Phƣơng hƣớng nâng cao vai trò của Thẩm phán trong việc bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con người qua thực tiễn tòa án nhân dân huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

quyền con ngƣời

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và hình sự nhằm giúp cho Thẩm phán phát huy vai trò cao hơn nữa trong việc bảo vệ các quyền của bị cáo, đƣơng sự trong hoạt động xét xử, cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

Một là, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về cải cách tƣ pháp, nhất là Nghị

quyết số 49 của Bộ Chính trị, tiếp tục hoàn thiện Bộ luật theo mô hình tố tụng hình sự mà nền tảng là thẩm vấn, tăng cƣờng hơn nữa các yếu tố tranh tụng theo hƣớng phân định rạch ròi giữa chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử để xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong quá trình tố tụng hình sự; đề cao tính độc lập của các chức danh tƣ pháp để họ chủ động và nâng cao trách nhiệm khi thực hiện các hành vi, quyết định tố tụng; nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự; tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bộ

luật tố tụng dân sự theo mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp với tranh tụng”, xác định

rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng; thực hiện tốt việc tranh tụng xem đó là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đƣơng sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất

định; khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó. Đảm bảo thống nhất trong hoạt động xét xử, bổ sung chế tài xử lý trong việc chấp hành pháp luật của đƣơng sự, việc cung cấp, giao nộp, thu thập chứng cứ chứng minh và ủy thác tƣ pháp.

Hai là, việc sửa đổi Bộ luật phải tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc,

phức tạp nhất của pháp luật tố tụng trên nền tảng của cải cách tƣ pháp với những nội dung cụ thể nhƣ đã đƣợc nêu trong Nghị quyết số 49 trong điều kiện cải cách mạnh mẽ thể chế hành chính, chế độ quản lý kinh tế, xã hội, cùng với việc không ngừng nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, ý thức pháp luật của công dân. Pháp luật tố tụng phải thể hiện cao độ tinh thần chủ động đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nhanh chóng, kịp thời và bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, quyền tiếp cận công bằng, công lý, quyền tự do, dân chủ, quyền con ngƣời trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.

Ba là, sửa đổi một cách toàn diện các trình tự, thủ tục tố tụng, bảo đảm tính

công khai, minh bạch, chặt chẽ nhƣng thuận tiện để ngƣời dân dễ tiếp cận công lý, bên tiến hành và tham gia hoạt động tố tụng thực sự dân chủ, bình đẳng; khắc phục các thủ tục tố tụng còn rƣờm rà, phức tạp để thuận lợi cho việc áp dụng và đẩy nhanh quá trình tố tụng nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực, vật lực trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự; bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân; coi trọng việc phòng ngừa tội phạm và không để xảy ra các trƣờng hợp oan, sai;`tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các thủ tục tố tụng dân sự theo hƣớng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự có tính khả thi; đề cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự. tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong thực tiễn để giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử vụ án hình sự, dân sự; kế thừa truyền thống pháp lý và tham khảo kinh nghiệm pháp luật tố tụng tiên tiến của các nƣớc; gắn với việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp theo hƣớng độc lập trên cơ sở đề cao pháp luật và thực hiện đầy đủ nguyên tắc giám sát, cân bằng quyền lực nhằm chống lạm quyền, đồng thời phát huy cao độ tính chủ động của mỗi cơ quan tố tụng; bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án vận hành trôi chảy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong việc bảo vệ quyền con người qua thực tiễn tòa án nhân dân huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)