Kinh nghiệm giám sát của Nghị viện nước Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 61 - 62)

Nghị viện nước Cộng hịa Pháp gồm có hai viện: Thượng viện và Hạ viện (hay còn gọi là Quốc hội) được coi là một trong ba trụ cột quyền lực chính trị ở Pháp theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Vai trò của Quốc hội Pháp trong giám sát việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế thông qua hoạt động Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và giám sát ở bên ngồi khn khổ của Ủy ban đối ngoại. [16]

Việc giám sát của Quốc hội thông qua Ủy ban Đối ngoại: Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Pháp theo quy định tại Điều 43 Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp là Ủy ban có thẩm quyền trong lĩnh vực hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, quan hệ song phương và đa phương. Ủy ban Đối ngoại gồm 73 thành viên được phân bổ theo tỷ lệ các Đảng phái trong Quốc hội. Giám sát của Ủy ban Đối ngoại trong Điều ước quốc tế được thực hiện thông qua hoạt động lập pháp; thông qua hoạt động nắm bắt thông tin và qua công tác điều tra ở Ủy ban. Trong hoạt động lập pháp, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội sẽ thẩm định các dự án luật, phê chuẩn các điều ước quốc tế được Chính phủ ký kết theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 1958. Theo đó, Ủy ban sẽ bổ nhiệm một báo cáo viên có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các khía cạnh của Điều ước quốc tế có liên quan, có thẩm quyền điều tra, gửi các câu hỏi chất vấn đến các Bộ, Chính phủ để có các thơng tin đầy đủ nhất về điều ước. Báo cáo viên chuẩn bị báo cáo trong đó trình bày những lập luận dẫn đến việc người này đề xuất việc thông qua hoặc không thông qua Điều ước quốc tế có liên quan. Sau khi báo cáo được Ủy ban thông qua sẽ được in ấn và phát hành tại phiên họp toàn thể đặc biệt được Hội đồng các Chủ tịch Ủy ban đề xuất trên cơ sở yêu cầu của Chính phủ. Tại phiên họp toàn thể đặc biệt, cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế sẽ giải trình, sau đó Báo cáo viên của Ủy ban đọc báo cáo, các thành viên Ủy ban Đối ngoại thảo

luận và bỏ phiếu. Việc thông qua một dự án phê chuẩn điều ước quốc tế phải được thực hiện ở cả Hạ viện và Thượng viện.

Ủy ban Đối ngoại giám sát thông qua công tác thông tin: Ủy ban Đối ngoại là kênh thu nhận thơng tin chính của Quốc hội về chính sách và hoạt động đối ngoại của Chính phủ. Có hai dạng cơng tác thơng tin chính của Ủy ban là các buổi điều trần và các phái đồn tìm hiểu thơng tin. Ủy ban có quyền triệu tập tất cả các cuộc điều trần. Một Bộ trưởng trong Chính phủ có thể u cầu Ủy ban tổ chức điều trần hoặc ngược lại, những buổi điều trần này phải được xin ý kiến đồng ý của Thủ tướng. Đối tượng điều trần của Ủy ban có thể là Thủ tướng, các Bộ trưởng có liên quan. Điều 145, Quy chế hoạt động của Ủy ban Đối ngoại cho phép các Ủy ban thường trực thành lập các phái đồn tìm hiểu thơng tin nhằm tạo điều kiện hoạt động của các Báo cáo viên và các thành viên của Ủy ban đến thực địa (trong và ngồi nước) tìm hiểu tình hình để đưa ra các báo cáo.

Ủy ban Đối ngoại giám sát thông qua công tác điều tra: Việc Ủy ban Đối ngoại thành lập các Ủy ban điều tra để có thể nắm bắt được các thơng tin đầy đủ về các hồ sơ liên quan đến các Điều ước quốc tế, Ủy ban điều tra có quy chế hoạt động tạm thời và thời hạn hiệu lực của Ủy ban bị hạn chế bởi điều kiện: phải có văn bản khởi tố vụ việc đang bị Ủy ban điều tra Ủy ban điều tra xem xét thì Ủy ban điều tra ngay lập tức phải đình chỉ hoạt động hoặc khi Ủy ban nộp báo cáo bắt buộc sau 6 tháng kể từ ngày thông qua văn bản thành lập Ủy ban.

Ngoài hoạt động giám sát của Ủy ban đối ngoại, Quốc hội Pháp còn tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Chính phủ. Đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ phải được ít nhất 10% đại biểu QUốc hội đồng ý. Mọi thảo luận phải được tiến hành chậm nhất là 3 ngày sau thời gian kể từ ngày có 10% đại biểu Quốc hội đồng ý bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Chính phủ. [34]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)