Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con người qua thực tiễn tòa án nhân dân huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 103)

2.4. Giải pháp nâng cao vai trò của Thẩm phán trong việc bảo vệ

2.4.2. Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán

Thẩm phán là một nghề nghiệp có tính chất đặc thù, do đó ngƣời làm Thẩm phán không những phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất chính trị vững vàng và thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Nói đến đạo đức nghề nghiệp ngƣời Thẩm phán ngoài những quy định của pháp luật, thì mỗi Thẩm phán đƣơng chức cần nhớ tới ý kiến của ông Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp Vũ Trọng Khánh ghi trong tờ trình gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh sau

khi có Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/2/1946 là: “Thà không có Thẩm phán còn hơn có

người mà vô tài, vô hạnh. Khi lập một hạng người có quyền xét xử người khác, bản

bộ thấy rõ trách nhiệm đối với nội trị và cả đối với ngoại giao nữa…” [24].

Nhƣ vậy, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán thì đầu tiên phải nói đến phẩm chất trung thực, phẩm chất tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng chân lý trong cuộc sống và có cái tâm trong sáng. Ngƣời Thẩm phán có trung thực, có tâm trong sáng thì mới có dũng cảm để bảo vệ lẽ phải, có trung thực, trong sáng thì mới không bảo thủ cứng nhắc khi giải quyết công việc đƣợc

phạm tội hay không phạm tội và ra một bản án để trừng trị kẻ phạm tội bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích của công dân, bảo đảm cho pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc nghiêm chỉnh thi hành, muốn vậy ngƣời Thẩm phán cũng phải hết sức công bằng, vô tƣ và khách quan để ra một bản án thấu tình đạt lý.

Phải làm sao thấu hiểu đƣợc hoàn cảnh của đƣơng sự, của bị cáo, của những ngƣời liên quan trong vụ án mà mình giải quyết. Việc tự rèn luyện để nâng cao đạo đức, nghề nghiệp của ngƣời Thẩm phán phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình công tác của ngƣời Thẩm phán. Xuất phát từ công việc hàng ngày, thông qua mối quan hệ xã hội, quan hệ với các đồng nghiệp, tiếp xúc với đƣơng sự, với bị can, bị cáo, thông qua hoạt động tòa xét xử giúp cho ngƣời Thẩm phán nhìn nhận, đánh giá lại chính mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trƣớc công việc, không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện để khắc phục những khuyết điểm, xây dựng và hoàn thiện những ƣu điểm, những phẩm chất tốt đẹp của chính bản thân mình, cá nhân Thẩm phán phải có tinh thần tự giác, ý thức đƣợc trách nhiệm trƣớc công việc, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng mọi ngƣời, khắc phục mọi khó khăn, mọi cám dỗ đời thƣờng. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán là việc làm thƣờng xuyên mà trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của mỗi Thẩm phán và của cả hệ thống chính trị và sự giúp đỡ, giám sát của nhân dân. Các giải pháp cụ thể:

Một là, chú trọng việc quán triệt việc học tập chính trị, rèn luyện, chuyên môn

nghiệp vụ, sức khỏe, tƣ cách đạo đức. Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá những Thẩm phán có biểu hiện thiếu năng lực, không đáp ứng đƣợc yêu cầu, những trƣờng hợp để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, có biểu hiện vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống để có chính sách sử dụng Thẩm phán hợp lý. Đồng thời, thông qua rà soát, đánh giá Thẩm phán kịp thời báo cáo cấp trên đƣa những Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch, bồi dƣỡng tạo nguồn cán bộ cho ngành, coi đây là giải pháp vừa mang tính đột phá, vừa mang tính chất thƣờng xuyên. Cũng thông qua rà soát để đánh giá kết quả xét xử của từng Thẩm phán trong năm để có biện pháp xử lý phù hợp.

Hai là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tƣ”

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” trong từng đơn vị; tiêu chí hóa lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Thẩm phán. Trong phong trào thi đua này lấy cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành TAND” là trọng tâm. Theo đó, 100% Thẩm phán có cam kết và thực hiện đúng cam kết về việc thực hiện đúng Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành TAND”, không vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, không vi phạm kỷ luật và pháp luật; Các nội dung này nhằm xây dựng hình ảnh Thẩm phán thực sự gƣơng mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh ở cơ quan và nơi cƣ trú, để củng cố lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với Thẩm phán.

Cá nhân các Thẩm phán tích cực tham gia phong trào thi đua “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” do ngành phát động nhằm đƣợc biểu dƣơng khen thƣởng, tôn vinh những Thẩm phán có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác xét xử, đã trực tiếp giải quyết, xét xử số lƣợng án lớn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, tạo động lực thi đua sôi nổi theo tinh thần Chỉ thị số 34- CT/TW của Bộ Chính trị.

