Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo phạm tội mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh) (Trang 65 - 105)

người dưới 16 tuổi từ năm 2015 - 2018

Năm

Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo phạm tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi Cán bộ, công chức Đảng viên Cấp ủy viên từ cấp huyện trở lên Tái phạm, tái phạm nguy hiểm Nghiện ma túy Dân tộc thiểu số, ít người Nữ giới Người chưa thành niên Người từ đủ 18 tuổi trở lên 2015 0 0 0 0 2 5 4 0 7 2016 0 0 0 2 2 2 5 0 8 2017 0 0 0 1 0 1 2 0 3 2018 0 0 0 1 0 0 1 0 2 Tổng cộng 0 0 0 4 4 8 12 0 20

(Nguồn: Phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nhân thân các bị cáo của tội mua bán ngƣời là khá đa dạng. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là mục dân tộc thiểu số, ít ngƣời có 8 bị cáo, tiếp theo là tái phạm, tái phạm nguy hiểm và nghiện ma túy đều có 4 bị cáo. Trong đó, số bị cáo mang giới tính nữ là 12/20 chiếm 60% và tất cả các bị cáo đều có độ tuổi trên 18 tuổi. Tóm lại, các bị cáo của tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi thuộc mọi thành phần xã hội khác nhau, có đặc điểm nhân thân khác nhau.

Đặc điểm nhân thân các bị cáo cũng đƣợc thể hiện qua vụ án sau: Ngày 25/12/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em đối với Nguyễn Thị Bích Yến (quốc tịch: Trung Quốc, SN 1984, đã từng cƣ trú

tại: khu phố 2, phƣờng Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Thị Bích Phƣơng (SN 1988, trú tại: ấp Tây Minh, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), hai bị cáo là chị em ruột.

Cụ thể, khoảng đầu năm 2015, chồng Yến là Trần Hải Tiêu (SN 1983, trú tại huyện Hà Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) có đặt vấn đề về việc Yến sẽ về Việt Nam tìm một bé trai sơ sinh rồi đƣa sang Trung Quốc cho anh trai Tiêu nuôi để lấy tiền công. Yến nhận lời đề nghị từ chồng. Đầu tháng 11/2015, Yến về nhà mẹ đẻ ở ấp Tây Minh (xã Lang Minh) để tìm trẻ. Đối tƣợng nhờ một ngƣời tìm giúp những ngƣời phụ nữ mang thai không có điều kiện nuôi con để Yến nhận nuôi và hứa sẽ trả tiền công cho ngƣời sinh ra đứa trẻ. Ngày 3/2/2016, Yến nhận đƣợc thông tin về việc một ngƣời phụ nữ trú tại tỉnh Lâm Đồng vừa sinh một bé gái nhƣng không có khả năng nuôi dƣỡng. Đối tƣợng đã đến tìm gặp và đề nghị nhận nuôi con của ngƣời phụ nữ này. Đổi lại, ngƣời phụ nữ sẽ đƣợc Yến đƣa số tiền 35 triệu đồng. Sau khi nhận bé gái, Yến đƣa về nhà bố đẻ tại phƣờng Xuân An, TP Phan Thiết, Bình Thuận) để nhờ nuôi dƣỡng hộ. Một tuần sau đó, Yên tiếp tục nhận đƣợc thông tin về trƣờng hợp một ngƣời phụ nữ muốn cho Yến một bé trai sơ sinh và xin Yến một ít tiền. Ngày hôm sau, tại bến xe Long Khánh (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), Yên nhận bé trai khoảng 1 tháng tuổi cùng các giấy tờ liên quan từ ngƣời phụ nữ trên. Ngƣời phụ nữ đƣợc Yến đƣa số tiền 35 triệu đồng. Sau đó, Yến đƣa bé trai này về nhà mẹ đẻ ở Đồng Nai, đồng thời, nhờ em gái là Nguyễn Thị Bích Phƣơng đƣa bé trai này sang Trung Quốc giao cho nhà chồng của Yến.

Ngày 16/2/2016, Yến và Phƣơng bế theo hai cháu bé đón xe ôm nhằm nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc qua đƣờng biên giới phƣờng Hải Yên (TP Móng Cái). Khi đang di chuyển về hƣớng cây xăng thuộc khu 7 (phƣờng Hải Yên) thì bị cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ. Hai cháu bé đã đƣợc Công an TP Móng Cái bàn giao tới Cơ sở bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt Yến 15 năm tù và Phƣơng 12 năm 6 tháng tù.

