NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định yêu cầu: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc, trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [2, tr.2].
Hiến pháp năm 2013 quy định vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân như sau: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [32, Điều 102]. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật” [33, Điều 2, Khoản 2]. Chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố một người có tội hay vô tội. “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [32, Điều 102, Khoản 3]. Viện kiếm soát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp [32, Điều 107].
Như vậy, lần đầu tiên quyền tư pháp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 gắn với một cơ quan duy nhất có quyền xét xử là Tòa án nhân dân. Quyền tư pháp được hiểu là một nội dung của quyền lực nhà nước, được tòa án sử dụng để tài phán (xét xử) đối với những tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhà nước và tổ chức khác.
Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân lên trước nhiệm vụ bảo vệ chế độ. Đây là một điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ nét hơn tính chất tư pháp của Tòa án. Trong nhà nước pháp quyền việc bảo vệ công lý là tính
chất đặc trưng phổ quát của quyền tư pháp. Tòa án phải là cơ quan bảo vệ công lý thì mới có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trên cơ sở bảo vệ công lý, Tòa án bảo vệ chế độ mà không chà đạp lên quyền con người, quyền công dân. Vì vậy chỉ có quyền lực tư pháp do Tòa án thực hiện thì công lý mới được đảm bảo.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiệm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” [32, Điều 103, Khoản 2]. Điều này thể hiện tính độc lập của Tòa án trong việc xét xử. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định các Tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Tính độc lập của Tòa thể hiện ở giữa quan hệ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác như: cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng… lãnh đạo tòa với thẩm phán… tòa án tạo dựng lòng tin của người dân thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
Quyền tư pháp là do tòa án thực hiện, căn cứ theo pháp luật để xét xử và căn cứ vào pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, nhà nước. Việc Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp đã khắc phục sự nhầm lẫn rằng (cơ quan điều tra và viện kiểm sát) khi tham gia vào quá trình tố tụng cũng là chủ thể của quyền tư pháp. Quyền tư pháp thuộc về tòa án và tự thân quyền này luôn gắn với tính độc lập, khách quan, vô tư và công khai.
Hiến pháp năm 2013 không quy định chánh án Tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992 đồng thời quy định: “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân” [30, Điều 135]. Như vậy, Tòa án nhân dân có độc lập thì mới tiến hành kiểm soát hoạt động quyền lực đối với cơ quan hành pháp đảm bảo khách quan minh bạch và hiệu quả.
Tòa án không chỉ tiến hành xét xử các vụ án liên quan giữa người dân với nhau mà còn tiến hành xét xử các vụ án hành chính. Thông qua việc thực hiện chức năng xét xử, Tòa án không những khẳng định giá trị của quyền tư pháp mà còn khẳng định vị trí “trung tâm của Tòa án” trong hệ thống tư pháp. Như vậy, Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 đồng thời tiến hành kiểm soát đối với hoạt động của cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
Hiến pháp năm 2013 không khẳng định Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền tư pháp bởi chức năng xét xử không thuộc chức năng của viện kiểm sát. Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên quy định của Hiến pháp năm 1992 là Viện kiểm sát là một hệ thống cơ quan độc lập theo chiều dọc có nhiệm vụ “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” [32, Điều 107, Khoản 3] và bảo vệ hiến pháp [32, Điều 119]. Ngoài tòa án nhân dân thì viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có nhiệm hàng đầu bảo vệ pháp luật, bảo vệ hiến pháp. Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp gồm có: giám sát hoạt động tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của tòa án, giám sát việc tuân theo pháp luật hoạt động thi hành án hình sự, giám sát theo pháp luật tổ chức và hoạt động của các cơ sở giam giữ, cải tạo người phạm tội. Như vậy, hoạt động của Viện kiểm sát là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, chế ước hoạt động của cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp và là thiết chế song hành với tòa án nhân dân.
Chính quyền địa phương
nhân dân thành chính quyền địa phương gồm cả chính quyền cơ sở. Hiến pháp năm 2013 vẫn kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 đảm bảo sự ổn định thống nhất được thể hiện:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã, quận chia thành phường; Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập [32, Điều 110].
Trong trường hợp việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự thủ tục luật định (Điều 110, Khoản 2). Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình thẩm quyền của “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghi quyết của Hội đồng nhân dân” [32, Điều 113]. Đối với Ủy ban nhân dân được quy định: “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành nhà nước cấp trên” [32, Điều 114, Khoản 1]. Về nhiệm vụ và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao” [32, Điều 114, Khoản 2]. So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 đã quy định thêm hai chức năng đối với Hội đồng nhân dân là chức năng “quyết định” và “giám sát” của cơ quan nhà nước cấp trên, Ủy ban nhân dân bổ sung thêm nhiệm vụ
là “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”. Trong trường hợp, những đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào là do luật định.