Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 57 - 65)

Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến HĐCV bằng thủ tục Trọng tài, có thể rút ra một số nhận xét khái quát sau đây:

(i) Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng, bí mật, được thế giới ưa chuộng dù đã xuất hiện ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn chưa “hấp dẫn” được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Trên thế giới, chẳng hạn nhƣ ở Mỹ việc xét xử ở Tòa sẽ mất thời gian và rất tốn kém. Vì vậy, phƣơng thức Trọng tài ngày càng đƣợc lựa chọn nhiều hơn trƣớc. Đáng nói là không chỉ trong các hợp đồng về thƣơng mại mà ngay cả các hợp đồng tiêu dùng, ngày càng có nhiều cá nhân đƣa điều khoản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vào trong hợp đồng [52]. Tại các nƣớc có hệ thống Trọng tài phát triển, tuy Tòa án và Trọng tài là hai phƣơng thức giải quyết tranh chấp độc lập, song vẫn có mối quan hệ hỗ trợ nhau khá chặt chẽ, hiệu quả. Pháp luật nhiều nƣớc quy định, Tòa án phải từ chối thụ lý tranh chấp, nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, pháp luật của Vƣơng quốc Anh, Hồng Kông, Ấn Độ, Ả-rập Sê-út lại quy định, kể cả trƣờng hợp không có thỏa thuận Trọng tài, các bên tranh chấp vẫn phải đƣa vụ việc ra giải quyết ở trọng Tài trƣớc [53]. Nếu không, phải có lý do giải thích thỏa đáng, Tòa án mới chấp nhận thụ lý vụ tranh chấp. Phạm vi thẩm quyền Trọng

tài ở nhiều quốc gia cũng đƣợc quy định khá cụ thể. Ở Trung Quốc, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp, trừ tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ, thừa kế, hoặc các tranh chấp hành chính. Ở Nhật Bản, luật quy định các tranh chấp dân sự (trừ tranh chấp về hôn nhân, gia đình) thuộc phạm vi thẩm quyền của trọng tài [52].

Ở Việt Nam, Trọng tài thƣơng mại vẫn chƣa phải là lựa chọn hàng đầu của các bên khi xảy ra tranh chấp. Khi NHTM và khách hàng xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thƣơng mại nói chung thì có khoảng <20% các bên sẽ lựa chọn phƣơng thức này để giải quyết tranh chấp, trong đó chỉ có khoảng 1% là giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM. Hiện nay, ở nƣớc ta có 07 Trung tâm trọng tài đƣợc cấp phép hoạt động với tổng số Trọng tài viên là 288 ngƣời, đã đánh dấu khả năng hội nhập kinh tế của Việt Nam trong tiến tình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Trong đó, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có số Trọng tài viên nhiều nhất với 149 ngƣời và Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Tài chính (FCCA) có số Trọng tài viên ít nhất là 6 ngƣời.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy, hiện nay, số vụ tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM đƣợc đƣa ra giải quyết ở các Trung tâm trọng tài còn khá khiêm tốn nhƣ đã nêu ở trên , chỉ khoảng 1% trong tổng số các vụ tranh chấp kinh tế , thƣơng ma ̣i. Thậm chí, có Trung tâm trọng tài từ khi thành lập đến nay vẫn chƣa giải quyết bất kỳ một vụ tranh chấp nào liên quan đến HĐCV của NHTM, nhƣ Trung tâm trọng tài thƣơng mại Cần Thơ, đƣợc thành lập từ ngày 20/01/1999 nhƣng cho đến nay mới chỉ giải quyết đƣợc 9 vụ việc liên quan đến tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại và chƣa có vụ nào liên quan đến tranh chấp ngân hàng.

Từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy, hoạt động Trọng tài vẫn còn khiêm tốn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giảm tải cho Tòa án, chƣa ngang tầm với tình

hình phát triển đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi thực tiễn xét xử tại ngành Tòa án cho thấy, khoảng gần 99% các vụ kiện ra Tòa án là các tranh chấp kinh tế, thƣơng mại (trong đó có tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM). Mặc dù các tranh chấp này hoàn toàn có thể giải quyết đƣợc bằng Trọng tài thƣơng mại nếu các bên đã lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, bởi những ƣu việt trong tố tụng Trọng tài, tuy nhiên, hiểu biết về vai trò, ý nghĩa cũng nhƣ phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thƣơng mại của các NHTM, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Số liệu do Bộ Tƣ pháp đƣa ra tại Hội thảo công bố Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 (sáng 20/7/2013) đã phần nào phản ánh đƣợc thực trạng này. Theo đó, chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý cao nhất (khoảng 20 vụ/năm). Trong khi đó, số vụ tranh chấp tại Tòa án ngày càng quá tải, năm sau luôn tăng gấp đôi năm trƣớc.

Theo thống kê, năm 2007, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế nói chung, Tòa án kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại trong đó có 10.00 vụ án kinh tế. Nhƣ vậy, tính trung bình mỗi thẩm phán ở Tòa án kinh tế Hà Nội phải xử 30 vụ/năm và mỗi thẩm phán ở Tòa án kinh tế thành phố Hồ Chí Min xét xử 50 vụ/năm, trong khi đó mỗi trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ/năm [51].

Có thể lấy ví dụ điển hình về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC): Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tuy đã thành lập và hoạt động đƣợc 20 năm nhƣng vấn chƣa đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn là phƣơng thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh từ HĐCV, dƣờng nhƣ khái niệm Trọng tài thƣơng mại vẫn còn khá xa lạ trong nhận thức của các doanh nghiệp, cá nhân

Việt Nam. Sau 20 năm thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã giải quyết gần 1000 vụ tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại nhƣng trong đó chỉ có 3% tƣơng đƣơng là 30 vụ tranh chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Với 149 Trọng tài viên là ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài, VIAC đã trở thành một đối thủ cạnh tranh của các Trung tâm trọng tài nƣớc ngoài nhƣ SIAC (Singapore), ICC (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp quốc tế), HKIAC (Trung tâm Trọng tài thƣơng mại quốc tế Hồng Kông), AAA (Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ). Số lƣợng các vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết tại VIAC mặc dù có tăng lên qua các năm và có độ phức tạp cao, giá trị các vụ kiện cũng có xu hƣớng gia tăng, nhƣng con số tăng không đáng kể so với các Trung tâm trọng tài khác của nƣớc ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng là dấu hiệu đáng mừng, thể hiện sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cũng nhƣ tin tƣởng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại VIAC.

Vậy, đâu là nguyên nhân mà phƣơng thức giải quyết tranh chấp này chƣa đƣợc ƣa chuộng tại Việt Nam và những con số nêu trên liệu có phản ánh sự chênh lệch trong chất lƣợng phán xét của hệ thống Tòa kinh tế so với Trọng tài thƣơng mại không?

Có nhiều ý kiến khác nhau giải thích về vấn đề này, nhƣng hoàn toàn không liên quan đến đánh giá về chất lƣợng phán xét. Theo khảo sát của Bộ Tƣ pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp có ý kiến nhƣ sau [51]:

- Có doanh nghiệp cho rằng: Tòa án gắn với Nhà nƣớc, đại diện cho quyền lực Nhà nƣớc, còn Trọng tài thƣơng mại là tổ chức ngoài Nhà nƣớc. Yếu tố gắn với Nhà nƣớc là gắn với quyền lực vƣợt trội mà đã quyền lực hơn thì có thể tốt hơn.

điều đó cũng là bất lợi mà khách hàng không đến với các Trung tâm trọng tài. - Một số doanh nghiệp lại cho rằng: Trọng tài thƣơng mại quyết định một lần là xong. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, trong khi Tòa án có nhiều cấp xét xử nhƣ sơ thẩm, rồi phúc thẩm, có khi cả giám đốc thẩm, tái thẩm, điều này tạo cảm giác an toàn hơn cho các doanh nghiệp.