Thứ năm, về mục đích mua bán của các bị cáo phạm tội mua bán ngƣời dƣới

Bảng 2.5: Thống kê số nạn nhân theo mục đích mua bán của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015 - 2018

Năm Mại dâm Làm con nuôi Khác

2015 1 1 4

2016 2 2 3

2017 0 0 5

2018 1 1 3

Tổng Cộng 4 4 15

(Nguồn: Phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Qua thống kê của các cơ quan có thẩm quyền thì số lƣợng nạn nhân đƣợc chia làm nhiều nhóm tùy thuộc vào mục đích của tội phạm mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi nhƣ: mại dâm, làm con nuôi, lấy bộ phận cơ thể, lấy chồng nƣớc ngoài, bóc lột sức lao động,… Tuy nhiên, chủ yếu vẫn rơi vào 02 trƣờng hợp chính là mại dâm và làm con nuôi. Có thể thấy nhu cầu mua trẻ em của Trung Quốc là rất cao, chính vì thế hoạt động tội phạm diễn ra chủ yếu ở các tỉnh giáp biên giới, các cửa khẩu, đƣờng mòn,…giáp ranh với Trung Quốc.

Quảng Ninh là tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh, là khu công nghiệp than lớn nhất cả nƣớc. Quảng Ninh có 132,8 km đƣờng biên giới trên bộ và khoảng 250 km đƣờng biên giới trên biển với nƣớc ngoài. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có các cửa khẩu kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và trở thành một trong những khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc của Tổ quốc. Do vậy, hằng năm lƣu lƣợng ngƣời và phƣơng tiện qua lại hai bên biên giới để kinh doanh, buôn bán, du lịch, thăm thân… rất lớn. Các đối tƣợng phạm tội thƣờng triệt để lợi dụng các điều kiện về địa lý, địa hình và sự thông thoáng trong cơ chế, chính sách đối với dân cƣ khu vực biên giới để đƣa phụ nữ, trẻ em từ các địa phƣơng các tỉnh phía trong qua Quảng Ninh bán sang Trung Quốc. Trong một số trƣờng hợp, tâm lý phụ nữ dân tộc vùng cao Quảng Ninh thích sang Trung Quốc lấy chồng vì có cuộc sống sung sƣớng nên rất nhiều vụ án là do nạn nhân tự nguyện nên bị lừa, vừa làm vợ, vừa bị bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục của cả gia đình nhà chồng... Mặt khác, địa

hình biên giới phía Bắc nƣớc ta rất hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối và núi cao, lực lƣợng bộ đội Biên phòng còn mỏng không thể tuần tra, kiểm soát một cách thƣờng xuyên, liên tục đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng dễ dàng đƣa ngƣời qua các đƣờng tiểu ngạch hoặc vƣợt biên trái phép. Một số thiếu nữ dân tộc thiểu số khi đến tuổi trƣởng thành có nhu cầu lập gia đình nhƣng bị ngăn cấm bởi các hủ tục lạc hậu, nạn thách cƣới quá cao... cùng với điều kiện kinh tế khó khăn nên dễ dàng nghe theo kẻ xấu bị lợi dụng việc kết hôn để bán qua nƣớc láng giềng.

Ví dụ về mục đích mua bán của tội phạm mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi: Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Công an tỉnh Quảng Tây trao trả Phạm Thị Minh T. (19 tuổi, quê ở miền Tây Nam Bộ) cho Công an TP Móng Cái, cô gái miệt vƣờn Nam Bộ cứ khóc mãi không thôi bởi cô chƣa tin mình đã đƣợc trở về. Ngày T. bị lừa bán, cô mới 17 tuổi. 2 năm sống nơi đất khách, T cảm thấy dài đằng đẵng bởi mỗi sáng tỉnh dậy lại là một ngày kéo dài thêm cuộc sống địa ngục.