Ba là, thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm công vụ đối với

Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Thông qua công tác kiểm tra kịp thời uốn nắn các biểu hiện hoặc khuynh hƣớng lệch lạc nhƣ tuyệt đối hóa nguyên tắc độc lập xét xử hoặc biểu hiện pháp lý đơn thuần; kịp thời xác minh để kết luận và xử lý nghiêm những Thẩm phán có sai phạm; kiên quyết chuyển cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm hình sự đối với những trƣờng hợp có dấu hiệu phạm tội. Công tác kiểm tra phải tiến hành đúng phƣơng hƣớng, phƣơng châm, thủ tục và nguyên tắc, kiên quyết đƣa ra khỏi ngành những Thẩm phán có biểu hiện tham nhũng, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống.

2.4.3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của Thẩm phán

Trên cơ sở xem xét, đánh giá các ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế, thiếu sót của Thẩm phán, nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử, bảo vệ quyền con ngƣời trong

hoạt động xét xử, cần có những giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử nhƣ sau:

Một là, thực hiện nghiên cứu đánh giá chính xác về chất lƣợng xét xử các

loại án của đội ngũ Thẩm phán trên các phƣơng diện nhƣ áp dụng pháp luật nội dung, áp dụng pháp luật tố tụng, trong đó chỉ ra nguyên nhân những hạn chế thiếu sót, đề ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử nhƣ tăng cƣờng tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, rút kinh nghiệm trong xét xử.

Hai là, đề xuất Ban cán sự Đảng, Ủy ban Thẩm phán, Lãnh đạo TAND Thành

phố Hà Nội cần thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát chất lƣợng công tác xét xử các loại án của đội ngũ Thẩm phán, kịp thời tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc cũng nhƣ xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các trƣờng hợp sai sót. Hàng tháng, hàng quý yêu cầu Thẩm phán báo cáo tiến trình giải quyết xét xử trên cơ sở đó yêu cầu Thẩm phán đăng ký lịch xét xử sao cho đúng thời hạn chuẩn bị xét xử.

Ba là, tăng cƣờng công tác giám sát của Hội đồng nhân dân, cơ quan nhà

nƣớc, tổ chức xã hội đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tƣ pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác giám sát, động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tƣ pháp, qua đó kiến nghị việc khắc phục, sửa chữa. Tăng cƣờng vai trò của các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tƣ pháp. Trong một nền tƣ pháp của nhân dân thì nhân dân phải đƣợc tiếp cận thông tin về hoạt động xét xử và giám sát hành vi của các Thẩm phán. Các tổ chức chính trị - xã hội có thể đóng vai trò giám sát tƣ pháp để làm tăng trách nhiệm của các Thẩm phán.

2.4.4. Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán

Hiện nay cơ quan Tòa án Thanh Trì có tổng số biên chế là 20 cán bộ công chức, Thẩm phán. Trong đó cử nhân luật là 20/20; thạc sỹ luật là 12/20. Trụ sở cũ của Tòa án Thanh Trì đƣợc xây dựng từ những năm 1980 của thế kỷ trƣớc, đã xuống cấp trầm trọng phải sửa chữa lại nhiều lần. Dự án xây dựng trụ sở mới có từ năm 2002 nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm triển khai. Hiện nay, trụ sở và trang thiết bị làm việc của cơ quan Tòa án Thanh Trì vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầu

tƣ đúng mức, chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của cơ quan Tòa án và các yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tƣ pháp.

Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tòa án còn hạn chế. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang bị phƣơng tiện làm việc và bảo đảm kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên của ngành Tòa án còn bất cập, chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ; chƣa xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển toàn diện của ngành Tòa án.

Để nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán ngoài việc đổi mới các chính sách, chế độ đối với Thẩm phán, cần đặc biệt chú trọng tới các giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán, cụ thể nhƣ sau:

Một là, tăng cƣờng và đảm bảo các điều kiện hỗ trợ Thẩm phán, bao gồm cả các điều kiện về vật chất cũng nhƣ yếu tố về con ngƣời. Hiện nay, các Thẩm phán đều đã đƣợc trang bị máy tính cá nhân là máy tính để bàn. Các điều kiện vật chất khác nhƣ: đồ dùng văn phòng, máy điều hoà, internet, nƣớc sạch, sách báo... đƣợc trang bị cho các Thẩm phán là tốt hơn so với các Thẩm phán ở các địa phƣơng khác. Tuy nhiên, trụ sở Toà án lại nhỏ hơn so với trụ sở tại các tỉnh, huyện ở nông thôn hay miền núi. Phòng làm việc nào cũng trong tình trạng 02 Thẩm phán ngồi chung

với 02 thƣ ký trong một phòng làm việc rộng 12m2. Trong khi tại các Tòa án ở nông

thôn, miền núi thì các Thẩm phán thƣờng có phòng riêng hoặc ngồi chung với thƣ ký của mình. Các Thẩm phán đều có thƣ ký tố tụng riêng để hỗ trợ mình trong công việc, chƣa kể đến các thƣ ký, cán bộ Tòa án ở các bộ phận chuyên trách khác...

