tra ngành Thơng tin và Truyền thơng
3.2.1. Hồn thiện các quy định pháp luật về thanh tra ngành thông tin và truyền thông tin và truyền thông
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra ngành TT&TT nói riêng. Các quy định pháp luật về thanh tra ngành TT&TT hiện nay cũng đã bộc lộ hàng loạt những vấn đề cần điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự phát triển đa dạng của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách thật sự khoa học và biện chứng: pháp luật về thanh tra ngành TT&TT là một chế định pháp luật, là hình thức thể hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và hoạt động thanh tra ngành TT&TT. Pháp luật về thanh tra ngành TT&TT thường phát triển chậm hơn so sự với phát triển đa dạng của các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó việc
hồn thiện, bổ sung pháp luật về thanh tra ngành TT&TT là quy luật phát triển thường xuyên và tất yếu. Mặt khác, trước những diễn biến của tình hình vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý VPHC của lực lượng thanh tra TT&TT, cũng như thực tiễn xử lý vi phạm cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã bộc lộ những điểm hạn chế, nhất định cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm xử lý kịp thời, nhanh chóng các hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Hướng hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra cần tập trung vào những điểm cơ bản sau đây:
- Trước hết, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định tổ chức và hoạt động Thanh tra TT&TT, nhằm đảm bảo hoạt động hợp pháp cho toàn bộ hệ thống Thanh tra ngành TT&TT. Để khắc phục những bất cập về quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động báo chí, xuất bản như trên đã phân tích ở trên (tiểu mục 2.4.3), ngày 06/1/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí xuất bản, theo đó Thanh tra chuyên ngành TT&TT có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động báo chí, xuất bản. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải có sự phân định về thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính giữa Bộ TT&TT với Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch để tránh chồng chéo và có thể tạo ra khoảng trống trong quản lý nhà nước.
- Cần xây dựng và ban hành Luật Báo chí mới với những quy định mới đáp ứng được yêu cầu quản lý và sự phát triển của báo chí mà luật cũ đã có nhiều bất cập như: quy định về các loại hình báo chí, quảng cáo trên báo chí, lưu chiểu, cải chính trên báo chí, tài chính báo chí.... Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí cần hướng vào các nội dung sau: Thứ nhất, cụ thể hoá, chi tiết hoá các điều khoản quy định. Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động báo chí. Thứ ba, rà sốt, bổ sung những vấn đề mới do thực tiễn và sự phát triển của báo chí đặt ra. Thứ tư, bảo đảm quyền tự do báo chí của cơng dân. Cụ thể: quy định về loại hình
báo chí theo hướng mở, về liên doanh liên kết trong hoạt động báo chí, quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí. Trong xu huớng một cơ quan báo chí có nhiều ấn phẩm, nhiều loại hình báo chí như hiện nay, cần phải bổ sung các chức danh cơ quan báo chí, một cơ quan báo chí cần có chủ nhiệm báo, tổng giám đốc và nhiều Tổng biên tập, nhiều giám đốc, mỗi Tổng biên tập, mỗi giám đốc chịu trách nhiệm nội dung một ấn phẩm, một kênh chương trình trước chủ nhiệm, Tổng giám đốc và trước pháp luật, như vậy mới đủ khả năng kiểm sốt nội dung, đưa đến cho cơng chúng những thơng tin chính xác, chuẩn mực.
- Hiện nay, văn bản điều chỉnh hoạt động thông tin điện tử đang có hiệu lực pháp luật bao gồm: Luật CNTT, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực CNTT, Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Các văn bản này được ban hành trong nhiều thời kỳ khác nhau dẫn đến việc các quy định còn khái quát, chưa cụ thể, chi tiết, thậm chí một số quy định cịn chồng chéo với nhau. Mặt khác, qua nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thông tin điện tử trong thời gian qua, các quy phạm chủ yếu chứa đựng những chế tài mang tính bắt buộc mà thiếu vắng những quy phạm mang tính hướng dẫn. Trong khi đó, cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một đạo luật mang tính chủ đạo, cốt lõi điều chỉnh các hoạt động thơng tin nói chung và thơng tin điện tử nói riêng, đó là Luật về cung cấp thơng tin, về tiếp cận thông tin, về bảo đảm quyền tự do ngơn luận. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần khẩn trương soạn thảo và ban hành Luật về cung cấp thơng tin, về tiếp cận thơng tin, trong đó phải có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ thể cung cấp thông tin, chủ thể tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng internet.