T. kể lại, cách đây 2 năm, vì nhà nghèo nên trong thời gian nghỉ hè lên lớp 12, T. muốn tranh thủ kiếm việc làm phụ giúp gia đình. Thế nên, khi đƣợc ngƣời phụ nữ khoảng 30 tuổi giới thiệu, T. đã theo ngƣời này lên thành phố tìm việc. Sau khi tới thành phố, chị ta lại dụ dỗ T. lên TP Hồ Chí Minh làm việc sẽ có nhiều tiền hơn. Tin chị ta, T. đã đi theo.Ngƣời này không đƣa cô đi TP Hồ Chí Minh nhƣ đã hứa mà bắt xe khách ra Hà Nội, sau đó bắt tiếp xe đi Móng Cái (Quảng Ninh). Ngay cả khi chị ta đƣa cô xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, T. vẫn không hay biết gì. Chỉ tới khi cô thấy chữ trên đƣờng phố, thấy ngƣời nói chuyện bằng ngôn ngữ khác, mới lờ mờ nhận ra mình không còn ở trong nƣớc nữa. Khi ngƣời phụ nữ giao cô cho một “tú bà”, ngƣời này đƣa cô đi sâu vào nội địa Trung Quốc ép làm gái mại dâm thì T. mới biết mình bị lừa. “Ở đó có vài ngƣời Việt Nam cũng bị lừa giống em, các chị ấy bị bán mấy năm rồi. Họ canh giữ nghiêm ngặt lắm, mỗi ngày bắt đi khách 5-7 lần” – T. kể lại. Với một cô bé 17 tuổi, chuyện bỏ trốn là rất khó khăn nên sau 2 năm cô bị vắt kiệt sức lực. Tôi không nhận ra cô gái trƣớc mắt mình mới có 19 tuổi. “Em cứ nghĩ rằng mình chẳng còn có cơ hội đƣợc trở về thế này” – T. xúc động nói.

T. đƣợc Công an Trung Quốc giải cứu trong một chiến dịch truy quét tệ nạn xã hội. Cô và 3 cô gái Việt Nam đƣợc đƣa ra khỏi ổ mại dâm, sau đó đƣợc Công an Trung Quốc trao trả. Một cán bộ Đội Cảnh sát hình sự (Công an TP Móng Cái) cho biết, những trƣờng hợp bị bán sang bên kia biên giới làm gái mại dâm nhƣ T. rất nhiều. T. là một trong số ít may mắn đƣợc giải cứu trở về.

2.2.2. Một số hạn chế và vướng mắc trong hoạt động xét xử đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi

Trong những năm qua, việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án mua bán ngƣời về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Chính vì vậy hầu hết các vụ án mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi đều đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là các vụ án điểm nên đã cử cán bộ, Thẩm phán phối hợp chặt chẽ với các Công an, Viện kiểm sát để nắm bắt hồ sơ vụ án từ giai đoạn điều tra, nên việc tổ chức phiên tòa xét xử vụ án có nhiều thuận lợi, vừa đảm bảo đúng thời hạn xét xử do Luật quy định, vừa đảm bảo xét xử, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.

Đối với những vụ án đƣợc lựa chọn là án điểm, xét xử lƣu động tại địa phƣơng xảy ra vụ án, các Tòa án đã có phƣơng án phối hợp với Công an, Viện kiểm sát, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan hữu quan để làm tốt công tác chuẩn bị mở phiên tòa, đảm bảo an toàn tại các phiên tòa và đề cao tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa của phiên tòa. Một số Tòa án đã phối hợp với chính quyền địa phƣơng để tổ chức truyền thanh trực tiếp diễn biến của phiên tòa để nhân dân địa phƣơng theo dõi. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng đều đƣa tin, tuyên truyền về kết quả xét xử của Tòa án đã có tác dụng rất tốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán ngƣời nói riêng.

Tuy nhiên, công tác xét xử đối với tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

Một là: Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi, có đƣờng biên giới dài giáp với Trung Quốc. Chính điều kiện tự nhiên và vị trí không thuận lợi là một trong những hạn chế lớn đối với có

quan chức năng trong việc điều tra, truy tố và đặc biệt là xét xử. Theo đó, trong quá trình xét xử nhất là xét xử lƣu động tại các địa phƣơng giáp biên giới càng gặp nhiều khó khăn nguy hiểm đối với cơ quan tố tụng. Hơn nữa, do giáp với biên giới, có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, trình độ văn hóa cũng gây ảnh hƣởng cho hoạt động xét xử của Tòa án.

