nhân và gia đình
- Nhìn chung các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cịn khá xa lạ và mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân, do đó việc áp dụng luật vào đời sống cịn khá khó khăn. Vì vậy, để các quy định của luật được thi hành trong đời sống, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tích cực phối hợp với nhau trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về quyền bình đẳng vợ chồng từ đó đưa luật gần gũi với cuộc sống, nhằm xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc bình đẳng trọn vẹn.
- Cần đảm báo sự thống nhất, tồn diện, khơng ngừng nâng cao năng lực,
kỹ thuật lập pháp. Khi bộ phận cấu thành nên pháp luật mà khơng có sự thống
nhất, đồng bộ, quy định của văn bản này mâu thuẫn với quy định của văn bản kia thì sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả thực hiện pháp luật. Vì vậy để pháp luật hơn nhân và gia đình được hồn thiện thì cơng tác lập pháp là yếu tố có vai trị rất quan trọng.
- Nguyên nhân khiến tình trạng xét xử các vụ việc về hơn nhân gia đình nói chung, liên quan đến vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng nói riêng cịn hạn chế thì có rất nhiều, tuy nhiên nguyên nhân chủ quan là do thiếu thẩm phán và trình độ của thẩm phán các cấp tịa án còn chưa cao. Ngành tòa án cần xây dựng chiến
lược phát triển, nâng cao trình độ cán bộ đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền khác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử. Cụ thể, tồ án các cấp cần tích cực tổ chức nhiều lớp đào tạo nhiệp vụ và triển khai kịp thời các văn bản pháp luật, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến bình đẳng giữa vợ và chồng. Có như thế mới góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ thẩm phán, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các đương sự.
Để giải quyết án hơn nhân và gia đình đạt hiệu quả cao, tránh được những sai sót và bảo đảm quyền lợi cho các đương sự, các thẩm phán, thư ký tòa án còn cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm ngay từ bước thu thập chứng cứ, tài liệu làm cơ sở giải quyết vụ án. Khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung, thẩm phán, thư ký tập trung xác định, thẩm định chính xác tài sản chung, riêng của vợ chồng; xác định vai trị, đóng góp của mỗi bên trong việc duy trì, phát triển tài sản chung.
Khi đưa ra quyết định về quyền nuôi con cho cha hay mẹ, Hội đồng xét xử căn cứ quy định của Luật Hơn nhân và gia đình, điều kiện vật chất, tinh thần để xem xét, phán quyết giao con chung cho bên nào nuôi. Các nội dung này được thể hiện rõ trong bản án, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em; phòng ngừa các hành vi bạo lực gia đình.
Cùng với đó, các cấp TAND cần quan tâm, chú trọng đến cơng tác kiện tồn tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; qn triệt, giáo dục cán bộ, thẩm phán thực hiện nghiêm quy chế văn hóa cơng sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức TAND; làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, trao đổi nghiệp vụ và rút kinh nghiệm công tác xét xử.
Ngành Tồ án tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ tập trung vào việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác của TAND cấp huyện; bổ sung cán bộ, thẩm phán cho các đơn vị cịn thiếu so với u cầu cơng tác; phát động các phong trào thi đua gắn với việc hồn thành tốt nhiệm vụ chun mơn...
- Cần chú trọng vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức của các cán bộ chuyên trách việc bảo đảm sự bình đẳng trong hơn nhân. Từ đó giúp họ có kiến thức, có nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của mình trong cơng việc mình đang làm về vấn đề bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.
- Kiện toàn từ trung ương đến địa phương hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ bà mẹ trẻ em,... bố trí phù hợp cán bộ chun trách, đảm bảo mơi trường làm việc cho cán
bộ. Đảm bảo mỗi cụm dân cư đều có cán bộ chuyên trách nhằm đưa công tác, giáo dục tuyên truyền vận động về bình đẳng giới đến từng hộ gia đình.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong quan hệ hơn nhân và gia đình nói riêng:
Việt nam là quốc gia tham gia nhiều vào các điều ước quốc tế về quyền con người, bình đẳng giới và đã nội luật hóa các quy định của điều ước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cịn tồn tại rất nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo cho quyền bình đẳng được thực thi.
Do đó, các hoạt động hợp tác quốc tế cần được chú trọng và đẩy mạnh nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm, vận động các nguồn lực hỗ trợ Việt Nam thực hiện tốt chiến lược bình đẳng giới.
- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động bình đằng giới nói chung:
Một trong những nguyên nhân khiến pháp luật về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hơn nhân gia đình nói riêng chính là kinh phí dành cho việc thực hiện hoạt động này cịn hạn chế. Để có nguồn kinh phí phục vụ cho cơng tác đảm bảo bình đẳng giới trong xã hội thì Nhà nước ta cần: + Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, trong đó có kinh phí riêng phục vụ cho cơng tác đảm bảo bình đẳng giới trong xã hội; đảm bảo đáp ứng kịp thời kinh phí, cơng cụ, tài liệu, cơ sở vật chất,… phục vụ cho các hoạt động này;
+ Vận động nguồn lực phục vụ cho các hoạt động đảm bảo bình đằng giới trong xã hội bằng việc phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…