- Một số ý kiến khác cho rằng: Phán quyết của Trọng tài thƣơng mại có thể bị hủy bởi Tòa án do vậy cũng là nguyên nhân mà một số doanh nghiệp không lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp này.

- Các Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên thì cho rằng: có rất nhiều lý do dẫn đến việc trọng tài ít đƣợc “nhớ” đến trong các vụ tranh chấp thƣơng mại nói chung và tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM. Trong đó có 3 lý do đƣợc nói đến nhiều nhất đó là hiệu lực thi hành của quyết định trọng tài thấp (61,4%), nhiều ngƣời chƣa tin tƣởng phƣơng thức này (68,6%), và có rất nhiều ngƣời chƣa biết đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua trọng tài (74,3%).

(ii) Phần lớn các Trung tâm trọng tài chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ Tòa án mặc dù theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa án và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động trọng tài thương mại.

Có thể thấy rằng, Trọng tài muốn hoạt động đƣợc suôn sẻ thì một điều rất quan trọng là phải có sự hỗ trợ của phía các cơ quan Nhà nƣớc, đặc biệt là của Tòa án và sau đó là sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành án. Hiện nay, pháp luật quy định các bên có thể khiếu nại ra Tòa án để hủy quyết định của trọng tài. Đây chính là vấn đề bất lợi lớn đặt ra gần đây. Điểm hạn chế này, có thể sẽ đƣợc giải quyết trong thời gian tới, khi hoạt động trọng tài thƣơng mại đƣợc hậu thuẫn bởi một loạt các cơ chế chính sách mới đi kèm với cam kết mạnh mẽ từ phía cơ quan chức năng. Xét đến cùng, Trọng tài hay Tòa án chỉ là hai phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác nhau, tùy trƣờng hợp mà doanh

nghiệp lựa chọn phƣơng thức nào cho phù hợp. Tuy nhiên, để Trọng tài thƣơng mại Việt Nam thực sự phát huy đƣợc sức mạnh của mình, trở thành một ngành dịch vụ xét xử bên cạnh Tòa án, giảm tải cho hoạt động Tòa án, góp phần làm minh bạch môi trƣờng pháp lý thì cần có sự hậu thuẫn tích cực hơn nữa từ Tòa án và các cơ quan chức năng khác.

(iii) Trên thực tế, các phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy ngày càng gia tăng vì có sự vi phạm quy định của pháp luật.

Trọng tài thƣơng mại là phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại nói chung và ngày càng đƣợc doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn. Cùng với đó, Nhà nƣớc cũng có nhiều chính sách để khuyến khích sự phát triển của Trọng tài thƣơng mại, đặc biệt pháp luật về Trọng tài thƣơng mại cũng dần đƣợc hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tế tình trạng các phán quyết của Trọng tài bị huỷ, không đƣợc công nhận và thi hành còn khá nhiều, điều này khiến không ít doanh nghiệp lo ngại khi lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thƣơng mại.

Hiện nay, Việt Nam cũng ký kết và tham gia một loạt điều ƣớc quốc tế khác nhau có quy định về trọng tài, nhƣ Công ƣớc New York 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài, trở thành thành viên của Tòa án trọng tài thƣờng trực (PCA)... Tuy nhiên, theo nhiều thống kê đã nêu, số vụ việc mà các Trung tâm trọng tài giải quyết vẫn còn khiêm tốn, chƣa ngang tầm với tình hình phát triển đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đặc biệt, đáng lƣu ý là thời gian qua, việc Tòa án tuyên hủy nhiều phán quyết của Trọng tài đã làm giảm sút uy tín, hiệu quả của hoạt động trọng tài, các doanh nghiệp, NHTM ít quan tâm đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp này.

