy định trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, trong thực tế hiện nay đã phát sinh vấn đề, đó làm một số thành viên thiếu tự giác của đoàn thanh tra dựa vào điều này để thiếu trách nhiệm khi tham gia vào việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thể hiện rõ nhất là các đoàn thanh tra liên ngành mà thành viên đoàn thanh tra là của các cơ quan, tổ chức, ngành khác phối hợp tham gia đoàn thanh tra.

- Việc thanh tra chức trách, nhiệm vụ được giao đối với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước chưa được quan tâm đúng

mức hoặc rất khó tiến hành thanh tra đối với những đối tượng này vì chưa có cơ sở pháp lý đủ mạnh hoặc do những quyền lực khác tác động. Mặt khác đối tượng thanh tra dạng này chủ yếu là thủ trưởng, người có chức vụ, quyền hạn, nên thực tế nhiều trường hợp thanh tra đã phải rút lui có trật tự khi tiến hành các cuộc thanh tra dạng này.

- Thanh tra, kiểm tra một số trường hợp thiên về việc tìm ra các sai sót nhỏ và phạt nặng, thay vì hướng dẫn, có biện pháp giúp các doanh nghiệp khắc phục các sai sót, lỗi vi phạm nhỏ… Một số vụ việc khơng đáng phải ra quyết định xử phạt nhưng cơ quan thanh tra vẫn cố gắng áp dụng để xử phạt, khiến doanh nghiệp chưa tâm phục, khẩu phục.

- Lực lượng thanh tra ở một số Sở chưa có kinh nghiệm về công tác thanh tra, trong đó có một số tốt nghiệp Đại học Luật hoặc Kinh tế, chưa có nghiệp vụ về chuyên ngành báo chí, xuất bản, BCVT và CNTT. Thanh tra một số Sở còn thiếu kỹ năng giao tiếp, đối thoại và giải quyết xung đột, khả năng xử lý tình huống cịn yếu, đặc biệt trong những trường hợp vụ việc thanh tra phức tạp, đối tượng thanh tra có biểu hiện khơng cộng tác và thiếu chủ động trong việc tham mưu cho cơ quan quản lý, chưa nắm vững những quy định của pháp luật về TT&TT nên chưa thực thi tốt quyền hạn thanh tra và xử lý VPHC. Vị thế của một số Thanh tra sở TT&TT còn chưa được nâng ngang tầm với nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương.

- Còn tồn tại việc thanh tra, kiểm tra khơng đúng trình tự, thủ tục. Một số cuộc thanh tra, doanh nghiệp phản ánh là cơ quan thanh tra khơng có kế hoạch thanh tra và quyết định thanh tra phù hợp. Chương trình, kế hoạch của các cơ quan thanh tra cịn thiếu tính chủ động, ổn định và tình trạng khơng hồn thành chương trình, kế hoạch cịn phổ biến. Cơng tác lập kế hoạch, tổng hợp, thông tin, báo cáo về công tác thanh tra của ngành còn hạn chế, chưa phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, điều hành, việc ứng dụng CNTT vào chỉ đạo, điều hành còn hạn chế.

- Ở một số địa phương, công tác xử lý vi phạm giữa cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản báo chí chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, thiếu kiên quyết. Việc xử lý các sai phạm về nội dung thông tin trên một số báo, đài địa phương còn chưa thật nghiêm túc, vẫn cịn tình trạng nể nang, tránh né, đùn đẩy nhau giữa các cơ quan, có nơi khơng thực hiện đúng thẩm quyền, xử phạt sai đối tượng, áp dụng quy định pháp luật khơng chính xác. Sự phối hợp giữa Thanh tra Sở TT&TT với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng khác ở địa phương chưa chặt chẽ, thường xuyên, thậm chí ở một số nơi nhận thức về vai trò quản lý nhà nước ở địa phương còn chưa đúng theo quy định của pháp luật. Nhiều tỉnh, thành phố, ở mức độ khác nhau cịn bng lỏng quản lý đối với hoạt động của các Đài Phát thanh - Truyền hình. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm, nghiên cứu giải pháp thích hợp để xử lý những vấn đề nổi cộm trong hoạt động phát thanh - truyền hình cịn nhiều lúng túng, hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)