Quy định về tội mua bán trẻ em trong BLHS năm 1999(sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh) (Trang 32 - 41)

1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổ

1.2.3. Quy định về tội mua bán trẻ em trong BLHS năm 1999(sửa đổi, bổ sung

năm 2009)

Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam, phát huy thành tựu của BLHS năm 1985 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997). Sau hơn 14 năm thi hành, BLHS năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân, thể hiện trên một số điểm lớn nhƣ sau. Từ khi đƣợc ban hành vào năm 1999, BLHS đã sớm đi vào cuộc sống và phát huy vai trò, tác dụng tích cực là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với những quy định tƣơng đối có hệ thống, toàn diện về các nguyên tắc xử lý, chế định chung của chính sách hình sự, về tội phạm và hình phạt cũng nhƣ việc hình sự hóa khá nhiều hành vi nguy hiểm cao cho xã hội, BLHS một mặt đã thể hiện đƣợc tinh thần chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh phòng, chống

tội phạm, mặt khác tạo cơ sở pháp lý góp phần nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời; tội phạm về kinh tế, ma túy và tội phạm tham nhũng... qua đó góp phần kiểm soát và kìm chế tình hình tội phạm, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Bộ luật hình sự năm 1999 đã có nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nƣớc ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, cụ thể nhƣ quy định về khoan hồng đối với ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngƣời đồng phạm, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại đã gây ra; về các trƣờng hợp loại trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về miễn trách nhiệm hình sự, miễn giảm hình phạt…

Đặc biệt, BLHS đã quy định chặt chẽ hơn các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình; mở rộng diện đối tƣợng không áp dụng, không thi hành hình phạt tử hình và thu hẹp diện các tội danh có quy định hình phạt tử hình. Các quy định này đã góp phần bảo vệ tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân, nâng cao vai trò giáo dục, cảm hóa đối với ngƣời phạm tội, đồng thời giáo dục ngƣời dân ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bộ luật hình sự năm 1999 có những quy định phù hợp với xu hƣớng chung của quốc tế, tạo tiền đề quan trọng cho việc tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm mang tính quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nhƣ tội phạm về ma túy, mua bán ngƣời, rửa tiền, khủng bố, tài trợ khủng bố; các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao… qua đó, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về hội nhập quốc tế.

Trong BLHS năm 1999, tại Chƣơng XII Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời, Điều 120 quy định về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Việc quy định Tội phạm này trong chƣơng các tội về tính mạng, sức khỏe thể hiện cái nhìn mới của nhà làm luật. Qua đó, có thể thấy đƣợc tính nguy hiểm trong hành vi cũng nhƣ hậu quả của loại tội phạm này. Khác

với BLHS năm 1985 khi tội phạm chỉ đƣợc quy định trong phần các tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với ngƣời chƣa thành niên. Trẻ em quy định trong điều luật này là ngƣời dƣới 16 tuổi (Điều 1, Luật bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004).

Điều 120 BLHS năm 1999 quy định về loại tội phạm này nhƣ sau:

1. Ngƣời nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dƣới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mƣời năm đến hai mƣơi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với nhiều trẻ em;

đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; e) Để đƣa ra nƣớc ngoài;

g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm; i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Gây hậu quả nghiêm trọng;

3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm [35, Điều 120].

Đây là một tội ghép của ba tội khác nhau là mua bán trẻ em, đánh tráo trẻ em và chiếm đoạt trẻ em. Mua bán trẻ em đƣợc hiểu là việc mua hoặc bán trẻ em vì mục đích tƣ lợi, dù là mua của kẻ bắt trộm hay của chính ngƣời có con đem bán hoặc mua trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị bắt trộm cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em; Đánh tráo trẻ em là dùng thủ đoạn hoặc mánh khóe gian lận để thay thế đứa trẻ này bằng đứa trẻ khác; Chiếm đoạt trẻ em là hành vi lấy đứa trẻ của ngƣời khác cho

mình bằng các thủ đoạn nhƣ dựa vào vũ lực, quyền thế. Hậu quả của các hành vi trên là đứa trẻ bị đem ra mua bán, bị đánh tráo, bị chiếm đoạt thoát ra khỏi sự quản lý của bố mẹ và gia đình.

