Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến Việt Nam001 (Trang 79 - 82)

3.1. Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện yếu tố phân

3.1.1. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người,

người, quyền công dân – cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước

Bản chất dân chủ của chế độ chính trị nước ta đòi hỏi mọi quyết định và hành động của các thiết chế quyền lực đều phải bắt nguồn từ ý chí đích thực của nhân dân. Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền thông qua Hiến pháp và bầu cử.

Trong bài “Dân vận” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại,

quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [17, tr. 693].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vi ̣ trí , tư cách chủ thể của nhân dân. Song, quan trọng hơn thế, Người còn khẳng định rằng phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ trên thực tế. Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một bước tiến về chất, một quá trình phấn đấu vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại. Phải làm sao để người dân có điều kiện và biết hưởng

quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Để thực hiện quyền làm chủ, nhân dân không những phải có quyền, mà điều quan trọng là nhân dân cần phải có năng lực làm chủ. Người chỉ rõ: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà” [16, tr. 36]. Người dân muốn làm chủ, chẳng những phải biết hưởng quyền làm chủ, mà còn phải biết dùng quyền làm chủ, đồng thời lại dám nói, dám làm. Nhà nước ta đã từng bước tạo ra những cơ chế thích hợp để người dân có được các yếu tố cơ bản để làm chủ, đó là: trình độ hiểu về dân chủ, phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ. Có như vậy, nhân dân mới có quyền

dân chủ thực sự. Đây là cái đích cuối cùng của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh tình trạng dân chủ hình thức. Đó chính là thước đo, là tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ mà người dân có được.

Những chủ trương lớn của Đảng về xây dựng kiện toàn bộ máy nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng; tăng cường khả năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tăng cường khả năng và hiệu quả của hoạt động lập pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp đều nhằm mục đích đó.

Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn gắn liền với việc thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân.

Nhân dân ta, người chủ của quyền lực, không chỉ tạo lập nên Nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như vào các hoạt động thuộc phạm vi của Nhà nước- hoạt động lập pháp, hoạt động quản lý – điều hành, công tác

Ở những mức độ khác nhau, nhân dân có thể tác động một cách tích cực vào quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp và pháp luật của nhà nước ta đã có nhiều quy định cụ thể để hiện thực hóa khả năng đó. Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác, khuyến khích phát triển các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật. Đó là kênh cực kỳ quan trọng để qua đó nhân dân nói tiếng nói của mình góp vào quá trình hoạch định đường lối của Đảng, xây dựng chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Tính pháp quyền đồng nghĩa với tính hợp hiến và tính chính đáng của quyền lực nhà nước ta. Sự tham gia và can dự của nhân dân vào hoạt động của bộ máy nhà nước luôn luôn được coi là một biểu hiện của nền dân chủ. Đó là quy định về các quyền của công dân như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận công lý và pháp luật. Đây là những quyền rất quan trọng để nhân dân có thể được tự do thể hiện ý chí và nguyện vọng nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của các hoạt động của Đảng và Nhà nước. Thể hiện thông tin chính xác, đầy đủ, đa chiều, có sự bàn bạc giữa Nhà nước và nhân dân, thu hút được các ý kiến của nhân dân tham gia, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến và sự phản biện có tính chất xây dựng – đây là thước đo của một xã hội dân chủ, cởi mở mà chúng ta đang hướng tới hiện nay.

Dân chủ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là các hình thức cơ bản nhất.

Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp quyết định các vấn đề, các công việc quan trọng của quốc gia, của cộng đồng lãnh thổ, trực tiếp thông qua các đạo luật mà không qua một yếu tố trung gian nào. Đặc tính chủ yếu của các hình thức dân chủ trực tiếp là nhanh chóng, vì vậy chúng luôn đảm bảo tính nguyên vẹn của ý chí chính trị của nhân dân. Đồng thời, thông qua cách giải

quyết trực tiếp có tác dụng chuyển tải ý chí chính trị của nhân dân một cách trực tiếp các vấn đề quốc gia, nhân dân có đủ cơ sở để kiểm soát con đường chính trị của các cơ quan quyền lực nhà nước. Những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất gồm: bầu cử, bãi miễn đại biểu, trưng cầu ý dân, thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; bỏ phiếu toàn dân và các hình thức khác.

Bầu cử là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất. Theo nghĩa rộng, đó là một quá trình hình thành nên cơ quan nhà nước hoặc giao thẩm quyền cho cá nhân người có chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước thông qua hình thức bỏ phiếu của cử tri. Đó là một quá trình lựa chọn người đại diện của nhân dân vào các cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau như: cơ quan đại biểu (nghị viện, cơ quan tự quản địa phương), Tòa án, nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ.

Thông qua hoạt động liên quan đến bầu cử, các lợi ích xã hội, các khuynh hướng và quan điểm chính trị được bộc lộ và cọ xát lẫn nhau. Nhờ đó, nhân dân có thể hiểu hơn về đường lối chính trị, năng lực và uy tín của các đảng chính trị và các lực lượng nắm quyền, so sánh cương lĩnh, chương trình hành động của họ với thực tiễn và hiệu quả hoạt động của họ. Vì vậy, có thể nói, bầu cử dân chủ không chỉ là hình thức thể hiện ý chí của nhân dân mà còn là phương thức kiểm tra, kiểm soát quyền lực.

Bãi miễn đại biểu là chế định có đặc trưng ngược lại với chế định bầu cử. Trong trường hợp và theo những thủ tục luật định, do kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của nhân dân một đại biểu có thể bị tước đi tư cách đại biểu.

Hiến pháp của rất nhiều nước, trong đó có Hiến pháp Việt Nam đã sử dụng hình thức bãi miễn đại biểu như một chế định chính trị - pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh mối liên hệ giữa nhân dân và đại biểu nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến Việt Nam001 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)