Hai là, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động của Tòa án.

Hiện nay, ngành Toà án cũng đã có chủ trƣơng phát triển hệ thống ghi âm và ghi hình cho các phiên tòa xét xử của Thảm phán nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai và nâng cao chất lƣợng phiên Tòa. Tuy nhiên, Tòa án Thanh Trì hiện nay vẫn chƣa đƣợc triển khai phát triển hệ thống này. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cho thấy việc lắp đặt và đƣa vào sử dụng hệ thống ghi âm, ghi hình tại các phiên tòa sơ thẩm hiện nay là rất cần thiết. Khối lƣợng công việc tại các Tòa án này là vô cùng lớn, thêm vào đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực dễ gây nên những sai sót không

đáng có trong quá trình xét xử vụ án. Vì vậy, phát triển hệ thống ghi âm, ghi hình là quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động xét xử.

Đồng thời, cần phát triển trang thông tin điện tử riêng của Toà án nhằm công bố các thông tin lịch xét xử, mẫu đơn và các hoạt động tiếp dân khác của Thẩm phán. Ngoài ra việc xây dựng phần mềm quản lý án riêng cho từng Thẩm phán cũng cần đƣợc đƣa vào áp dụng

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Những thành tựu đạt đƣợc trong nhiều năm qua của Thẩm phán TAND huyện Thanh Trì đã đƣợc TAND Thành phố Hà Nội và cấp ủy Đảng địa phƣơng ghi nhận. Uy tín của Thẩm phán và và niềm tin vào công lý của ngƣời dân đƣợc nâng cao nhờ vào chất lƣợng và kết quả của từng phán quyết trong việc bảo vệ quyền con con ngƣời của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự, quyền con ngƣời của đƣơng sự trong xét xử vụ án dân sự. Các bản án của Thẩm phán đều đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không có án sửa, hủy nghiêm trọng có lỗi của Thẩm phán. Nền móng để Thẩm phán Tòa án Thanh Trì đạt đƣợc trong những năm qua là đƣợc đảm bảo bằng thể chế độc lập xét xử, vô tƣ, khách quan cộng với những yếu tố bên trong nhƣ bản lĩnh, phẩm chất đạo, đức, trình độ, năng lực và niềm tin nội tâm nghề nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì vai trò của Thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con ngƣời những năm qua vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là chất lƣợng và hiệu quả xét xử còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội pháp quyền. Một số Thẩm phán do năng lực yếu kém nên xảy ra tình trạng để án quá thời hạn xét xử, án tạm đình chỉ không có lí do, phán quyết không rõ ràng cần phải đính chính để có hiệu quả thi hành án là những yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến niềm tin của ngƣời dân vào vai trò của Thẩm phán, vào lẽ công bằng của pháp luật và chế độ nhà nƣớc.

Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về cải cách hệ thống chính trị nói chung, cải cách bộ máy nhà nƣớc nói riêng đặc biệt những quan điểm của Đảng về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Tòa án đóng vai trò là trung tâm của hệ thống tƣ pháp và hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động trọng tâm, luận văn đã nêu nên sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con ngƣời có tính khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế và chính trị - xã hội Việt Nam. Từ việc xác định các quan điểm cụ thể cần phải đƣợc quán triệt trong quá trình xây dựng các giải pháp và những yêu cầu cấp thiết của nhu cầu nâng cao vai trò của Thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con ngƣời, các phƣơng hƣớng hoàn thiện nhằm

nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả bảo vệ quyền con ngƣời của Thẩm phán trong đời sống xã hội, nhƣ: giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, giải pháp nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giải pháp giám sát, hoạt động xét xử và giải pháp nâng cao năng lực Thẩm phán đƣợc đƣa ra nhằm giúp cho Thẩm phán phát huy vai trò bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử trong thời gian tiếp theo tại TAND huyện Thanh Trì.

KẾT LUẬN

Bảo vệ quyền con ngƣời là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhu cầu thụ hƣởng quyền con ngƣời của cá nhân. Bảo vệ quyền con ngƣời là hoạt động vừa mang tính phòng ngừa, vừa mang tính tự vệ nhằm chống lại, loại trừ những hành vi xâm hại quyền con ngƣời, đồng thời bảo đảm cho các quyền con ngƣời đƣợc tôn trọng và đƣợc thực hiện trong đời sống xã hội. Bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc nhiều chủ thể trong xã hội thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau. Trong các cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ quyền con ngƣời bằng thông qua hoạt động xét xử của Thẩm phán thể hiện đƣợc nhiều ƣu điểm mà các chủ thể khác khó đạt đƣợc, đó là không chỉ trừng phạt ngƣời thực hiện hành vi xâm hại quyền con ngƣời; khôi phục lại những quyền con ngƣời bị xâm hại mà còn hiện thực hóa chức năng bảo vệ quyền con ngƣời của pháp luật - một trong những phƣơng thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con người qua thực tiễn tòa án nhân dân huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)