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quy phạm dưới luật quy định cụ thể, chi tiết quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động thông tin trên mạng internet, đồng thời cũng có tác dụng giáo dục đạo đức, văn minh trong thông tin mạng. Trọng tâm của đạo luật chắc chắn sẽ giải quyết hài hoà và triệt để mối quan hệ giữa quản lý thơng tin nói chung, quản lý thơng tin trên mạng internet nói riêng và quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Về quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thông tin điện tử trên Internet, hiện nay được quy định trong các nghị định: Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Nghị định số 63/2007/NÐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực CNTT. Có nghĩa là, cùng một lĩnh vực nhưng có hai văn bản quy định chế tài xử lý dẫn đến nghịch lý lớn trong việc áp dụng chế tài, thể hiện cụ thể nhất là sự quy định chồng chéo các hành vi vi phạm và khung phạt giữa các Nghị định này có mức chênh lệch rất lớn và trên thực tế nhiều trường hợp có thể áp dụng cả hai văn bản. Hai hành vi thiết lập trang thơng tin điện tử tổng hợp khơng có giấy phép hoặc sử dụng quá hạn giấy phép trên 30 ngày và hành vi cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp không đúng với nội dung thơng tin được quy định trong giấy phép có mức phạt bằng nhau từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng là chưa cơng bằng vì hành vi cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp không đúng với nội dung thông tin được quy định trong giấy phép mức độ nhẹ hơn nên cần quy định mức phạt nhẹ hơn. Hành vi quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2009/NĐ-CP "Đưa xuất bản phẩm lên trang thông tin điện tử khi không được sự đồng ý của Nhà xuất bản" chưa thống nhất với quy định pháp luật về xuất bản vì theo khoản 3 Điều 11a Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009, khi đưa xuất bản phẩm lên trang thơng tin điện tử, ngồi sự đồng
ý của nhà xuất bản, còn phải được sự đồng ý của tác giả. Vì vậy, để khắc phục sự thiếu nhất quán trong hệ thống pháp luật, làm các cơ quan chức năng có thể tùy tiện trong quá trình xử lý vi phạm, trong năm 2011 cần thiết phải:
+ Soạn thảo trình Chính phủ Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP đã khơng cịn phù hợp với thực tế phát triển của hoạt động thông tin điện tử hiện nay. Trong đó cần quy định rõ ràng tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải chịu trách nhiệm nội dung đăng tải trên diễn đàn và quy định rạch rịi cụ thể giữa trang thơng tin điện tử và blog cá nhân.
+ Rà soát các chế tài liên quan đến xử lý vi phạm về nội dung thông tin điện tử trong 02 Nghị định: Nghị định số 28/2009/NĐ-CP, Nghị định số 63/2007/NÐ-CP để quy định thống nhất trong một văn bản quy phạm pháp luật. Cần quy định chi tiết chế tài đối với các hành vi vi phạm về nội dung thông tin điện tử trong Nghị định số 28/2009/NĐ-CP để bảo đảm sự cơng bằng đối với tính chất, mức độ vi phạm của hành vi, tính chính xác trong q trình xử lý vi phạm.
+ Ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT- BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/6/2006 của Bộ Văn hố - Thơng tin, Bộ BCVT, Bộ Cơng an về quản lý trị chơi trực tuyến.
- Cần xây dựng và trình Chính phủ ban hành ba Nghị định xử phạt VPHC trong từng lĩnh vực riêng về BCVT và TSVTĐ để thay thế Nghị định 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BCVT và TSVTĐ. Bởi Nghị định số 142/2004/NĐ-CP khơng cịn phù hợp với thực tiễn quản lý. Nghị định 142/2004/NĐ-CP được xây dựng dựa trên một trong những căn cứ hết sức quan trọng là Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý VPHC vào năm 2008, theo đó, thanh
tra viên chuyên ngành đang thi hành cơng vụ có quyền phạt tiền 500.000 thay vì 200.000 như trước đây. Nghị định số 142/2004/NĐ-CP cũng được xây dựng dựa trên căn cứ Pháp lệnh BCVT ngày 25/5/2002, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Pháp lệnh này đã khơng cịn hiệu lực thi hành. Luật TSVTĐ đã được Quốc hội thơng qua ngày 23/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010; Luật Bưu chính được Quốc hội thơng qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011; Luật Viễn thông được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. Điều này cho thấy tính chất đặc thù của từng lĩnh vực đã ngày càng rõ ràng hơn cũng như tầm quan trọng của từng lĩnh vực, việc quy định chung cả ba lĩnh vực trong Nghị định 142/2004/NĐ-CP khơng cịn phù hợp. Mặt khác Nghị định 142/2004/NĐ-CP được xây dựng cách đây sáu năm do đó nhiều chế tài khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đó là mức phạt thấp so với hành vi vi phạm dẫn đến yếu tố răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm không cao. Đồng thời Nghị định đang tồn tại một thực trạng vừa thừa vừa thiếu, đó là một số quy định khơng cịn phù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi, một số hành vi mới nảy sinh từ thực tiễn thì lại chưa được quy định trong Nghị định. Đây cũng là một trong ngun nhân chính dẫn đến cơng tác thanh tra, xử lý vi phạm chưa thực sự phát huy hiệu quả.