Xây dựng Điều ước quốc tế (đàm phán, ký kết, gia nhập)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 77 - 81)

2.3. Thực tiễn tác động của việc theo dõi, xem xét, đánh giá của Quốc hội đố

2.3.1. Xây dựng Điều ước quốc tế (đàm phán, ký kết, gia nhập)

Có thể nói trong thời gian qua, Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thơng qua hoạt động giám sát tối cao đã tích cực chủ động trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, tạo đà cho thắng lợi của việc đàm phán, ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế. Mặc dù, luật chưa quy định về hoạt động giám sát Quốc hội đối với việc xây dựng Điều ước quốc tế nhưng thực tế Quốc hội đã tiến hành hoạt động này đối với một số Điều ước quốc tế quan trọng. Vì nếu kết quả đàm phán khơng đạt được như mong muốn của Nhà nước thì hiệu quả của điều ước sẽ khơng cao và khi thực hiện sẽ có nhiều bất cập.

Có thể kể đến việc đàm phán, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới là một ví dụ điển hình minh chứng cho hoạt động tích cực của Quốc hội để tạo ra thế và lực cho hoạt động đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Tháng 1-1995, nước ta bắt đầu nộp đơn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, sau 11 năm đàm phán để làm rõ chế độ và chính sách thương mại của nước ta, chỉ tính riêng từ 1996 đến năm 2001, chúng ta đã trả lời hơn 2.000 câu hỏi có liên quan đến chính sách thương mại, kinh tế và đầu tư. Có thể nói trong các cuộc đàm phán diễn ra vừa mang tính đấu tranh, vừa mang tính hợp tác. Hoạt động đàm phán diễn ra dưới hình thức đàm phán đa phương (về hiện thực các quy định của Tổ chức thương mại thế giới) và đàm phán song phương (về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ).

Về đàm phán đa phương: Việt Nam đã tiến hành 15 phiên họp với Nhóm cơng tác về Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Từ phiên họp thứ 9 (tháng 12/2004), Việt Nam cùng với Ban Công tác đã bắt đầu xem xét và thảo luận Dự thảo Báo cáo (DR) của Nhóm Cơng tác. Tại các phiên 14 và 15 (10/2006), nước ta đã giải quyết được tồn bộ các vấn đề đa phương cịn tồn đọng giữa Việt Nam với một số đối tác, hoàn tất về cơ bản đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hoàn chỉnh toàn bộ các tài liệu, chuẩn bị cho phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Tổ chức thương mại thế giới thông qua việc gia nhập của Việt Nam được tổ chức vào ngày 7/11/2006.

Về đàm phán song phương: việc Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31/5/2006, Việt Nam đã chính thức hồn tất đàm phán với toàn bộ 28 đối tác yêu cầu đàm phán với nước ta trong đó có các đối tác quan trọng như đàm phán với Liên minh Châu Âu (EU).

Để hỗ trợ quá trình đàm phán, tháng 3 năm 2004, đồn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã đến thăm trụ sở Tổ chức thương mại thế giới tại Giơ- ne-vơ và cam kết tập trung xây dựng pháp luật để hỗ trợ kết thúc đàm phán. Đến cuối năm 2004, Quốc hội quyết định đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật để hồn thành tồn bộ Chương trình trong năm 2005 -2006. Ngày 14/6/2005, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2005/QH1 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005, trong đó ưu tiên đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Nhờ có nỗ lực này, đến Phiên họp thứ 12 (tháng 7 năm 2006), 25 trong số 26 văn bản cam kết trong Chương trình đã được ban hành, chỉ còn lại Bộ Luật Thi hành án dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm 2006.

