liên quan đến nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng
- Cần cơng nhận và có sự quy định rõ ràng chế độ ly thân trong pháp luật hơn nhân gia đình, bởi lẽ tình trạng này đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội, trước khi ly hơn thì hầu hết các cặp vợ chồng sẽ sống ly thân một thời gian, tuy nhiên nhiều trường hợp sau khi ly thân vợ chồng lại trở về sống chung với nhau, trong thời gian ly thân vợ chồng có thể tạo ra tài sản riêng của mình. Như vây, theo nguyên tắc thì tất cả tài sản được tạo ra kể cả trong thời gian ly thân thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng, như vậy sẽ là không công bằng cho bên nào tạo ra tài sản.
Việc luật hóa chế độ “ly thân” sẽ là cơ sở pháp lý bởi vệ quyền lợi của mỗi bên vợ chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình cần quy định chế độ ly thân của vợ chồng với tư cách là một quyền mới của vợ chồng, theo đó vợ chồng có quyền thỏa thuận, quyết định việc có ly thân hay khơng. Đồng thời, pháp luật sẽ quy định cụ thể về thủ tục đăng lý, chấm dứt ly thân, thời gian ly thân, nghĩa vụ của cha mẹ với con khi ly thân,... từ đó là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình.
- Cần có quy định cụ thể về hình thức thỏa thuận của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung, nếu hình thức thỏa thuận bằng văn bản thì có cần cơng chứng
hay khơng? Bởi tính chất phức tạp của việc nhập tài sản chung cũng giống với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vậy tại sao Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định điều chỉnh việc chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân mà việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung lại khơng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục.
- Cần quy định thời hạn để tài sản riêng của vợ chồng sau một thời gian được đưa vào sử dụng, quản lý chung sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng, để đánh giá đúng thực trạng quan hệ tài sản của vợ chồng và đảm bảo quyền, lợi ích của các thành viên trong gia đình. Theo đúng tinh thần của Bộ Luật Dân sự năm 2015 tạiĐiều 236 quy định về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. - Liên quan đến chế độ tài sản do vợ chồng thỏa thuận, như đã trình bày ở trên, để những cặp vợ chồng kết hôn trước ngày 01/1/2015 và những cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn sau ngày 01/1/2015 nhưng chưa thỏa thuận chế độ tài sản được đảm bảo quyền tự thỏa thuận, định đoạt về chế độ tài sản của vợ chồng thì pháp luật cần quy định quyền thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng không phụ thuộc vào thời điểm trước kết hôn hay sau kết hôn.
- Điều 47, Điều 49 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng và vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản; hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa
thuận đó là bằng văn bản có cơng chứng và chứng thực nhưng lại khơng có quy định về việc hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản đã xác lập. Do đó, Luật Hơn nhân và Gia đình nên có quy định về vấn đề hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bởi nó hồn tồn có thể xảy ra trong thực tế, xuất phát từ ý chí, mong muốn của các mỗi bên vợ chồng sau khi đã có thỏa thuận về chế độ tài sản trước đó.