Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay
2.1.2.1. Thuận lợi
Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm, chú trọng xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung và đặc biệt là pháp luật hơn nhân và gia đình. Quan trọng nhất phải kể đến là Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 với nhiều nội dung mới được quy định đã khắc phục phần nào những hạn chế, thiếu xót của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 trong việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, và đặc biệt Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 dự liệu được nhiều tình huống có thể xảy ra trong đời sống hơn nhân, gia đình nhưng khơng làm mất đi giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam ta.
Cụ thể, việc Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ tài sản theo thỏa thuận có những ưu điểm sau:
- Bảo đảm quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản mình: Về nguyên tắc chung, chế độ tài sản theo thỏa thuận cho phép vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của vợ chồng. Do đó, sẽ bảo đảm cho vợ, chồng có quyền tự định đoạt đối với tài sản chung và tài sản riêng của mình. Đồng thời, quy định này sẽ giúp vợ chồng có thể tự bảo
tồn tài sản riêng của mình, qua đó làm giảm hoặc tránh được những xung đột, tranh chấp về tài sản khi vợ, chồng ly hôn;
- Việc ghi nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận góp phần làm giảm chi phí khi ly hơn và giúp Tòa án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ngồi Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có vai trị chủ đạo, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể bên cạnh Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
+ Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hơn nhân và gia đình năm 2014;
+ Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sửa đổi, bổ sung bằng nghị định 98/2016);
+ Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP giữa Tịa Án nhân dân tối cao và Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của Luật Hơn nhân và Gia đình;
+ Văn bản hướng dẫn giải quyết vụ án, xử phạt hành chính về hơn nhân, gia đình: Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, hơn nhân và gia đình (Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung); Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp
+ Văn bản hướng dẫn về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi: Chỉ thị 03/2005/CT-TTg về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi; Thông tư về chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký, cơng nhận kết hơn, nhận con ngồi giá thú, đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân VN và người nước ngồi; Thơng báo 133/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi; Quyết định 288/QĐ-BTP về Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;... Bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản quy phạm điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình thì Nhà nước ta cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp phần khơng nhỏ nâng cao ý thức pháp luât của người dân trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, hiểu và bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình trong lĩnh vực hơn nhân gia đình đặc biệt trong vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội.
Các cơ quan ban ngành đoàn thể đã hỗ trợ rất tích cực cho Nhà nước bằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, các kênh thơng tin như: Hộp thư truyền hình, đường dây nóng, email,... để tiếp nhận, nhận phản ánh những vụ việc liên quan đến lĩnh vực hơn nhân và gia đình, góp phần khơng nhỏ bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ.
Nhằm thể chế hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Tòa Án nhân dân tối cao đã xây dựng thành công “Đề án thành lập Tịa Gia đình và người chưa thành
niên ở Việt Nam” trình Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đã thể hiện
quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, trong cơ cấu tổ chức của Tòa Án nhân dân cấp cao, Tòa Án nhân dân cấp tỉnh và Tịa Án nhân dân cấp huyện có Tịa Gia đình và Người chưa thành niên.
Việc thành lập Tịa Gia đình và Người chưa thành niên trong tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, là dấu ấn quan trọng, đồng thời là một trong những thành tựu của tiến trình cải cách tư pháp. Đây là bước đi cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển gia đình Việt Nam; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng.
Việc thành lập Tịa Gia đình và Người chưa thành niên chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền trẻ em, thông qua việc xây dựng một hệ thống tư pháp trẻ em toàn diện mà Tịa Gia đình và Người chưa thành niên là trung tâm, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đây cũng là phương thức để thực hiện nguyên tắc Hiến định về việc xét xử kín đối với người chưa thành niên (quy định tại Khoản 3 Điều 103 của Hiến pháp năm 2013).
Với tầm quan trọng và ý nghĩa nêu trên, việc thành lập Tịa Gia đình và Người chưa thành niên không chỉ là sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân, mà tạo dựng một thiết chế đặc thù, để chun mơn hóa cơng tác giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, thời hạn giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân, bảo vệ tốt hơn sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. [34]
Nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng gia đình đối với xây dựng xã hội, Chính phủ đang xây dựng chiến lược phát triển gia đình VN giai đoạn 2011 – 2020.
