Thực hiện Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 81 - 84)

2.3. Thực tiễn tác động của việc theo dõi, xem xét, đánh giá của Quốc hội đố

2.3.2. Thực hiện Điều ước quốc tế

Qua hoạt động giám sát và hoạt động thẩm tra Điều ước quốc tế, trước khi Quốc hội tiến hành phê chuẩn Điều ước quốc tế, Quốc hội đã kịp thời yêu cầu Chính phủ thực hiện những công việc để đảm bảo Điều ước quốc tế khi được Quốc hội phê chuẩn phải được thực hiện ngay, điều này góp phần làm cho hiệu lực và hiệu quả của Điều ước thực sự thiết thực. Ví dụ như khi tiến hành thẩm tra Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Quốc hội đã phát hiện và u cầu Chính phủ tiến hành rất nhiều cơng việc ở những lĩnh vực khác nhau như:

Về trợ cấp phi nơng nghiệp: Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng để đạt được thỏa thuận về lộ trình 5 năm cho việc cắt giảm dần các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu được cấp trước ngày Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và việc ra không phải cam kết gì về trợ cấp trong doanh nghiệp nhà nước là một thuận lợi so với một số nước có nền kinh tế chuyển đổi khác, nhưng trong tương lai gần, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ sớm có kế hoạch điều chỉnh chính sách trợ cấp với phương thức phù hợp trong doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, cũng phải tính tới việc điều chỉnh dần chính sách trợ câp để tiến tới loại bỏ hồn tồn trợ cấp xuất khẩu trong hàng phi nơng sản.

Về trợ cấp nông nghiệp: Đây là vấn đề được đông đảo cử tri, nhất là cử tri ở nông thôn quan tâm, các nước phát triển vẫn áp dụng những hình thức trợ cấp nơng nghiệp. Vì vậy, Quốc hội u cầu Chính phủ làm rõ những hình thức hỗ trợ theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới để có những chính sách, chương trình cụ thể hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thơn, bảo đảm đời sống nơng dân trong q trình thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới.

Về khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế: Việc Chính phủ áp dụng các chính sách và quy định liên quan đến “đặc khu kinh tế” phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại đã góp phần thúc đẩy nhiều địa phương phát triển các khu thương mại tự do, khu kinh tế mở, khu kinh tế… để phát huy thế mạnh của mình và

thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, để phòng ngừa khả năng các quy định của địa phương trái với các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, Quốc hội u cầu Chính phủ phải có những biện pháp cần thiết để phòng ngừa khả năng này.

Về dệt may: Quốc hội yêu cầu Chính phủ giải thích rõ về cơ chế “áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt” trong dệt may. Cần phân tích mối quan hệ giữa cơ chế này với cơ chế theo dõi hàng dệ may nhập khẩu và tự khởi kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ được đề cập trong quá trình giới thiệu ra Quốc hội Dự án Luật về quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Cần phân tích rõ vai trị của Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may phải chuẩn bị như thế nào để đối phó với tình hình này.

Về bảo hộ quyền sợ hữu trí tuệ: Quốc hội u cầu Chính phủ có những chính sách, biện pháp kịp thời để ngăn chặn việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Về cam kết mở cửa thị trường hàng hóa: Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa thực chất là các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu. Qua trao đổi với một số doanh nghiệp, các cam kết về mức thuế nhập khẩu trong một số mặt hàng như xe tải nguyên chiếc vẫn còn khá cao mà lộ trình cắt giảm thuế tương đối dài; trong khi đó mức thuế nhập khẩu phụ tùng xe tải lại thấp. Vì vậy, Quốc hội u cầu chính phủ phải xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hạ và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước; nghiên cứu để trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mức và lộ trình bảo hộ, tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn và có lợi cho người tiêu dùng.

Về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ: Quốc hội nhận định, đây là vấn đề, cịn có những ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, chúng ta có ít lợi thế cạnh tranh những đã cam kết đủ 11 ngành dịch vụ với trên 110 phân ngành, trong đó có các dịch vụ nhạy cảm như tài chính, viễn thơng, giáo dục, văn hóa và giải trí; mức độ cam kết của ta cao hơn với cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Một số ý kiến khác nhận thấy, ta cịn nhìu hạn chế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ.

Việc bảo hộ một số ngành dịch vụ là cần thiết nhưng khơng nên lạm dụng, dễ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước và yêu cầu Chính phủ làm rõ vấn đề này.[7]

Từ việc đi phân tích, đánh giá thực tiễn tác động của việc theo dõi, xem xét, đánh giá của Quốc hội đối với quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi Điều ước quốc tế trong một số lĩnh vực quan trọng, tác giả đã tổng hợp để đưa ra những đánh giá bước đầu về vai trị giám sát của Quốc hội trong q trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Nhìn chung, qua hoạt động giám sát, Quốc hội đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản pháp luật một cách kịp thời tạo điều kiện cho các Đoàn đàm phán các Điều ước quốc tế của nước ta nhanh chóng đạt được tiến độ và hiệu quả. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Quốc hội chưa thực hiện hết thẩm quyền của mình. Ví dụ, trong cả nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội chưa một lần thành lập một Ủy ban lâm thời để giám sát quá trình ký kết, gia nhập một Điều ước quốc tế cụ thể. Việc giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực này chỉ dừng lại ở việc nghe báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch nước về việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế hoặc là nghe Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đọc báo cáo thẩm tra về việc ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế.

Thực tế gần đây Việt Nam đã ký một số Điều ước quốc tế trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nhưng chưa được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Điều này vừa không đảm bảo việc thực thi pháp luật nhất là Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế mà ví dụ điển hình nhất là việc Việt Nam ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000; gia nhập Cơng ước về phịng chống tham nhũng của Liên hợp quốc 2003 không được xin ý kiến quyết định đàm phán của Chủ tịch nước.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI TRONG QUÁ TRÌNH KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ

THỰC HIỆN ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)