Hình phạt đối với ngƣời phạm tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi quy định trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh) (Trang 49 - 58)

trong BLHS Việt Nam năm 2015

Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc đƣợc quy

định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với ngƣời hoặc pháp nhân thƣơng mại phạm tội nhằm tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của ngƣời, pháp nhân thƣơng mại. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị ngƣời, pháp nhân thƣơng mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục ngƣời, pháp nhân thƣơng mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm [41, Điều 30].

Đối với tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi, Điều 151 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định hai khung hình phạt bao gồm khung cơ bản và khung tăng nặng, cụ thể:

* Khung cơ bản (khoản 1 Điều 151 BLHS năm 2015) quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi

quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này [41, Điều 151].

Có thể nhận thấy, hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi là rất nghiêm khắc vì đây là tội phạm có tính chất rất nguy hiểm, không chỉ có khả năng gây tác hại lớn đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em và

đối với hạnh phúc gia đình mà còn cả đối với trật tự an toàn xã hội. Khoản 1 quy định khung hình phạt từ 07 năm đến 12 năm, là mức hình phạt dành cho tội phạm rất nghiêm trọng. So với khoản 1, Điều 149 BLHS năm 1985 và khoản 1 Điều 120 BLHS năm 1999 thì khoản 1 Điều 151 BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt

nặng hơn rất nhiều. Khoản 1 Điều 149 BLHS 1985 quy định “người nào bắt trộm,

mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm” và khoản 1

Điều 120 BLHS năm 1999 quy định: “người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm

đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Khi xác định các tình tiết là yếu tố định tội để áp dụng khung hình phạt này cần chú ý:

- Vì mục đích nhân đạo có thể là trƣờng hợp ngƣời biết ngƣời khác thực sự có

nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho ngƣời này xin con nuôi của ngƣời vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện nuôi con muốn cho con đẻ của mình đi làm con nuôi và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới. Đây là trƣờng hợp vì mục đích nhân đạo nên ngƣời môi giới, ngƣời cho con mình đi làm con nuôi và ngƣời nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi.

- Để bóc lột tình dục là trƣờng hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận

chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho ngƣời khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (nhƣ tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đƣa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

- Để cưỡng bức lao động quy là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các

thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trƣờng hợp chuyển giao, tiếp nhận

hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể đƣợc hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định

của con ngƣời.

Ví dụ: Trần Văn A đã chuyển giao Trần Văn C cho Trần Văn B để B lấy giác mạc của C (trên thực tế B chƣa có hành vi lấy giác mạc của C).

- Vì mục đích vô nhân đạokhác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn

nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác [16, 18].

* Khung hình phạt tại Khoản 2 (Khung tăng nặng) quy định:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc

trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này [41, Điều 151].

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn và

đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích thực hiện các hành vi quy định trong tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi. Hành vi đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và ảnh hƣởng trực tiếp đến nạn nhân của tội phạm (ngƣời dƣới 16 tuổi) là do ngƣời có chức vụ, quyền hạn thực hiện và có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của ngƣời phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện đƣợc hành vi đó.

- Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội là trƣờng hợp ngƣời

phạm tội sử dụng hoạt động cho và nhận con nuôi để thực hiện hành vi phạm tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi.

Ngƣời sử dụng thủ đoạn môi giới con nuôi dƣới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi nếu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:

+ Biết mục đích của ngƣời nhận nuôi con nuôi dƣới 16 tuổi là để bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bán cho ngƣời khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhƣng vẫn chuyển giao nạn nhân để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là ngƣời dƣới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi dƣới 16 tuổi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật mà biết mục đích của ngƣời nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Trƣờng hợp ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật, nhƣng không biết ngƣời nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi, nhƣng tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tƣơng ứng với quy định của BLHS.

- Đối với từ 02 người đến 05 người là phạm tội 01 lần đối với từ 02 ngƣời đến

05 ngƣời hoặc phạm tội 02 lần trở lên đối với từ 02 ngƣời đến 05 ngƣời, chƣa hết thời hiệu truy cứu TNHS, đƣợc đƣa ra truy tố, xét xử cùng một lúc.

Trƣờng hợp phạm tội đối với từ 02 ngƣời đến 05 ngƣời thực hiện 02 lần trở lên thì cùng với việc truy cứu TNHS theo điểm c khoản 2 Điều 151 BLHS, ngƣời

theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 52 BLHS.

- Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng là trƣờng hợp

phạm tội đối với ngƣời mà ngƣời phạm tội đƣợc giao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dƣỡng do quan hệ gia đình (cô, dì, chú, bác,…) của nạn nhân hay do tính chất nghề nghiệp (nhân viên làm trong các trại trẻ mồ côi,..).

- Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là trƣờng hợp ngƣời phạm tội đƣa nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia trên đất

liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng đƣợc coi là đƣa nạn nhân ra khỏi biên giới của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu đã thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với nạn nhân.

