Xác lập rõ hơn phạm vi chức năng hành pháp của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến Việt Nam001 (Trang 94 - 98)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện và phát triển yếu tố phân quyền

3.2.2. Xác lập rõ hơn phạm vi chức năng hành pháp của Chính phủ

Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất quản lý, điều hành các mặt kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chủ trương, chính sách, thể chế quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc; các cơ quan nhà nước, các tổ chức và toàn xã hội phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Khẳng định trong Hiến pháp Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là cơ sở hiến định xác lập trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính quốc gia thống nhất, thông suốt, hiệu lực và kỷ cương.

Xác định Chính phủ “thực hiện quyền hành pháp” là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng mới được bổ sung trong Chương VII của Hiến pháp năm 2013.

Chức năng hành pháp của Chính phủ được thực thi qua các hoạt động chủ yếu sau: (1) hoạch định và điều hành chính sách quốc gia; (2) dự thảo và

trình Quốc hội các dự án luật; (3) ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể, các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, luật đã được Quốc hội thông qua; (4) chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, chủ trương, chính sách; (5) thiết lập trật tự hành chính trên cơ sở các quy định của luật; (6) phát hiện, xác minh, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc/và chuyển tòa án nhân dân xét xử theo trình tự thủ tục tư pháp.

Thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ có tư cách độc lập nhất định trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp, thực hiện sự kiểm soát đối với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp để quyền lực nhà nước được thực hiện đúng đắn, hiệu quả vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Đây là cơ sở rất quan trọng để xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, có khả năng chủ động, sáng tạo cao trong quản lý điều hành.

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có nhiệm vụ chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội, chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội đồng thời phản ánh sự gắn bó chặt chẽ và thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và hành pháp trong nhà nước ta. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Chính phủ không chỉ phải tuân thủ và thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội mà còn có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ về hành chính nhà nước, hành pháp, chấp hành của Quốc hội gắn bó chặt chẽ với nhau, thực tế nhiều khi không phân biệt, tách bạch được.

Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội là trách nhiệm tập thể về việc thực thi nhiệm vụ quyền hạn. Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ và

phê chuẩn các thành viên Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Chính phủ là một tập thể với quyền năng xuất phát trước hết từ Hiến pháp. Nhân dân thông qua Hiến pháp trao quyền cho Chính phủ, và khi được trao quyền đó thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, mà cụ thể là chịu trách nhiệm trước Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội còn thể hiện sự phân công và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp và hành pháp trong nhà nước ta.

Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước là thực hiện trách nhiệm giải trình. Thông qua xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước thực hiện giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý điều hành của Chính phủ. Đây là một phương thức bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành của Chính phủ.

Quy định Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm về hoạt động của Chính phủ và chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao, là người lãnh đạo hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương cho thấy Thủ tướng Chính phủ thực sự là một thiết chế có quyền năng mạnh trong hệ thống hành chính nhà nước ở nước ta. Mặt khác quy định cụ thể trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong Hiến pháp sẽ bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước đối với Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 96 Hiến pháp năm 2013 quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, có thể phân làm 2 nhóm: (1) Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cụ

thể hóa chức năng thực hiện quyền hành pháp và chấp hành, được quy định tại khoản 1 và khoản 2; (2) Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể hóa chức năng hành chính nhà nước cao nhất được quy định từ khoản 3 đến khoản 7.

Hiến pháp năm 2013 quy định một số nội dung mới trong nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là: (1) Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; (2) Trình Quốc hội dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác; (3) Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (4) Thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước.

Hiến định những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định đầy đủ, rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng hành pháp và hành chính nhà nước cao nhất của Chính phủ, tạo cơ sở xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, hiệu lực và hiệu quả. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, những vấn đề quản trị quốc gia, quản lý hành chính, trong đó có vấn đề quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Hiến pháp quy định Chính phủ đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội hoặc quyết định theo thẩm quyền đã đặt ra yêu cầu rất quan trọng là phải xây dựng Chính phủ có khả năng chủ động, sáng tạo cao, kiến tạo phát triển; yêu cầu Chính phủ coi trọng công tác xây dựng, hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng các chính sách phát triển đất nước với tầm nhìn chiến lược, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, một Chính phủ thật sự phục vụ nhân dân và xã hội, có vai trò mở đường và thúc đẩy phát triển.

Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp đã tạo lập cơ sở pháp lý ở tầm hiến định cho nguyên tắc phân công thực hiện nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách quốc gia. Theo đó những chính

sách cơ bản của quốc gia sẽ do Quốc hội quyết định theo đề xuất của Chính phủ. Chính phủ sẽ tập trung vào xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, thể chế quản lý, Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo việc xây dựng chính sách”, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ “tổ chức thực thi và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến Việt Nam001 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)