Do các yếu tố cấu thành tội phạm của tội mua bán ngƣời và tội mua bán trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự là tƣơng tự nhƣ nhau, độ tuổi của nạn nhân chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tội danh và xác định mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nếu nạn nhân là ngƣời lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên) thì ngƣời phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 119 về tội mua bán ngƣời, nếu nạn nhân là trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) thì ngƣời phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 120 về tội mua bán trẻ em với khung hình phạt nặng hơn. Do vậy, trong khuôn khổ đề tài của luận văn, tác giả chỉ đề cập phân tích hành vi mua bán trẻ em mà không đề cập đến hành vi đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trẻ em theo quy định của BLHS năm 1999 nhƣ sau:

- Khách thể của tội phạm: Ngƣời phạm tội đã coi con ngƣời (cả nam và nữ) dƣới 16 tuổi nhƣ một hàng hóa để mua, bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lợi. Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền tự do, thân thể của trẻ em và quyền đƣợc quản lý, chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Cao hơn là đã xâm phạm đến quyền con ngƣời của trẻ em.

- Mặt khách quan của tội phạm: Theo Khoản 1 Điều 4 Thong-tu-lien-tich-01- 2013-TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi mua bán trẻ em quy định:

1. “Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật

chất khác để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán trẻ em cho ngƣời khác, không phụ thuộc vào mục đích của ngƣời mua;

b) Mua trẻ em để bán lại cho ngƣời khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của ngƣời mua sau này nhƣ thế nào;

d) Mua trẻ em để bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác [49, Điều 4].

Các hành vi khách quan trong tội mua bán trẻ em thƣờng đƣợc biểu hiện nhƣ rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, lừa dối trẻ em theo ngƣời phạm tội hoặc ngƣời phạm tội có thể mua để nuôi, rồi đem bán với động cơ, mục đích vụ lợi. Trong thực tiễn đã xảy ra việc tấn công bắt cóc trẻ em để bán qua Trung Quốc. Ngƣời phạm tội cũng coi trẻ em nhƣ hàng hóa để mua, bán, trao đổi lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích vật chất khác. Đối tƣợng của việc mua bán là con ngƣời dƣới 16 tuổi, không phân biệt giới tính (nam hay nữ) và ngƣời phạm tội cũng phải nhận thức đƣợc hành vi của mình là hành vi mua bán thì mới là hành vi phạm tội. Những ngƣời thực hiện ở các vai trò chủ mƣu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho ngƣời thực hiện hành vi mua bán trẻ em đều phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm. Hậu quả của hành vi mua bán trẻ em là trẻ em bị đem ra mua bán, trao đổi nhƣ hàng hóa. Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến các quyền của trẻ em, là đối tƣợng đƣợc pháp luật đặc biệt bảo vệ.

- Chủ thể của tội phạm: Là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi trở lên.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm đƣợc thực hiện do lỗi cố ý. Điều luật không quy định động cơ, mục đích phạm tội, do vậy, ngƣời phạm tội thực hiện với bất kỳ động cơ, mục đích gì thì đều là phạm tội mua bán trẻ em.

BLHS năm 1999 đã hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tƣ pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hƣớng thiện trong việc xử lý ngƣời phạm tội. Bộ luật hình sự năm 1999 tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và tổ chức, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn đấu

tranh phòng, chống tội phạm và tăng cƣờng hội nhập quốc tế. Trong đó, tội phạm đối

với trẻ em đặc biệt là tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em đƣợc quy định một cách tƣơng đối chi tiết và đầy đủ. Nhìn chung, ở giai đoạn này có thể thấy các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trẻ em đã có một số điểm tƣơng đồng với các quy định của pháp luật quốc tế.