Hai là: Tội phạm mua bán ngƣời chủ yếu tồn tại dƣới dạng ẩn, nên ngay từ khâu phát hiện, tố giác tội phạm đã rất khó khăn, kể cả đến khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì việc xác minh, điều tra cũng không dễ dàng, bởi đa phần các vụ việc, vụ án mua bán ngƣời ra nƣớc ngoài xảy ra lâu mới bị phát hiện, đối tƣợng và nạn nhân ở nƣớc ngoài không thể xác minh; chứng cứ ít, chủ yếu là căn cứ vào lời khai, tin tố giác của bị hại hoặc ngƣời nhà nạn nhân.

Thực tiễn xét xử cho thấy, tội phạm mua bán ngƣời, mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi thƣờng mang tính truy xét, rất ít trƣờng hợp bị bắt quả tang. Do vậy, đối với các vụ án không thuộc trƣờng hợp phạm tội quả tang thì chỉ khi ngƣời bị hại trốn đƣợc về địa phƣơng và có đơn tố cáo thì đối tƣợng phạm tội mới bị phát hiện nên khi điều tra thì việc thu thập chứng cứ chỉ dựa vào lời khai của ngƣời bị hại cũng nhƣ lời khai nhận tội của đối tƣợng phạm tội; nếu ngƣời bị hại khai bản thân mình và nhiều ngƣời khác bị lừa bán chứ không phải chỉ một mình ngƣời bị hại đã tố giác, thì rất khó chứng minh nếu đối tƣợng phạm tội không thừa nhận. Chính vì vậy dễ dẫn đến việc xử lý oan cho ngƣời phạm tội hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội. Trong trƣờng hợp xác định đƣợc ngƣời phạm tội, xác định đƣợc chứng cứ chứng minh ngƣời phạm tội thực hiện hành vi mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi nhƣng không xác định đƣợc ngƣời bị hại do ngƣời bị hại vẫn đang ở nƣớc ngoài, trƣờng hợp này khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang Tòa án thì các Tòa án có cách giải quyết không thống nhất; có Tòa án thụ lý vụ án tiến hành xét xử vắng mặt ngƣời bị hại theo thủ tục chung, nhƣng cũng có Tòa án cho rằng việc chƣa xác định đƣợc ngƣời bị hại dẫn đến chƣa làm rõ đƣợc hành vi phạm tội nên áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can Tòa đã trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu xác định và đƣa ngƣời bị hại vào tham gia tố tụng; việc này là không thể thực hiện đƣợc nên các vụ án thƣờng bị tạm đình chỉ kéo dài.

Đối với các vụ án truy xét rất khó xác định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tại khoản 3 Điều 151 BLHS 2015 “Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” vì trong trƣờng hợp này, chúng ta chỉ xác định đƣợc trong trƣờng hợp nạn nhân trở về và tố cáo với cơ quan công an thì mới xác định đƣợc còn trong trƣờng hợp có đủ chứng cứ để chứng minh đối tƣợng phạm tội có hành vi mua bán nhiều ngƣời nhƣng có những ngƣời chƣa trở về, chƣa xác định đƣợc địa chỉ họ đang ở đâu nếu họ đã bị lấy đi bộ phận cơ thể nào đó thì xử lý thế nào? Tƣơng tự nhƣ vậy, tình tiết làm nạn nhân tự sát cũng rất khó xác định trong trƣờng hợp không xác định đƣợc ngƣời bị hại đang ở đâu nếu họ tự sát do bị làm nhục thì cũng không có căn cứ để xử lý đối với ngƣời phạm tội.

Việc xác định thiệt hại, giá trị vụ lợi là rất khó khăn trong thực tiễn, bởi việc mua bán đƣợc thỏa thuận thực hiện giữa ngƣời mua và ngƣời bán mà ngƣời bị hại có thể biết hoặc không thể biết đƣợc giá trị mua bán của bản thân mình, dẫn đến việc không thể xác định đƣợc giá trị của vụ lợi; đặc biệt trong trƣờng hợp ngƣời mua ở nƣớc ngoài thì cơ quan điều tra chỉ có thể căn cứ vào lời khai của ngƣời phạm tội để xác định, việc chỉ dựa vào lời khai của ngƣời phạm tội có giá trị chứng minh thấp và không khách quan.

Ba là: Một số điểm chƣa rõ ràng, khó hiểu của BLHS cũng nhƣ Nghị quyết

hƣớng dẫn về tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi. Tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh) (Trang 65 - 105)