Ngƣời phạm tội có thể dùng thủ đoạn môi giới con nuôi trái pháp luật để chuyển giao ngƣời dƣới 16 tuổi ra khỏi biên giới của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để cho phía ngƣời nƣớc ngoài bán ngƣời dƣới 16 tuổi cho ngƣời khác.

Trƣờng hợp tổ chức, môi giới hoặc cƣỡng ép ngƣời dƣới 16 tuổi trốn đi nƣớc ngoài hoặc ở lại nƣớc ngoài trái phép không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu TNHS về tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi nhƣng nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội tổ chức, môi giới cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài hoặc ở lại nƣớc ngoài trái phép hoặc tội cƣỡng ép ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài hoặc ở lại nƣớc ngƣời trái phép, thì ngƣời thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu TNHS về các tội phạm này.

- Phạm tội 02 lần trở lên là trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện hành vi

phạm tội 02 lần trở lên mà những lần đó chƣa bị xử lý về hình sự, chƣa hết thời hiệu truy cứu TNHS, đƣợc đƣa ra truy tố xét xử cùng một lần.

Trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm 02 lần trở lên đối với từ 02 đến 05 ngƣời thì ngƣời đó bị áp dụng cả 2 tình tiết định khung hình phạt “đối với từ 02 đến 05 ngƣời” và “phạm tội 02 lần trở lên” theo điểm c, e khoản 2 Điều 151 BLHS.

Ví dụ: Ngày 15-6-2018, Nguyễn Văn A có hành vi mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi. Ngày 20-7-2018, A lại có hành vi mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi và bị bắt giữ. Cả hai lần phạm tội trên, Nguyễn Văn A đều chƣa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi. Trong trƣờng hợp này, Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán ngƣời theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Hình sự.

- Vì động cơ đê hèn là trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội

vì động cơ thấp hèn, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, ích kỷ, nhƣ phạm tội để trả thù; phạm tội để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với ngƣời mà mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc.

Ví dụ: Nguyễn Văn A mang Nguyễn Thị C (là ngƣời yêu của A) đi bán cho ngƣời khác sau khi biết C có thai với mình. Hành vi của A nhằm trốn tránh trách nhiệm của bản thân đối với cái thai của mình đang trong bụng của C.

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc

trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này là trƣờng hợp ngƣời phạm tội

thực hiện các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, tinh thần, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể từ 31% đến dƣới 60%. Lƣu ý, nếu tỷ lệ thƣơng tật của nạn nhân xuất phát từ hành vi lấy nội tạng của họ thì không áp dụng mức hình phạt tại khoản này [16, 18].

* Khung hình phạt tại Khoản 3 (Khung tăng nặng) quy định:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm [41, Điều 151].

đặt vai trò của những ngƣời cùng thực hiện tội phạm. Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt, do phạm tội có tổ chức ngoài việc có những dấu hiệu của đồng phạm thông thƣờng thì đồng phạm có tổ chức còn có đặc điểm có sự cấu kết chặt chẽ. Sự câu kết chặt chẽ này vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan; vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của ngƣời đồng phạm.

Trong thực tế, sự kết cấu chặt chẽ giữa những ngƣời cùng tham gia thực hiện tội phạm có thể đƣợc thể hiện dƣới các dạng sau đây: Những ngƣời phạm tội đã tham gia một tổ chức phạm tội; những ngƣời đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trƣớc; những ngƣời đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhƣng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đƣợc tính toán kỹ càng, chu đá, chuẩn bị phƣơng tiện hoạt động và có khi chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Trƣờng hợp phạm tội có tổ chức mà ngƣời phạm tội là ngƣời đồng phạm với những ngƣời khác thực hiện tội phạm 02 lần trở lên theo một kế hoạch thống nhất trƣớc mà những lần đó chƣa bị xử lý về hình sự, chƣa hết thời hiệu truy cứu TNHS, đƣợc đƣa ra truy tố xét xử cùng một lúc, thì cùng với việc áp dụng tình tiết định khung hình phạt tại điểm a khoản 3 Điều 151 BLHS, ngƣời phạm tội còn bị áp dụng

tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” đƣợc quy định tại điểm g khoản

1 Điều 52 BLHS.

- Có tính chất chuyên nghiệp là trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện hành vi

mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chƣa bị truy cứu TNHS, nếu chƣa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chƣa đƣợc xóa án tích) và ngƣời phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu đƣợc từ việc mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi làm nguồn sống chính.

Trƣờng hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp lại phạm tội có tổ chức hoặc đối với 06 ngƣời trở lên hoặc thuộc trƣờng hợp tái phạm nguy hiểm, thì ngƣời phạm tội có thể bị áp dụng thêm tình tiết đinh khung tăng nặng “có tổ chức”, “đối với 06

151 BLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh) (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)