Theo Báo cáo Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án thực hiện cơng tác gia đình giai đoạn 2011 -
2015 cho thấy, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong cơng tác gia đình đã có sự chuyển biến, tích cực chỉ đạo xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản thực hiện Chiến lược phù hợp với tình hình địa phương; đưa mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược vào các tiêu chí, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhiều Bộ, ngành và các tỉnh, thành đã chỉ đạo bổ sung các tiêu chí xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vào hương ước, quy ước, đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hố,…
Bên cạnh đó, cơng tác gia đình ngày càng nhận được sự quan tâm và phối hợp của các ngành, đoàn thể, chủ động triển khai thực hiện các nội dung của cơng tác gia đình gắn với hoạt động của ngành; đẩy mạnh phối hợp hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng, bảo vệ hạnh phúc gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới…
Các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam được thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phịng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Cụ thể, 90% hộ
gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phịng, chống bạo lực gia đình; 90% nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình; hàng năm trung bình giảm từ 10-15% hộ gia đình có bạo lực gia đình, có người mắc tệ nạn xã hội,…
Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, ni con nhỏ. Ở mục tiêu này, có 80% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố; 85% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, khơng phân biệt con cháu là trai hay gái; 85% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ơng bà, chăm sóc cha mẹ, phụ nữ có thai, ni con nhỏ; 95% hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình,…
2.1.2.2. Hạn chế
- Pháp luật hôn nhân ở Việt Nam vẫn được xây dựng theo quan niệm truyền thống, theo đó, nam và nữ, vợ và chồng là hai chủ thể bắt buộc, không thể thiếu trong xác lập quan hệ hôn nhân, duy trì quan hệ hơn nhân và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, thực tiễn đã và đang phát sinh các quan hệ hôn nhân thực tế giữa những người đồng tính. Về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân này pháp luật không cấm tuy nhiên cũng không thừa nhận. Nhưng nếu xem xét ở góc độ pháp luật nhân quyền quốc tế thì mọi người đều bình đẳng với nhau mà không phân biệt
- Chế độ “Ly thân” hiện nay vẫn chưa được quy định trong Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, mặc dù tình trạng này đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội, trước khi ly hơn thì hầu hết các cặp vợ chồng sẽ sống ly thân một thời gian, tuy nhiên nhiều trường hợp sau khi ly thân vợ chồng lại trở về sống chung với nhau, trong thời gian ly thân vợ chồng có thể tạo ra tài sản riêng của mình. Như vây, theo nguyên tắc thì tất cả tài sản được tạo ra kể cả trong thời gian ly thân thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng, như vậy sẽ là không công bằng cho bên nào tạo ra tài sản.
Ở một khía cạnh khác, khi trong gia đình xảy ra tình trạng bạo lực thì quy định về chế độ ly thân sẽ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, họ là những đối tượng thuộc phái yếu cần được pháp luật chú trọng bảo vệ. Theo đó, khi bị chồng bạo lực, người vợ có thể lựa chọn giải pháp không chung sống với chồng mà không lo bị vi phạm nghĩa vụ chung sống với nhau theo quy định hiện hành của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014.
- Liên quan đến chế độ tài sản theo thỏa thuận, hiện nay Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc thỏa thuận chế độ tài sản chung của vợ chồng phải được lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, việc thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng chỉ được thực hiện trước khi kết hơn, có nghĩa là quy định này chỉ áp dụng đối với các cặp vợ chồng kết hôn từ kể từ sau ngày Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực (sau ngày 01/01/2015). Còn đối với các cặp vợ chồng đã kết hôn trước thời điểm này
và các cặp vợ chồng kết hôn sau thời điểm này nhưng chưa có thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng thì chỉ được áp dụng một chế độ tài sản vợ chồng duy nhất là chế độ tài sản luật định. Điều này, vơ hình chung đã hạn chế quyền tự thỏa thuận, định đoạt về chế độ tài sản của vợ chồng.
- Việc bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình cịn gặp những những khó khăn nhất định, trong đó phải kể đến là các phong tục, tập quán, tư tưởng truyền thống đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, lối tư duy của đại đa số người dân với tư tưởng: “trọng nam khinh nữ”, đề cao vị trí, vai trị, trách nhiệm “trụ cột” của người chồng trong quan hệ hơn nhân và gia đình
mà coi nhẹ vị trí, vai trị của người vợ,... Do đó, khơng ít quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình đã khơng phát huy được hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng vẫn được Nhà nước quan tâm, chú trọng và thực thi tuy nhiên hiệu quả chưa được cao. Nội dung tuyên truyền chưa xây dựng được theo hướng gắn kết các văn bản quy phạm pháp luật liên quan với những thông tin khoa học trên thế giới mà hầu hết mới chỉ tập trung trong phạm vi của từng văn bản quy phạm pháp luật đơn lẻ.
Trong những năm qua, thực tiễn xét xử các vụ việc trong lĩnh vực Hơn nhân và Gia đình đã gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, nhiều quy định cho thấy đã khơng cịn phù hợp với thực tế đời sống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự công bằng của mỗi bên vợ, chồng. Cụ thể:
* Liên quan đến vấn đề tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ đứng tên một người trong giấy chứng nhận quyền sử dụng:
Ông bà Đ.T.B. và P.Đ.N. (Hồi Nhơn, Bình Định) kết hơn năm 1995. Do những bất hòa trong cuộc sống nên năm 2007 họ ra tịa ly hơn nhưng thời điểm này họ không yêu cầu tòa chia tài sản chung. Năm 2011, sau khi đi lao động ở nước ngoài trở về bà B mới yêu cầu chia tài sản chung, trong đó có 2 lơ đất; tuy nhiên, ơng N cho rằng hai lô đất là do ông đứng tên hộ một người họ hàng.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, TAND huyện Hoài Nhơn chia mỗi người một lơ đất; sau đó, do có kháng cáo nên TAND tỉnh Bình Định đã mở phiên tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm vì vi phạm tố tụng
Tại phiên tịa sơ thẩm lần 2, TAND huyện Hoài Nhơn chỉ chấp nhận 1 trong 2 lô đất là tài sản chung vợ chồng, lơ cịn lại Tịa xác định ơng N. chỉ đứng tên hộ, vì thế bà B chỉ được chia 1 nửa lô đất này. Đương sự tiếp tục kháng cáo, ông N