Việc hồn thành Chương trình xây dựng pháp luật đồ sộ là kết quả của sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban thường vụ Quốc hội, sự làm việc tích cực của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những kết quả đó là yếu tố quyết định cho việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. [7]

Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2002 – 2007) cho thấy: Quốc hội đã dành nhiều thời gian, công sức để sửa chữa, bổ sung hoặc ban hành mới 84 luật, bộ luật, 15 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua được 34 pháp lệnh, đưa số lượng văn bản pháp luật được thông qua trong nhiệm kỳ tăng lên rất nhiều so với trước, thuộc các lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, ngân hàng, tín dụng, thương mại, kinh doanh bất động sản, cải cách chính sách thuế…, bảo đảm phù hợp với điều kiện, mục tiêu phát triển đất nước, yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Nhiều bộ luật lớn quy định về trình tự thủ tục đã được sửa đổi hoặc ban hành mới như Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự; nhiều lĩnh vực rất mới và khó như cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, chứng khốn, chuyển giao cơng nghệ… đã được Quốc hội ban hành các đạo luật để điều chỉnh. [19]

Ngày 7/11/2006, Tổ chức thương mại thế giới triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào Tổ chức thương mại thế giới. Ngày 16/11/2006, Chủ tịch nước có tờ trình số 05 TTr/CTN trình Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ vào hồ sơ các văn kiện liên quan đến cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, bao gồm Nghị định thư gia nhập, Báo cáo của Ban Công tác, Biểu cam kết về thương mại hàng hóa và Biểu cam kết về thương mại dịch vụ. Ngày 23/11/2006, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã họp phiên toàn thể để thẩm tra Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nội dung thẩm tra gồm có 4 phần trong đó nêu rõ sự cần thiết, đánh giá kết quả đàm phán, nêu ra cơ hội và thách thức khi gia nhập cũng như những công việc cần phải làm ngay sau khi nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã tiến hành thảo luận và thông qua Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Quốc hội cho áp dụng trực tiếp một số nội dung của các cam kết được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư và các tài liệu đính kèm trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết số 71. Sau 30 ngày kể từ khi Ban thứ ký Tổ chức thương mại thế giới nhận được văn bản phê chuẩn này của Quốc hội Việt Nam, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn tác động của hoạt động giám sát của Quốc hội đối với quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế vẫn

còn rất nhiều khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng. Ví dụ, về trình tự, thủ tục phê chuẩn một số điều ước quốc tế còn chưa thực sự thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, chỉ xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội mà không xin ý kiến Quốc hội hoặc không xin ý kiến chủ thể quyết định đàm phán trước khi tiến hành đàm phán mà đàm phán xong rồi mới báo cáo và xin ý kiến, điển hình là đàm phán việc gia nhập Cơng ước về phịng chống tham nhũng. Việc Chính phủ không xin ý kiến của Chủ tịch nước trước khi đàm phán dẫn đến việc phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban Bí thư quyết định.

Trong hoạt động giám sát việc đàm phán, ký kết, gia nhập, Quốc hội cần phải chủ động hơn nữa để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản pháp luật để thúc đẩy nhanh hơn q trình đàm phán. Ví dụ, thời gian đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, có lúc chúng ta đã đặt ra thời điểm phấn đấu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới nhưng khơng đạt được vì cơng tác đàm phán chỉ thực sự được đẩy mạnh trong 3 năm cuối, khi ta có sự chuyển biến mạnh về nhận thức của xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế căn cứ trên các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, khi đội ngũ đàm phán dần được kiện toàn, năng lực xây dựng pháp luật được nâng cao.

Trong năm 2005, để phục vụ cho đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội mới sửa đổi các luật về thuế như Luật thuê tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng. Riêng thuế tiêu thụ đặc biệt trong rượu, bia, Chính phủ khơng đề nghị Quốc hội sửa đổi nên đã gây trở ngại cho đàm phán đến tận phút cuối và cuối cùng Việt Nam đã phải chấp nhận yêu cầu của đối tác. Như vậy có thể hiểu là, ta chưa thật sự linh hoạt trong quá trình đàm phán nội dung này. [30]

Nói tóm lại để đàm phán thành cơng có lưu ý một số vấn đề có tác động trực tiếp vào q trình đàm phán của Việt Nam đó là: Chính sách của Đảng, sự nhìn nhận của nhà nước về tầm quan trọng của điều ước quốc tế mà ta muốn tham gia, ký kết; trình độ, năng lực đàm phán của cá nhân người được ủy nhiệm đàm phán; về điều kiện trong nước những vấn đề pháp lý như việc Quốc hội sửa đổi một số pháp luật để

phù hợp với Điều ước quốc tế, tình hình kinh tế - chính trị trong nước… có tác động khơng nhỏ đến q trình đàm phán Điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)