1.3. Đặc điểm của tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi

Đặc điểm (các dấu hiệu pháp lý hình sự) là cơ sở, là những điều kiện cần thiết để xem xét một hành vi nào đó của chủ thể đã thực hiện có phải là tội phạm hay không phải là tội phạm. Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm bao gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm.

* Khách thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội đƣợc BLHS xác lập và bảo vệ, bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trong một chừng mực nhất định. Bất kỳ tội phạm nào cũng xâm phạm đến ít nhất một khách thể đƣợc BLHS xác lập và bảo vệ [58, tr. 98].

Theo đó, khách thể của tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm và danh dự của con ngƣời; quyền đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc, quản lý, giáo dục bởi gia đình (cha mẹ, ông bà, ngƣời thân, ngƣời giám hộ, cơ sở nuôi dƣỡng, cơ sở bảo trợ,…), nhà trƣờng, các cơ quan chức năng cũng nhƣ của toàn xã hội. Trẻ em bị coi nhƣ một thứ công cụ, phƣơng tiện hay nhƣ một thứ “hàng hóa” để các đối tƣợng phạm tội chiếm đoạt, khai thác hoặc sử dụng vào những mục đích nhất định, nhƣ trực tiếp nuôi làm con nuôi, bán lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác, khai thác tình dục, bóc lột sức lao động bằng cách bắt các em làm các công việc khổ sai, nặng nhọc...

Đối tƣợng bị xâm hại bởi tội phạm là ngƣời dƣới 16 tuổi, bao gồm cả giới tính nam và giới tính nữ. Ngƣời dƣới 16 tuổi cũng là đối tƣợng đặc biệt đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ.

* Mặt khách quan của tội mua bán người dưới 16 tuổi

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm hay là những dấu hiệu của tội phạm biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan, gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm phạm tội, phƣơng pháp, thủ đoạn phạm tội, công cụ, phƣơng tiện phạm tội và hoàn cảnh phạm tội [58,

tr. 98]. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan hay còn gọi là hành vi khách quan, có tính chất bắt buộc của tất cả cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản và quan trọng nhất trong mặt khách quan của tội phạm, nó giữ vai trò quyết định và chi phối những yếu tố khác của mặt khách quan. Hành vi khách quan bao gồm những biểu hiện của con ngƣời ra thế giới khách quan và biểu hiện đó phải đƣợc ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển, đó chính là kết quả hoạt động của ý chí. Hành vi khách quan có 3 đặc điểm nhƣ sau:

- Hành vi khách quan của tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội. - Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí. - Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái PLHS.

Bất cứ một loại tội phạm nào cũng đều phải có hành vi khách quan, không có hành vi khách quan thì không có tội phạm. Tội phạm mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi thể hiện ở hành vi dùng các thủ đoạn khác nhau để tách chuyển trái phép ngƣời dƣới 16 tuổi khỏi sự quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng, bảo hộ của gia đình, bố mẹ, ngƣời thân, ngƣời quản lý hợp pháp để thiết lập sự quản lý đứa trẻ cho mình, khiến trẻ em phải lệ thuộc hoàn toàn vào mình rồi tùy ý khai thác, sử dụng theo những mục đích nhất định. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội quy định tại Điều 151, Bộ luật hình sự năm 2015, có hình thức thể hiện là hành động. Tuổi của ngƣời bị hại là một tình tiết thuộc yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội.

Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Chuyển giao ngƣời dƣới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trƣờng hợp vì mục đích nhân đạo;

- Tiếp nhận ngƣời dƣới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trƣờng hợp vì mục đích nhân đạo;

- Chuyển giao ngƣời dƣới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tiếp nhận ngƣời dƣới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp ngƣời dƣới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao ngƣời dƣới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, (trừ trƣờng hợp vì mục đích nhân đạo) hoặc để bóc lột tình dục, cƣỡng bức lao động, lấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh) (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)