Nguyên nhân tình trạng phán quyết trọng tài bị hủy nhiều là do thời gian giải quyết. Có tới gần 100% các vụ án ở Trọng tài là không đáp ứng đƣợc yêu cầu về thời gian. Đối với việc gửi thông báo, quyết định của Tòa án thì gần

100% Trọng tài không nhận đƣợc hủy phán quyết của Tòa án; việc áp dụng pháp luật có sự khác nhau về cùng một vấn đề giữa Hội đồng xét đơn trong cùng một Tòa án và giữa các Tòa án; phạm vi hủy còn nặng yếu tố hình thức trong khi các vấn đề mang tính bản chất thì chƣa đƣợc thể hiện rõ, nên hủy một phần hay toàn phần… Đáng lƣu ý hơn, nhiều vụ tuyên hủy phán quyết trọng tài của Tòa án lại vi phạm nghiêm trọng Luật Trọng tài thƣơng mại, rất nhiều vụ việc Tòa án đi sâu vào nội dung của các Phán quyết trọng tài. Mặc dù, Luật trọng tài thƣơng mại chỉ cho phép Tòa án tuyên hủy phán quyết trọng tài vì vi phạm về mặt thủ tục tố tụng. Tòa án không đƣợc can thiệp về phần nội dung tổ tụng trọng tài [18, Điều 71].

Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho thấy, trong giai đoạn 2003 -2013 tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy là 12%, số phán quyết trọng tài bị hủy là 34%. Đáng lƣu ý là trong giai đoạn chƣa có Luật Trọng tài thƣơng mại, số phán quyết bị hủy chỉ có 25%, nhƣng khi có Luật con số này lên tới 36%. Tính từ khi thành lập năm 1993 đến nay, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã xử lý khoảng gần 1000 vụ việc, trong đó đã có 9 phán quyết bị hủy.

Việc Tòa án tuyên hủy phán quyết trọng tài còn bất thƣờng ở chỗ lý do hủy khá “tùy tiện”. Tìm hiểu việc hủy phán quyết trọng tài của 4 vụ mới nhất (từ 2011 tới nay) cho thấy có những phán quyết trọng tài bị hủy chỉ vì Hội đồng trọng tài dùng ngôn từ mang tính chất…thân thiện, theo đó, Hội đồng trọng tài gửi thông báo mời các bên đến dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Mặc dù thông báo này nêu rõ thời gian và địa điểm tổ chức phiên họp, đƣợc gửi hợp lệ đến các bên tranh chấp nhƣng Toà lại tuyên hủy phán quyết trọng tài với lý do thông báo của Hội đồng Trọng tài không ghi chữ “triệu tập”, chỉ ghi là “mời” nên các bên có thể đến hoặc không đến.

Thủ tục để Tòa án xem xét giải quyết theo trình tự tuyên hủy phán quyết trọng tài cũng đang vi phạm ở mức báo động. Theo thống kê của VIAC, 100% các vụ tòa án thực hiện thủ tục hủy phán quyết trọng tài đều vi phạm về mặt thời gian. Phần lớn các vụ giải quyết thủ tục hủy phán quyết trọng tài đều phải có thời gian trên 1 năm. Thời gian nhƣ vậy là gấp 4 đến 5 lần quy định của pháp luật. Ngoài ra, gần nhƣ 100% các Trung tâm trọng tài đều không nhận đƣợc quyết định của Tòa án về việc tuyên hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Điều này cũng vi phạm nghiêm trọng quy định về tố tụng dân sự cũng nhƣ pháp luật trọng tài.

Ví dụ:

Phán quyết số 47/50 của Trung tâm trọng tài VIAC liên quan đến tranh chấp của ngân hàng A và người bảo lãnh B, trong đó Ngân hàng A, nguyên đơn, cho một công ty vay tiền để xây dựng nhà máy. Việc cho vay này được thực hiện trên cơ sở bảo lãnh của B (bị đơn). Hợp đồng vay qui định luật áp dụng là luật Pháp. Sau đó ngân hàng A ký một hợp đồng bảo hiểm tín dụng với C (Công ty bảo hiểm ngoại thương Pháp) theo đó C cam kết sẽ thanh toán cho A tiền bảo hiểm là x% trị giá khoản vay khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm (tức là khi khoản vay không được trả đúng hạn và người bảo lãnh B từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình). Trên thực tế, B đã từ chối thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)